KBSV: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID
Đây là yêu cầu bắt buộc trong năm 2019 nếu BID muốn duy trì khả năng mở rộng tín dụng cũng như kịp tuân thủ theo quy định của Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 8% vào năm 2020. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn vẫn gặp khó khăn do đòn bẩy vốn của BID đang ở mức cao.
Mặc dù tỷ lệ tài sản có vấn đề vẫn khá cao so với các ngân hàng khác, nhưng đã có dấu hiệu tích cực hơn trong việc xử lý những tài sản này từ phía ngân hàng, bao gồm: 1) Lượng nợ xấu ngoại bảng lần đầu tiên giảm mạnh từ năm 2014; 2) Tỷ lệ xóa nợ tăng cao từ năm 2018 cho thấy kỳ vọng về việc mạnh tay hơn trong xử lý nợ xấu nội bảng của BID. Chúng tôi cho rằng khả năng tăng trưởng và chất lượng tài sản sẽ cải thiện đáng kể từ sau năm 2020.
Mạng lưới hoạt động của BID đứng thứ 2 toàn ngành (chỉ sau Vietinbank). Ngoài ra, quy mô tổng dư nợ cũng như tín dụng trong nhóm bán lẻ và SOEs đều đứng đầu nhóm ngân hàng niêm yết. Dù không có vị thế cao trong huy động CASA, nhưng BID lại là ngân hàng đứng đầu về huy động tiền gửi có kỳ hạn, thể hiện rõ ràng lợi thế quy mô của ngân hàng.
Kể cả trong trường hợp huy động vốn thành công từ nhà đầu tư chiến lược, chúng tôi vẫn cho rằng BID khó đạt tăng trưởng tốt ít nhất trong 2 năm tới do chất lượng tài sản còn nhiều vấn đề tác động không tốt đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trên cả 3 kịch bản cơ sở, tích cực và tiêu cực, chúng tôi đều khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BID. Mặc dù việc tăng vốn thành công sẽ là chất xúc tác đến giá trong ngắn hạn, nhưng yếu tố cốt lõi là khả năng sinh lời sẽ khó cải thiện trước năm 2021.