MBS: Ngành bán lẻ - Cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài
Hơn nữa, Việt Nam còn được biết tới như là: (1) Đất nước có sự tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu; (2) tỉ lệ đô thị hóa cao; (3) 40% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi. 3 yếu tố này sẽ hỗ trợ cho các chuỗi bán lẻ hiện đại tại VN như PNJ, MWG và FRT có được tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận từ 20% - 40%/năm, cao hơn tương đối so với tăng trưởng trung bình ngành.
Tuy nhiên, những chuỗi bán lẻ hiện đại này đang gặp áp lực khi phải cạnh tranh với xu hướng mua hàng trực tuyến. Trong năm 2018, tổng doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 6,2 tỷ đô, chiếm khoảng 3,4% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam. Cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều yếu tố để giúp mảng này có thể tăng trưởng hơn 20%/năm trong vòng tối thiểu 5 năm. Như là: trung bình 1 tháng tiêu dùng cho thương mại điện tử 1 người mới chỉ 700 nghìn đồng.
Yếu tố lo ngại về chất lượng, sự hiện diện của các cửa hàng thật và cơ sở hạ tầng cho vận chuyển còn kém là những rào cản lớn nhất cho thương mại điện tử thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những trở ngại này sẽ giảm bớt khi đầu tư công của chính phủ khởi động trở lại và những doanh nghiệp lớn như lazada, alibaba, amazon gia nhập thị trường.
Tổng kết, các chuỗi bán lẻ được hưởng lợi từ cơ cấu dân số nhưng đồng thời cũng có rủi ro cạnh tranh từ hình thức kinh doanh thương mại điện tử nên khiến cho triển vọng của các chuỗi này đồng thời có cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, những công ty có cả chuỗi cửa hàng trên toàn quốc và cả kênh bán lẻ trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn tại Việt Nam - gọi là hình thức omni channel.