Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank

(ĐTCK) Bắt đầu từ ngày 27/2, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày, nhưng trong phiên xử chiều ngày 8/3, HĐXX đã trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để làm rõ một số nội dung. Như vậy, phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Oceanbank tạm thời dừng sau 10 ngày xét xử.

Nội dung tường thuật

16:41 08/03
Tòa trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Nguyễn Xuân Sơn

Chiều 8/3, phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư. Tuy nhiên, ngay đầu giờ chiều, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cho rằng, có rất nhiều vấn đề không thể làm rõ tại tòa. Cơ quan công tố đề nghị trả hồ sơ vụ án cho cơ quan Cánh sát điều tra Bộ Công an làm rõ nội dung vụ án để đánh giá chính xác hành vi phạm tội của các bị cáo.

Sau ít phút tạm dừng phiên tòa để hội ý, chủ tọa Trần Nam Hà đọc quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ 6 nội dung. >> Chi tiết

08:58 08/03
Liên quan đến vụ đại án tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank), cơ quan điều tra đã  tiến hành kê biên, phong tỏa tài khoản của các bị cáo nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng. >> Chi tiết
08:57 08/03
Ngày 7/3, các luật sư tham gia tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và các bên liên quan. Một nội dung được các luật sư hỏi nhiều người, hỏi nhiều lần đó liên quan đến khoản chi hơn 1.500 tỷ đồng cho các khách hàng để làm rõ khái niệm chi lãi ngoài, chăm sóc khách hàng.
09:32 07/03

Oceanbank đề nghị CBBank có trách nhiệm liên đới thanh toán hợp đồng đã ký

Đại diện Oceanbank cho biết, Oceanbank còn biên bản cam kết 3 bên năm 2012 về thực hiện giữa Oceanbank, Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng CBBank) và Công ty Trung Dung.

Nội dung là Ngân hàng Xây dựng chỉ giải tỏa số tiền 500 tỷ đồng khi nào có thông báo của Oceanbank, Ngân hàng Xây dựng chưa thực hiện đúng nội dung này.

Đề nghị Ngân hàng Xây dựng có trách nhiệm liên đới để thanh toán hợp đồng các bên đã ký kết.

Cũng trong phiên xử ngày 6/3, cũng diễn ra phần hỏi và trả lời giữa luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm và đại diện Ngân hàng Xây dựng xung quanh biên bản cam kết 3 bên này. >> Chi tiết
12:27 06/03

Đại diện PVEP, PVPower phủ nhận việc nhận lãi ngoài từ Oceanbank

Nguyên lãnh đạo Oceanbank và đại diện PVEP, PVPower đối chất về 13 tỷ đồng tiền lãi ngoài

Bị cáo Nguyễn Trà My khai tại tòa (Ảnh chụp qua màn hình)

Trong phiên xét xử sáng nay, ông Nguyễn Tuấn Hùng, Trưởng Ban tài chính Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và bà Tạ Thị Minh Nguyệt, Kế toán trưởng Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVPower) được triệu tập đến tòa theo đề nghị của luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Trà My, nguyên Phó giám đốc Oceanbank Chi nhánh Thăng Long (từ 2010 - 10/2016) để đối chất về lời khai bị cáo này đưa hơn 13 tỷ đồng lãi ngoài cho các ông, bà này.

My khai chi lãi ngoài số tiền 14,9 tỷ đồng, trong đó PVEP là 11 tỷ đồng; PVPower là 2,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Hùng, Trưởng Ban tài chính PVEP cho biết, rất ngạc nhiên trước lời khai của bị cáo My.

“Chúng tôi chủ trương không nhận khoản tiền lãi ngoài nào của Oceanbank hoặc các tổ chức tín dụng khác. PVEP có hoạt động gửi tiền tại Oceanbank, gửi nhiều lần, nhiều hợp đồng khác nhau. Có những hợp đồng đến 200 tỷ đồng, hợp đồng vừa khoảng 5 tỷ đồng. Tôi khẳng định, từ tháng 9/2011-2014, tôi không nhận bất cứ khoản nào của Oceanbank”.

Đối chất lời trình bày trên, bị cáo My khai, trực tiếp gặp anh Hùng 4 lần, đưa tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng. “Những lần gặp đưa tiền rất nhanh, chỉ 30 giây, thời điểm đó bị cáo mang thai, anh Hùng có thể không ấn tượng với bị cáo”.

Tương tự, bà Tạ Thị Minh Nguyệt, Kế toán trưởng PVPower cho biết, từ năm 2009-2014, PVPower có hợp đồng tiền vay và gửi tiền tại Oceanbank. “Tôi thực sự không biết vì sao chị Phương có lời khai như thế, vì tôi chưa lần nào nhận tiền từ chị Trà My.

Trước lời khai trên, bị cáo My nói: “Chị Nguyệt nói không gặp bị cáo, không nhận tiền, bị cáo nghĩ là quan điểm của chị, bị cáo giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra”.

Trước đó, bị cáo My khai nhận, trong những lần chuyển bị cáo đều nói với các đại diện trên rằng, chị Phương bận không đi được, chuyển tiền mặt và không yêu cầu ký nhận.

Đọc tin chi tiết
11:08 06/03
Oceanbank đề nghị bồi thường gần 1.500 tỷ đồng
Oceanbank đề nghị bồi thường gần 1.500 tỷ đồng

Đại diện ủy quyền của Oceanbank trình bày trước tòa.

Ngày 6/3, phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi. Oceanbank đã cử đại diện ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa là luật sư Nguyễn Thị Kim Ngọc.

Tại tòa, bà Ngọc trình bày, về hợp đồng tín dụng với Công ty Trung Dung, Oceanbank đề nghị buộc Công ty Trung Dung phải có nghĩa vụ thanh toán tiền gốc 343 tỷ đồng, lãi 201 tỷ đồng. Tiếp tục kê biên tài sản cầm cố của bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Công ty Trung Dung.

Trong nội dung cầm cố, 2 bên cam kết, quyền lợi phát sinh hoặc liên quan đến tài sản trên không bị liên quan đến hoa lợi, lợi tức. Công ty Trung Dung cam kết có lô đất cho bên thứ ba thuê, chuyển cho Oceanbank thanh toán theo hợp đồng đã ký. Nội dung này không nằm trong cáo trạng. Oceanbank đề nghị HĐXX xem xét, buộc Công ty Trung Dung và bên thứ 3 có nghĩa vụ thực hiện, trả khoản nợ cho Oceanbank.

Về nhóm tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, Oceanbank đề nghị xem xét buộc các bên có trách nhiệm bồi thường với thiệt hại tương ứng bản giám định là hơn 2,6 tỷ đồng.

Về nhóm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước, Oceanbank cho biết, trước khi vụ án bị khởi tố, Oceanbank được hoàn ứng 146 tỷ đồng. Oceanbank đã tính trừ thiệt hại, xác định số còn lại buộc các đơn vị, cá nhân bồi thường là 1.429 tỷ đồng.

Đọc chi tiết
11:04 06/03
Kê biên 5 triệu cổ phần của Tập đoàn SSG
Thông tin từ phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm cho thấy hơn 5 triệu cổ phần của Tập đoàn SSG đang bị cơ quan điều tra kê biên.
Đây là số cổ phần thuộc sở hữu của bà Hứa Thị Phấn, người từng là thành viên HĐQT Tập đoàn SSG và một số thành viên gia đình khác. Bà Phấn và các con cháu đã đưa số cổ phần này vào cầm cố tại Oceanbank để đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung (của Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng).
Khoản vay này có liên quan đến giao dịch chuyển nhượng mua bán cổ phần Ngân hàng Đại Tín giữa bà Hứa Thị Phấn, Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank và Phạm Công Danh.
Do những vi phạm quy định cho vay dẫn đến khoản vay 500 tỷ đồng không thể thu hồi và cơ quan điều tra đã ra lệnh kê biên hơn 5,8 triệu cổ phần để khắc phục thiệt hại. Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng kê biên 2 căn biệt thự tại dự án Khu dân cư phức hợp đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM (Sài Gòn Pearl). Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH MTV Vietnam Land, một đơn vị thành viên của SSG.
Được biết, vào cuối năm ngoái, ngay sau khi phiên tòa xét xử Phạm Công Danh kết thúc, Tập đoàn SSG đã triệu tập ĐHCĐ. Kết quả cuộc họp có sự thay đổi đáng chú ý, bà Hứa Thị Phấn đã rút lui khỏi vị trí thành viên HĐQT của công ty này. HĐQT công ty nhiệm kỳ 2016-2020 gồm các thành viên là các bà Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Thị Tường Giang, Hứa Thị Bích Hạnh và các ông Võ Thế Minh, Đinh Ngọc Ninh.
Bà Hứa Thị Phấn đã tham gia HĐQT SSG từ năm 2012. SSG Group hiện là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TP.HCM như Saigon Pearl, Pearl Plaza, Saigon Airport Plaza, Mỹ Đình Pearl... Các dự án bất động sản của SSG đều có mức giá cao.
09:19 06/03

1.500 tỷ đồng đi về đâu?

Phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và 47 bị cáo xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) đang xoay quanh hành vi chi lãi ngoài nhằm huy động vốn hợp đồng tiền gửi với số tiền lên đến 1.500 tỷ đồng.

Nguyên chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm thừa nhận đã đề ra chủ trương, chỉ đạo chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi trên toàn hệ thống từ năm 2009. Tiếp nhận chủ trương trên, Nguyễn Minh Thu - nguyên Tổng giám đốc, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương - Phó tổng giám đốc đã chỉ đạo lãnh đạo các khối/ban nghiệp vụ hội sở và giám đốc các chi nhánh/phòng giao dịch thực hiện.

Lời khai của các bị cáo tại tòa thể hiện, với việc chi lãi ngoài, OceanBank không yêu cầu khách hàng phải ký nhận.
Một số khách hàng đã trả lại số tiền lãi ngoài, còn đa số còn lại đều khẳng định không nhận bất cứ khoản tiền nào ngoài tiền lãi ghi trên hợp đồng.

Số tiền 1.500 tỷ đồng được coi là khoản thiệt hại OceanBank đang phải gánh chịu, nhưng việc thu hồi số tiền này gặp rất nhiều khó khăn khi những doanh nghiệp lớn mà các bị cáo khai nhận thì nay đã “chối bỏ”.

14:02 03/03

"Các khách hàng nhận lại ngoài tránh mặt, từ chối trả lại"

Sáng 3/3, phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm bước sang ngày thứ 4, tập trung làm rõ hành vi của các giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch.

Trong vụ án này có 34 bị cáo nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch các tỉnh thành tiếp nhận chủ trương, thực hiện chi lãi ngoài từ hội sở.

Bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên, Giám đốc Oceanbank Chi nhánh Vũng Tàu khai nhận, chi nhánh chi lãi ngoài cho 90 khách hàng có tổ chức, hàng nghìn cá nhân gửi tiết kiệm.

Trực tiếp bị cáo Liên chi cho Ban quản lý Đóng mới giàn khoan, PVOil Vũng Tàu và một số khách hàng khác. Tất cả khách hàng không chịu ký chứng từ nhận tiền.
“Khi khởi tố vụ án, tôi rất lo lắng, gọi cho khách hàng thu hồi số tiền nhưng một số khách hàng từ chối, tránh mặt, một số người không nói, chỉ viết ra giấy. Đến thời điểm đó, chỉ có Ban Quản lý dự án đóng mới giàn khoan (đã giải thể) nộp 100 triệu đồng, nhưng họ cũng chuyển vào tài khoản bị cáo, không xác nhận”, bị cáo Liên khai.
Còn bị cáo Trần Thị Thu Hương, Giám đốc chi nhánh Hải Dương khai, tổng số tiền chi nhánh chi cho khách hàng là hơn 29 tỷ đồng. Bản thân bị cáo Hương chi trả số tiền 8 tỷ đồng, trong đó Nhiệt điện Phả Lại là khách hàng lớn nhất, nhận lãi ngoài hơn 6 tỷ đồng và chưa trả lại.  Hơn 2 tỷ đồng chi cho các tổ chức kinh tế trong đó có cả tiền mặt và quà.
17:11 02/03

Vụ án Oceanbank: Đại diện PVN trả lời gì tại tòa?

Vụ án Oceanbank: Đại diện PVN trả lời gì tại tòa?

Đại diện ủy quyền PVN trả lời câu hỏi của HĐXX.

Trả lời tại tòa phiên xử chiều 2/3, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện ủy quyền Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, giai đoạn 2009-2013, năm nào Tập đoàn cũng được chia lãi. Lãi được hiểu là cổ tức, chưa có năm nào báo cáo lỗ.

Trả lời câu hỏi của HĐXX lý giải thế nào khi bất ngờ trong quý I/2014, báo cáo thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho thấy, Oceanbank âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần. Toàn bộ số tiền PVN đầu tư trở thành 0 đồng?

Ông Dũng cho biết, việc Oceanbank bị mua lại 0 đồng dẫn đến việc hiểu rằng PVN mất 800 tỷ đồng vốn góp.

"Chúng tôi nhận được kết luận cơ quan điều tra, cáo trạng, cơ quan điều tra tách ra giai đoạn 2. Chúng tôi ý thức được rằng công tác giám sát, cử những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực nhưng nếu giả định họ đã thực hiện việc này mà chưa đúng vai trò thì theo quy chế, quy định pháp luật.

Từ khi góp vốn và bị Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng không có đánh giá, kết luận nào từ phía cơ quan chức năng về hiệu quả đầu tư dẫn đến mất vốn", ông Dũng nói.

14:36 02/03
Hà Văn Thắm nhận tội về mình
“Các khoản tiền rút cho anh Sơn, bị cáo nói với chị Thủy là khoản tạm ứng. Chị Thủy thực hiện không biết việc gì, sau đó chị có nghe ai đó nói thì biết là khoản chi chăm sóc khách hàng. Chị Thủy muốn bị cáo nộp chứng từ. Bị cáo có hứa với chị sẽ làm như vậy, bị cáo còn hứa sẽ bỏ tiền cho những người tạm ứng chưa hoàn ứng. Có những lần chị Thủy khá căng, bị cáo giải thích nếu không thực hiện ngân hàng sẽ sập.
Bị cáo nghĩ rằng, hành vi của chị Thủy là do chị không biết, do bị cáo gần như lừa chị Thủy. Tội lỗi là của bị cáo. Chị Thủy là cấp dưới quyền không có lỗi, họ làm vì hoàn cảnh như vậy. Bị cáo nghĩ chị không khai ra do nể bị cáo”.
Đó là những lời khai của bị cáo Hà Văn Thắm tại phần xét hỏi trong phiên xử sáng 2/3.
10:40 02/03

Nguyễn Minh Thu khai chi 12,9 tỷ đồng tiền chênh lệch tỷ giá cho Nguyễn Xuân Sơn

Ngày 2/3, phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm bước sang ngày làm việc thứ 3. HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi thu phí của BSC và chi lãi ngoài.

Liên quan tới việc thu thêm tiền chênh lệch ngoài tỷ giá thông qua Công ty BSC, bị cáo Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank) khai, giữa năm 2009, Thu tiếp nhận chỉ đạo của Nguyễn Xuân Sơn thực hiện trên toàn hệ thống Oceanbank.

Thu giao cho Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Khối nguồn vốn làm đầu mối phối hợp với các chi nhánh, ký 200 hợp đồng dịch vụ, thu phí 12,9 tỷ đồng. Số tiền này được chi cho Nguyễn Xuân Sơn.

Bị cáo Thu khai nhận có trao đổi với Nguyễn Xuân Sơn liên quan đến hoạt động huy động vốn của khách hàng, chủ yếu là PVN.

"Cuối năm 2010, tại phòng làm việc của Sơn ở địa chỉ 18 Láng Hạ, anh Sơn trao đổi với bị cáo quản lý 3 khách hàng lớn gồm PVOil, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP). Khối khách hàng phía Bắc giao cho Nguyễn Thị Minh Phương. Trước khi nhận vị trí này, bị cáo không làm việc, không quan hệ với khách hàng dầu khí. Anh Sơn trao đổi là sẽ giúp đỡ bị cáo trong việc giới thiệu khách hàng.

Riêng đối với khách hàng PVN, anh Sơn nói trực tiếp do Hà Văn Thắm và Sơn làm việc với nhau", bị cáo Thu khai.

10:28 02/03

- Ngày 28/2-1/3, HĐXX tập trung làm rõ hành vi cho vay trái quy định đối với khoản 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung và thu phí ngoài hợp đồng khách hàng vay vốn thông qua Công ty BSC.

- Bị cáo Hà Văn Thắm thừa nhận, trong việc thẩm định, cho vay có sai sót về tài sản bảo đảm. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ vì bị cáo nhận được rủi ro và có biện pháp bổ sung. Yêu cầu Công ty Trung Dung, Ngân hàng Đại Tín, Oceanbank ký thỏa thuận 3 bên, theo đó 500 tỷ đồng sẽ được chuyển vào một tài khoản tại Ngân hàng Đại Tín, Đại Tín sẽ phong tỏa tài khoản này cho đến khi các hồ sơ, tài liệu bản gốc được cung cấp và khi Oceanbank đồng ý giải tỏa.

- Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm nhiều lần tố nhau về khoản tiền 500 tỷ đồng. Bị cáo Thắm nói bị lừa đảo, ông Danh cho rằng số tiền ông cho bị cáo Thắm mượn.

- Đại diện của bà Hứa Thị Phấn, nhóm đưa tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay của Công ty Trung Dung nói rằng, bà Phấn bị Thắm ép buộc. Việc chuyển giao toàn bộ cổ phần nhanh gọn vì bị cáo Thắm có lời lẽ đe dọa. Thủ tục rất khó nói là dân sự hay cưỡng đoạt.

- Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn thắc mắc về 2 tội danh bị truy tố là  tội Cố ý làm trái quy định và Lợi dụng chức vụ. Nguyên Tổng giám đốc Oceanbank phủ nhận việc bàn bạc, thỏa thuận với Hà Văn Thắm về việc chi lãi ngoài, gây thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng.

- Hôm nay (2/3), tòa tập trung xét hỏi làm rõ hành vi chi lãi ngoài hợp đồng gửi tiền.

16:21 01/03
Nguyễn Xuân Sơn khai chỉ nhận 4,5 tỷ đồng từ Hà Văn Thắm
Nguyễn Xuân Sơn khai chỉ nhận 4,5 tỷ đồng từ Hà Văn Thắm

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.

Chiều nay (1/3), HĐXX tập trung làm rõ hành vi Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ đối với bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch HĐQT), Nguyễn Văn Hoàn (nguyên phó Tổng giám đốc), Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng giám đốc), Nguyễn Minh Thu (nguyên phó Tổng giám đốc, phụ trách khối nguồn vốn), Phạm Hoàng Giang (nguyên Tổng giám đốc CTCP BSC).

Bị cáo Hà Văn Thắm thừa nhận bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Xuân Sơn chi ngoài lãi suất để “chăm sóc khách hàng” nhằm huy động vốn từ PVN. Lý do, thời điểm đó, NHNN áp trần lãi suất huy động, việc huy động gặp khó khăn.

Nguồn tiền này, Thắm sử dụng Công ty BSC (công ty sân sau) thu phí dịch vụ với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Trước tòa, bị cáo Sơn cho biết đã có kiến nghị gửi tòa.  

“Bị cáo không hiểu tại sao Viện kiểm sát nhân dân truy tố 2 tội danh này (Cố ý làm trái quy định và Lợi dụng chức vụ - pv)”, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn thắc mắc.

Nguyên Tổng giám đốc Oceanbank phủ nhận việc bàn bạc, thỏa thuận với Hà Văn Thắm về việc ra chủ trương, chỉ đạo chi lãi ngoài, gây thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng.

“Khi bàn bạc với Thắm chiến lược phát triển ngân hàng, Thắm nói phải chi, bị cáo nói tạo thành nếp không thực hiện được. Bị cáo khẳng định với Thắm không thực hiện chi lãi ngoài”, bị cáo Sơn trình bày.

"Bị cáo buộc nhận số tiền hơn 69 tỷ đồng từ việc thu phí của Công ty BSC", nhưng bị cáo Sơn khai nhận: "chỉ cầm 2,6 tỷ đồng và khoản 1,9 tỷ đồng. Còn các khoản khác bị cáo không thừa nhận".
Trong phiên xử chiều 1/3, tòa nghỉ sớm và sẽ tiếp tục phần thẩm vấn vào sáng 2/3.
14:06 01/03

Chủ tịch SSI: Sếp bảo làm trái, đừng bao giờ nghe (*)

(Đầu tư Chứng khoán trích nguyên văn bài viết được ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK SSI chia sẻ trên facebook cá nhân - (*) tít do Đầu tư Chứng khoán đặt).

Gửi các bạn làm việc trong ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng!

Mấy hôm nay ngồi ở đâu, từ văn phòng cơ quan, quán cà phê, quán ăn hay ở nhà thì đề tài nói chuyện của những người làm việc trong lĩnh vực của chúng ta đều quay quanh phiên toà đang xét xử những vi phạm xảy ra ở Ngân hàng Đại Dương, nhiều người đi làm thuê cũng bị ra trước vành móng ngựa vì tội cố ý làm trái. Nhìn họ khóc trước toà, những giọt nước mắt của hối hận với những gì đã xảy ra, và cả những giọt nước mắt bất lực khi nghĩ nếu được làm lại mình sẽ phải làm thế nào đây khi mình chỉ là người làm thuê phải có nghĩa vụ tuân thủ chỉ đạo của lãnh đạo.

Các bạn thân mến, mỗi người hãy bỏ ra 10 phút để xem lại những gì mình làm trong thời gian qua để xác định cho mình một nguyên tắc cho thời gian tới. Ngành của chúng ta nhiều cám dỗ, nhiều cơ hội để trục lợi nhưng cũng chính vì vậy nên cũng nhiều rủi ro lắm. Các sản phẩm tài chính trá hình, tham gia tổ lái, vi phạm các quy định về giao dịch, tín dụng, thế chấp... mọi thứ chỉ cần tặc lưỡi đều có thể mang lại một nguồn lợi. Khi làm được một lần mình sẽ nghĩ mọi chuyện đơn giản, tiền bạc làm mờ mắt và một phần thấy đã trót lọt kiếm lời, không còn thấy vượt rào là rủi ro thì việc vi phạm sẽ là việc làm hàng ngày. Khi vi phạm là việc hàng ngày thì có nghĩa là việc đứng trước vành móng ngựa chỉ còn là may rủi hay khi nào thôi.

Nếu vì tiền vì tham cho mình rồi dính vòng lao lý, tuy đau thương nhưng thôi thì "có gan làm thì có gan chịu". Nhưng nếu chỉ vì nghe theo Sếp phải làm trái thì đừng bao giờ các bạn làm, khi các Sếp nói các bạn làm trái họ luôn nói "bọn em đừng sợ, anh quen người này, anh có người kia chống lưng, các em cứ yên tâm". Chỉ đến khi vào vòng lao lý các bạn mới thấy rằng chỉ có pháp luật mới giúp được mình, Sếp lo cho Sếp còn chưa được lo sao được cho mình, thậm chí rất nhiều Sếp còn đổ trách nhiệm ngược lại cho mình, quên mất rằng khi các bạn làm là tuân lệnh Sếp.

Các bạn thân mến, vì nhiều lý do khác nhau như tin vào khả năng của Sếp, chủ quan nghĩ không sao đâu ai chẳng như vậy, vì lợi trước mắt hay bị ép buộc sợ mất việc nếu không làm theo ý Sếp... hay vì một lý do nào khác mà các bạn vượt rào vi phạm. Hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn, Sếp chỉ đáng để các bạn tin cậy khi không bao giờ ép các bạn làm sai, hoặc khi các bạn nói lại Sếp sẽ hiểu và đánh giá cao bạn. Nếu các bạn vượt rào vì cá nhân thì hãy nghĩ lại, tiền bạc rất quý nhưng đến lúc lao lý bệnh tật tiền bạc sẽ chẳng có nghĩa gì.

Nếu tất cả chúng ta, những người làm trong ngành này nói không với vượt rào, tuân thủ các quy định thì ngay cả để cạnh tranh cũng sẽ rất lành mạnh. Người lao động hãy vì an toàn cho chính mình thì ngay cả các ông chủ muốn làm sai cũng chẳng làm được.

Không ai yêu mình bằng chính mình, không ai bảo vệ mình bằng chính mình. Các bạn xin đừng quên điều đó. Tôi nói với các bạn tâm tình của một đồng nghiệp và cũng là một Sếp của ngành này. Với nhân viên của tôi, không bao giờ tôi yêu cầu ai làm trái kể cả vì công ty hay vì cá nhân tôi, nếu có ai cố ý làm trái vì bất kể lý do gì nếu tôi phát hiện ra tôi sẽ xử lý, thậm chí buộc thôi việc!

11:35 01/03

Tòa chuyển sang thẩm vấn hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ - thu phí ngoài đối với khách hàng vay vốn tại Oceanbank.

Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Hoàng Giang được Hà Văn Thắm tuyển dụng về làm Trưởng phòng Pháp chế Oceanbank, Tổng giám đốc Công ty BSC (công ty sân sau của Thắm). BSC được thành lập ký các hợp đồng dịch vụ mua lại tài sản/ bất động sản.

Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 5
 Bị cáo Phạm Hoàng Giang khai báo tại tòa (Ảnh chụp qua màn hình).

Bị cáo Giang khai: “Không nhận được bất kỳ chỉ đạo nào từ anh Hà Văn Thắm, Nguyễn Văn Hoàn. Việc ký hợp đồng HĐQT giao cho bị cáo làm. Doanh thu Công ty được kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế”.

Theo cáo buộc, nguồn thu từ BSC (hơn 69 tỷ đồng), được chi cho Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

10:48 01/03

Qua mấy ngày xét xử, nhiều bị cáo tại ngoại đến muộn. Hội đồng xét xử nhắc các bị cáo tại ngoại chấp hành nghiêm túc, nếu cần thiết Hội đồng xét xử có thể yêu cầu bắt tạm giam để đảm bảo công tác xét xử.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử nhắc nhở các bị cáo tại ngoại ngồi đúng chỗ, đến đúng giờ và không đi lại.

"Vị trí ngồi thể hiện vị trí pháp lý. Các bị cáo ngồi đúng chỗ. Không đi lại" - Hội đồng xét xử nhắc.

10:39 01/03
Trả lời trước tòa, đại diện Ngân hàng Xây dựng (trước khi đổi tên là Ngân hàng Đại Tín) trả lời khẳng định, không biết biên bản cam kết 3 bên yêu cầu Ngân hàng Đại Tín có trách nhiệm phong tỏa số tiền 500 tỷ đồng và chỉ giải tỏa khi có chứng từ gốc.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 6
 Đại diện Ngân hàng Xây dựng trả lời trước tòa
10:36 01/03
Hội đồng xét xử hỏi vì sao Công ty Trung Dung vay mà bà Phấn và các thành viên gia đình lại thế chấp tài sản cá nhân?
Tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của bà Phấn và các thành viên gia đình trình bày, quá trình giao dịch từ việc mua bán cổ phần đến đưa tài sản vào thế chấp, bị cáo Hà Văn Thắm đã có lời lẽ đe dọa về thân phận của bà Phấn và hoạt động của Đại Tín.
Với tình hình sức khỏe yếu, hơn 70 tuổi, bà Phấn rất lo sợ và chỉ đạo nhóm cổ đông là con cháu phải chuyển giao cổ phần. Bởi vậy, mới có việc chuyển giao hơn 80% cổ phần Đại Tín nhanh gọn đến khó hiểu.
09:33 01/03
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 7
 Bà Ngô Kim Lan đại diện cho nhóm bà Hứa Thị Phấn trình bày lý do cho Công ty Trung Dung mượn tài sản thế chấp.
09:20 01/03
Hội đồng xét xử đã thẩm vấn Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank, thành viên Hội đồng tín dụng, người đã ký phê duyệt khoản vay 500 tỷ đồng cùng với Hà Văn Thắm.
Bị cáo Hoàn trình bày, chưa bao giờ gặp ông Trần Văn Bình, đại diện Công ty Trung Dung. Hồ sơ vay vốn, bị cáo đã được khối khách hàng doanh nghiệp báo cáo về tình trạng hồ sơ, tình trạng tài sản bảo đảm. Có hai rủi ro về phương án cho vay và tài sản bảo đảm có nhiều giấy tờ chỉ là bản photo.
09:09 01/03

Sáng 1/3, Hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan đến hành vi cho Công ty Trung Dung (của Phạm Công Danh) vay 500 tỷ đồng.

Vào chiều 28/2, ông Phạm Công Danh đã phủ nhận một số lời khai của Hà Văn Thắm và khẳng định còn cho Hà Văn Thắm vay 500 tỷ đồng.

Sáng nay, bị cáo Hà Văn Thắm trình bày thêm với Hội đồng xét xử rằng đúng là Phạm Công Danh có cho vay 500 tỷ đồng nhưng từ tháng 4/2011, sau đó, bị cáo đã trả đầy đủ, có chứng từ hẳn hỏi, đã trình bày với cơ quan điều tra. Khoản vay 500 tỷ đồng cho Công ty Trung Dung là hơn 1 năm sau mới có.

Bị cáo Hà Văn Thắm vẫn thừa nhận, trong việc cho Công ty Trung Dung vay có sai sót về tài sản bảo đảm. Từ báo cáo của cấp dưới, bị cáo Hà Văn Thắm nhận thức rõ ràng nguy cơ không thể thu hồi khoản nợ như đây là phương án kinh doanh bất động sản nên hiệu qủa dự án phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thị trường động sản. Nhưng hiện tại, thị trường đang rất khó khăn nên việc chuyển nhượng theo giá trị dự kiến của khách hàng trong vòng 12 tháng là khó khăn.

Tiếp theo là rủi ro về tài sản đảm bảo, tính cả 250 tỷ đồng cổ phần của Công ty Trung Dung không đảm bảo cho khoản vay. Cân đối giữa tài sản bảo đảm và khoản vay vượt quá 103%.

16:46 28/02

Đối chất tại tòa, ông Phạm Công Danh nói: :tôi rất mong có mặt ở phiên tòa này. Anh Thắm trình bày không đúng. Anh Thắm nói tôi lừa đảo là không đúng”.

Ông Phạm Công Danh khai trước tòa
16:19 28/02
Trước tòa bị cáo Hà Văn Thắm cho rằng xảy ra hậu quả do Ngân hàng Đại Tín sử dụng sai vốn.
15:59 28/02
Chiều nay (28/2), HĐXX bắt đầu chuyển sang phần xét hỏi về hành vi Vi phạm quy định về quy chế cho vay trong hoạt đồng tín dụng. Tòa cho cách ly bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu và Nguyễn Xuân Thắng.
Tòa thẩm phấn bị cáo Hà Văn Thắm đầu tiên.
Khai tại tòa, bị cáo Hà Văn Thắm không nhận trách nhiệm thương vụ cho ông Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung.
14:47 28/02
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phủ nhận lời khai
Cả 2 tội danh bị truy tố là Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Cố ý làm trái, tại quá trình điều tra, Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí (PVN) đều khai nhận ,nhưng sau đó thay đổi lời khai, phủ nhận việc đưa ra chủ trương chi lãi ngoài và nhận tiền.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 8
 Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại tòa (Ảnh chụp qua màn hình)
Bị cáo này cho biết, không nhận cầm khoản tiền 200 tỷ đồng từ Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Phó giám đốc Khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược, cháu ruột Sơn) và Nguyễn Thị Minh Phương, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank.
Tuy nhiên, ngoài lời khai các bên liên quan, chứng từ kế toán thu được phù hợp với lời khai nhận tội của bị can Sơn trước đây. Do đó, cơ quan tố tụng cho rằng, Nguyễn Xuân Sơn phải liên đới chịu trách nhiệm số tiền Oceanbank chi vượt trần 544 tỷ đồng.

Nội dung chi tiết

07:17 28/02
Sếp ngân hàng trước vành móng ngựa
(Nguồn: Vnexpress)
16:07 27/02
Trong buổi chiều 27/2, tòa nghe đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân đọc cáo trạng.  Bản cáo trạng của vụ án này dài 136 trang.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 9
 Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân đọc cáo trạng
15:55 27/02

PVI, DPM, OGC… bị triệu tập tới phiên tòa Hà Văn Thắm

PVI, DCM, DPM, OGC… bị triệu tập tới phiên tòa Hà Văn Thắm

Bị cáo Hà Văn Thắm (ngồi giữa hàng đầu) tại tòa

Tài liệu điều tra cho thấy nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu móc ngoặc với lãnh đạo, nhân viên Oceanbank nhận lãi ngoài để ngoài sổ sách kết toán nhằm hưởng lợi bất chính...

Hội đồng xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm đã triệu tập khoảng 600 cá nhân và tổ chức tới phiên tòa. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc họ “dầu khí”. Có hai ngân hàng là LienViet Postbank và Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tin (mã STB) được triệu tập.  

Họ dầu khí có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí và các công ty thành viên (PVIs), Tổng công ty Phân bón hóa chất dầu khí (DPM), Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV-Power), Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD), Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX), Tổng CTCP Vận tải dầu khí (mã PVT)…

Về các công ty có liên quan với ông Hà Văn Thắm có CTCP Tập đoàn Đại dương (mã OGC), CTCP Khách sạn và dịch vụ đại dương (mã OCH), Công ty BSC - công ty sân sau do bị cáo Hà Văn Thắm lập ra để thu phí dịch vụ đối với khách hàng vay vốn…

Độc giả bấm vào đây để xem chi tiết
14:32 27/02
(Nguồn: Vnexpress.net)
11:45 27/02
Đại án OceanBank: Hơn 1.500 tỷ đồng “chăm sóc khách hàng”
Đại án OceanBank: Hơn 1.500 tỷ đồng “chăm sóc khách hàng”
Nguyên các lãnh đạo Oceanbank bị truy tố

Cơ quan điều tra chỉ ra rằng, trong quá trình chỉ đạo, điều hành, Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank, xảy ra nhiều vi phạm cho vay, lợi dụng chức vụ.

Mặc dù hoạt động kinh doanh thua lỗ đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng cáo trạng truy tố phần nào chỉ ra sai phạm của các bị cáo dẫn đến thiệt hại của OceanBank.

Theo cáo trạng, các bị cáo chi lãi ngoài lên đến hơn 1.500 tỷ đồng. Việc hạch toán số tiền này thể hiện vào tài khoản chi phí trả lãi, không có chứng từ là 988,3 tỷ đồng; tiền tạm ứng, nhưng chưa hoàn ứng là 331 tỷ đồng và tiền mặt 256 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm ngày 31/3/2014, OceanBank ghi nhận con số nợ xấu là 14.923 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống; lợi nhuận trước thuế âm 10.188 tỷ đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu (âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần).>> Đọc chi tiết

11:17 27/02
Một số hình ảnh trong ngày xét xử đầu tiên vụ đại án Oceanbank.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 12
  Sáng nay (27/2), phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng Oceanbank bắt đầu ngày làm việc đầu tiên
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 13
 Các bị cáo trước vành móng ngựa
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 14
 Hội đồng xét xử gồm 5 người, ngồi ghế chủ tọa là thẩm phán Trần Nam Hà
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 15
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 16
  Đông đảo phóng viên đến từ các báo đài tác nghiệp tại phòng truyền thông
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 17
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 18
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 19
Do phiên tòa có số lượng bị cáo và người liên quan đông đảo nên việc an ninh cũng được thắt chặt ngay từ ngày đầu - Ảnh: Đỗ Mến
10:59 27/02
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 20
 (Nguồn: Vnexpress)
10:51 27/02
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 21
 Bị án Phạm Công Danh đến tòa với tư cách người có quyền lợi liên quan.>>Đọc thêm
10:38 27/02
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 22
 Bị cáo Nguyễn Thị Loan, nguyên Giám đốc phòng giao dịch Trung Yên khóc nức nở khai báo lý lịch
10:29 27/02

Tạm đình chỉ vụ án đối với nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank

Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Hà Văn Thắm và đồng bọn đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank.

Bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương đã vắng mặt tại phiên tòa sáng nay với lý do bị bệnh hiểm nghèo. 

Theo xác minh của tòa án, sau khi nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử,  bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương đã vào điều trị bệnh ung thư tại Trung tâm ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Tòa án đã vào Bệnh viện xác minh và được bệnh viện xác định bị cáo Phương đang điều trị tại đây, sức khỏe yếu, khó có thể tham gia phiên tòa.

Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án với bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương.

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương vì lý do mắc bệnh hiểm nghèo theo giám định pháp y, đang điều trị tại bệnh viện. Vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết khi lý do đình chỉ không còn.

10:23 27/02
Vụ án có 2 bị cáo là vợ chồng là bị cáo Nguyễn Thị Nga và chồng là Ngô Hải Nam.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Thị Nga (SN 1980, trú tại Đống Đa, Hà Nội), nguyên là Kế toán trưởng Oceanbank, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Còn bị cáo Ngô Hải Nam (SN 1974, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Giám đốc Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh, bị truy tố tội Cố ý làm trái làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
10:10 27/02
Có gần 50 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Riêng bị cáo Hà Văn Thắm có 2 luật sư bào chữa. Tòa án cũng triệu tập hơn 600 người tham gia tố tụng đến tòa.
10:08 27/02
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 23
 Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn, cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 24
 Bị cáo Lê Thu Thuỷ, cụu Phó tổng giám Oceanbank 
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 25
 Bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Oceanbank, người bị buộc tội phải chịu trách nhiệm chính về số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.
09:52 27/02
Quá trình thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Minh Thu nghẹn ngào rơi nước mắt.
Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 26
09:45 27/02
Tòa đã triệu tập, di lý bị án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng) từ TP.HCM ra tham dự phiên xét xử với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
23:46 26/02
Điểm báo
Báo Vnexpress dẫn nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) muốn thâu tóm một số ngân hàng TMCP nên gặp bà Hứa Thị Phấn - đại diện nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) - đặt vấn đề mua lại nhà băng này.
Tháng 2 năm đó bà Phấn để người cháu (phó Tổng giám đốc Trustbank) đại diện cho nhóm cổ đông của mình, ký hợp đồng bán gần 85% cổ phần với giá gần 4.500 tỷ đồng cho ông Hà Văn Thắm, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản bảo đảm từ các khoản vay hơn 3.500 tỷ đồng, khoản đầu tư 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn.
Sau khi cho người vào tiếp quản điều hành, ông Thắm phát hiện ngân hàng này có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bà Phấn và các nhóm khách hàng... nên muốn bán lại cho người khác.
Qua giới thiệu, ông Thắm gặp ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh) đặt vấn đề muốn nhượng lại Trustbank. Đang ấp ủ giấc mơ có một ngân hàng chuyên biệt phục vụ cho ngành xây dựng, ông Danh đồng ý mua. Đầu tháng 10/2012, bà Phấn ký lại hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho ông Danh với giá hơn 4.600 tỷ đồng.
Được Ngân hàng Nhà nước cho phép tham gia tái cơ cấu, ông Danh sau đó đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Xây dựng - VNCB.
23:38 26/02
Xét xử đại án Oceanbank dự kiến kéo dài 20 ngày, 48 bị cáo và 30 luật sư bào chữa

Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 20 ngày. Tham gia tố tụng có khoảng 30 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, nguyên đơn dân sự.

Có tổng cộng 48 bị cáo bị truy tố về các tội danh như Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

23:37 26/02
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Đại dương (Oceanbank), bị can Hà Văn Thắm (SN 1972, quê Bắc Giang) - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank cùng 47 bị can khác bị truy tố về các tội:
- Vi phạm quy đinh về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,

- Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, trong quá trình hoạt động, tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đông cho khách hàng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 27
 Bị can Hà Văn Thắm bị truy tố về 3 tội danh

Vụ án xảy ra do hành vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank, ban tổng giám đốc Oceanbank trong các thời kỳ, lãnh đạo các khối nghiệp vụ từ hội sở đến chi nhánh.

Trong vụ án này, bị can Hà Văn Thắm giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu.

Cụ thể, trong hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank được xác định liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Oceanbank gần 500 tỷ đồng.

Đối với tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu Tổng giám đốc Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá hình thức thu phí của khách hàng trái quy định của NHNN để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại Oceanbank.

Hành vi này của các bị can gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 69 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hà Văn Thắm đã chủ trương chỉ đạo việc chi lãi suất ngoài nhằm huy động vốn của khách gửi tiền trên toàn hệ thống Oceanbank.

Hành vi của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và đồng phạm đã cố ý làm trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn bằng VND và USD theo từng thời kỳ. Hành vi này của các bị cáo gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, bị can Hà Văn Thắm đã thành khẩn khai nhận hình vi phạm tội, có ý thức hợp tác với cơ quan công an để làm rõ sự thật vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị can.

Với 3 tội danh bị truy tố, bị can Hà Văn Thắm đối mặt mức án cao nhất là 30 năm tù.

23:34 26/02

Nhiều doanh nghiệp nhận lãi ngoài cả nghìn tỷ của Oceanbank

Theo kết luận điều tra trong vụ Hà Văn Thắm và 16 đồng phạm, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán: PPC) đã nhận thêm 8,3 tỷ đồng lãi chi ngoài lãi suất hợp đồng khi gửi tiền tại Oceanbank.

Không chỉ PPC, theo Bản kết luận điều tra số 44/C46-P11 cho thấy, OceanBank đã chi tổng số tiền 1.576 tỷ đồng và nhiều doanh nghiệp đã nhận lãi ngoài huy động từ Ngân hàng.

Các doanh nghiệp này là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bính Sơn (BSR), Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP), Công ty Điều hành thăm dò khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC), Công ty Tàu và Công ty Cảng dịch vụ dầu khí, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVEP), Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC)...

23:28 26/02

OceanBank thu phí ngoài để chi cho cựu Chủ tịch PVN

Dịch vụ Công EnterNguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Xuân Sơn đã nhận gần 70 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng để Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) có được nhóm khách hàng dầu khí.

Bị can Nguyễn Xuân Sơn khai tại cơ quan điều tra đã sử dụng số tiền trên để chi đối nội, đối ngoại cho OceanBank và CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC), nhưng không nêu chi tiết, cụ thể.

23:20 26/02

Vụ án Hà Văn Thắm: Lợi dụng “sân sau”, đút túi cá nhân

Toàn cảnh 10 ngày xét xử đại án Oceanbank ảnh 31
Theo Kết luận điều tra, Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng. Quá trình điều hành OceanBank, bằng các thủ đoạn thành lập các công ty sân sau, ông Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo cấp dưới thực hiều nhiều hành vi vi phạm pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để rút tiền vào mục đích cá nhân, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng không có khả năng thu hồi.
Tin bài liên quan