Tại phiên giao dịch đầu tuần mới 14/9, sau FTSE, đến lượt VNM ETF cũng bổ sung BID vào danh mục. Tuy nhiên, hiệu ứng của BID không đủ sức lan tỏa ra cả thị trường khi sức ép từ nguồn cung ở các mã khác vẫn rất lớn, trong khi dòng tiền chưa mạnh dạn trở lại. Vì vậy, sắc đỏ vẫn chiếm thế chủ đạo trên cả 2 sàn giao dịch.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,83 điểm (-0,15%) xuống 565,91 điểm, HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,45%) xuống 77,18 điểm. Tổng giá trị giao dịch chỉ gần 900 tỷ đồng.
Cả BID và NT2 cùng được “săn lùng” mạnh sau khi có thêm VNM ETF bổ sung vào danh mục. BID tăng trần, khớp 1,17 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới 3,3 triệu đơn vị. NT2 có thời điểm cũng đã tăng trần, khớp 3,1 triệu đơn vị mạnh nhất HOSE. Ngoài ra, cũng chỉ thêm một vài mã có giao dịch gây chú ý như CTG, MBB, BGM... còn lại đều trầm lắng.
Trên HNX giao dịch thậm chí còn hết sức èo uột, chỉ có TIG và S99 là 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. TIG giảm 2,65%, còn S99 tăng 1,35%. Nhóm cổ phiếu lớn đa phần giảm nhẹ.
>> Phiên giao dịch sáng 14/9: Con sóng "đơn côi"
Trong buổi giao dịch chiều, những điểm sáng nhỏ nhoi ở một vài mã được ETFs thêm vào danh mục không thể bù đắp được nỗi lo bội cung từ hàng loạt mã khác mà các quỹ này sẽ bán ra trong đợt tái cơ cấu danh mục lần này. Dù sức ép là không quá mạnh, song với bối cảnh sức cầu quá yếu nên thị trường chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa, VN-Index giảm 4,57 điểm (-0,81%) xuống 562,17 điểm, HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,94%) xuống 76,8 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ hơn 1.700 tỷ đồng. Khối ngoại cũng vẫn giao dịch nhỏ giọt, mua ròng chỉ gần 0,7 triệu đơn vị, giá trị chưa tới 6 tỷ đồng.
Giao dịch trong phiên chiều nay cũng không gì đột biến so với phiên sáng. Ờ các cổ phiếu lớn, giao dịch vẫn chỉ tập trung ở một số mã như BID, NT2, CTG, MBB, VCB... còn ở các mã vừa và nhỏ là OGC, VHG, FLC, ITA, BGM... Trong đó, NT2 cũng đã tăng trần, khớp gần 4,4 triệu đơn vị, mạnh nhất HOSE. BID vẫn giữ sắc tím, nhưng thanh khoản gần như đã cạn kiệt. OGC và VHG cùng giảm sàn và đều khớp trên 2,2 triệu đơn vị.
Tương tự là HNX, chỉ NTP, LAS giữ được sắc xanh, các mã bluechips còn lại giữ sắc đỏ nhẹ. TIG đã trở lại tham chiếu và khớp hơn 3,6 triệu đơn vị, lớn nhất trên sàn HNX.
>> Phiên giao dịch chiều 14/9: Lo sợ trước nguồn cung lớn
Về phần các Dự, đa phần đều dự báo được diễn biến thị trường sẽ tiếp tục giao dịch chậm trong tuần giao dịch này do còn chờ đợi vào việc Fed có tăng lãi suất đồng USD sau phiên họp ngày 17/9 hay không. Trong đó, đáng chú ý có nhận định của SHS, FPTS, IVS và MSI.
“Trạng thái giao dịch èo uột như hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên tuần tới do tâm lý chờ đợi các quyết định quan trọng của FED tại phiên họp trong hai ngày 16 và 17/9 tới. Thị trường sẽ chưa sớm thể hiện xu hướng rõ ràng trong các phiên giao dịch trong tuần tới. Nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát chờ đợi các diễn biến rõ ràng hơn từ dòng tiền”, SHS đánh giá.
FPTS cũng nhận định: “Trong những phiên hồi phục gần đây, sự nổi lên của một số dòng cổ phiếu có khả năng dẫn dắt thị trường chưa được đánh giá cao và chủ yếu phản ánh sự hồi phục sau một chuỗi giảm mạnh trước đó. Yếu tố thanh khoản suy giảm mạnh có thể sẽ làm tâm lý giao dịch trở nên thận trọng hơn và gia tăng áp lực lên lượng cố phiếu đang được tích lũy trong chuỗi các phiên hồi phục vừa qua. Thời điểm hiện tại cũng là khoảng thời gian thiếu vắng các thông tin hỗ trợ do đó tâm lý giao dịch rất dễ xảy ra những phản ứng thái quá của thị trường. Dòng tiền từ nhóm ngoại đang gặp những hạn chế trước thời điểm FED công bố thực hiện nâng lãi suất trong Tháng 9, do đó lực cầu cho thị trường sẽ giảm đi đáng kể”.
Tương tự là IVS: “Việc thị trường đang thiếu vắng thông tin hỗ trợ thì những tin tức nhỏ lẻ kiểu chốt danh mục ETF sẽ giúp thị trường tuần tới sôi động hơn. Dường như nhóm Ngân hàng có chút lợi thế này khi cổ phiếu BID được mua mạnh bởi 2 quỹ ETF hay cổ phiếu MBB sắp phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên điều này khó kỳ vọng sẽ nâng đỡ toàn thị trường mà có thể những diễn biến của tuần trước sẽ tái hiện. Thị trường sẽ giao dịch chậm và chỉ một số cổ phiếu có thông tin tích cực sẽ tăng giá. Nhà dầu tư sẽ tiếp tục chờ đợi và câu chuyện của FED ngày 17/9 này sẽ là chủ đề chung cho cả tuần. Nếu như một kịch bản tốt nhất diễn ra, TTCK thế giới tăng mạnh sẽ giúp khối ngoại tại Việt Nam ổn định hơn về mặt tâm lý. Đó mới chính là cơ sở tốt nhất cho những ngày còn lại của tháng 9 bởi đồng loạt 2 yếu tố xấu nhất đã được giải quyết. Ngược lại, TTCK có thể sẽ kích hoạt một nhịp bán mạnh lần nữa nếu như TTCK thế giới xấu đi”.
Riêng MSI lại cho rằng: “ Dải Bollinger đang thu hẹp dần cho thấy thị trường sẽ không có nhiều biến động, tuy nhiên các tín hiệu khác như MACD, MFI vẫn đang khá tích cực. Tuần sau, thị trường sẽ đi ngang tích lũy, VN-Index có thể sẽ giằng co quanh ngưỡng 560 – 575 điểm trước khi tăng tới các ngưỡng kháng cự tiếp theo. Phiên thứ Hai có khả năng thị trường sẽ hồi phục trở lại, tuy nhiên rủi ro thị trường trong ngắn hạn vẫn khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong các quyết định đầu tư. Một số cổ phiếu đáng chú ý: VIX, CVT, DCM, DXG...”
Sang phiên giao dịch 15/9, ngoại trừ đột biến từ BID giúp thanh khoản và điểm số trên HOSE được cải thiện, còn HNX vẫn rất èo uột nên chưa thể tăng. Hiện trạng chung của thị trường trong phiên sáng 15/9 vẫn “lặng sóng”, sự cân bằng diễn ra ở cả số mã tăng và giảm điểm.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 1,32 điểm (+0,23%) lên 563,49 điểm, còn HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,49%) xuống 76,42 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.100 tỷ đồng.
Lực cầu mạnh mẽ giúp BID tiếp tục tăng trần, giao dịch bùng nổ với 8,89 triệu đơn vị được khớp, còn NT2 đã “mất nhiệt” chỉ còn tăng nhẹ. Ngoại trừ BID, các mã ngân hàng khác đa phần giảm điểm như VCB giảm 0,93%; MBB giảm 3,23%, STB giảm 1,84%; EIB giảm 1,68%, SHB giảm 1,49%, ACB giảm hơn 1%. Ngược lại, nhóm dầu khi là đối trọng khi tăng khá tốt như PVD tăng 0,58%; GAS tăng 0,66%; PVC tăng 4,19%; PVB tăng 1,38%. Nhóm cổ phiếu thị trường vẫn giao dịch khá lình xình, thanh khoản không cao. TIG, VIX và KVC là 3 mã khớp trên 1 triệu đơn vị trên HNX, trong đó TIG khớp 2,4 triệu đơn vị, mạnh nhất sàn.
>> Phiên giao dịch sáng 15/9: Chỉ một điểm nóng mang tên BID
Trong buổi giao dịch chiều, diễn biến thị trường đã chững lại so với phiên sáng. Trên nền thanh khoản thấp bởi sức cầu yếu, VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh nhạt nhờ vào một vài mã cổ phiếu lớn, trong khi HNX-Index vẫn chưa thể về tới tham chiếu.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,1 điểm (+0,2%) lên 563,27 điểm, HNX-Index vẫn giảm 0,16 điểm (-0,21%) xuống 76,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn đạt hơn 1.900 tỷ đồng. Khối ngoại đã tích cực hơn, họ bán ròng hơn 0,73 triệu đơn vị, nhưng về giá trị vẫn mua ròng gần 63 tỷ đồng.
Trong khi các mã ngân hàng khác nới rộng đà giảm, thì BID vẫn tăng trần, nhưng chỉ còn khớp thêm gần nửa triệu đơn vị ở phiên chiều, nâng tổng khớp cả phiên lên 9,1 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua hơn 6,7 triệu đơn vị. NT2 cùng lùi về tham chiếu. Cùng với BID, một số mã như SSI, PVD, GAS,... giúp HOSE giữ được sắc xanh, trong khi VND, PVB, PVC... tăng khá tốt cũng chỉ giúp HNX co hẹp đà giảm. BID dĩ nhiên dẫn đầu thanh khoản trên HOSE, còn HNX vẫn là TIG với 2,92 triệu đơn vị được khớp. Nhóm cổ phiếu thị trường cũng đã cải thiện hơn.
>> Phiên giao dịch chiều 15/9: “Xanh vỏ đỏ lòng”
Về phần các Dự, đúng như dự báo, thị trường phiên đầu tuần tiếp tục giao dịch cầm chừng, không có biến chuyển đáng chú ý. Do vậy, hầu hết các Dự tiếp tục bảo lưu quan điểm nhận định này cho phiên giao dịch 15/9. Vì thế mà các nhận định không có sự khác biệt đáng chú ý.
Riêng với MSI và KIS, nhận định của 2 Dự này có phần chưa được hợp lý với kết quả của các chỉ số.
“Trong phiên 15/9, thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm, VN-Index có thể sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ 560 điểm. Các vấn đề về khả năng FED tăng lãi suất cũng như việc thiếu các thông tin hỗ trợ hay thông tin về là các yếu tố khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng, các giao dịch ngắn hạn vẫn rất rủi ro trong giai đoạn này, các hoạt động trading T+ vẫn nên hạn chế”, MSI đánh giá.
Còn KIS thì nhận định: “Đây là thời điểm khá nhạy cảm và nhà đầu tư ngắn hạn có mức độ chấp nhận rủi ro thấp vẫn cần thận trọng và duy trì tỷ trọng tiền mặt nhất định trong danh mục. Nói chung, chúng tôi không quá bi quan vào lúc này. Xét về mặt kĩ thuật, ngưỡng hỗ trợ 550-555 trong những phiên tới có thể được kiểm chứng một lần nữa. Các hoạt động bán quá đà không được khuyến nghị vào lúc này”.
Đến phiên giao dịch 16/9, việc quỹ VNM ETF bất ngờ tuyên bố loại BID ra khỏi danh mục đã gây ra tiêu cực không chỉ đối với cổ phiếu BID, mà còn ảnh hưởng tới sức cầu của toàn thị trường. Vì vậy, dù sắc xanh có phần chiếm ưu thế hơn, song các chỉ số vẫn giảm điểm, thanh khoản theo đó đã thấp lại càng bị teo tóp.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 1,02 điểm (-0,18%) xuống 562,25 điểm, HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,2%) về 76,48 điểm. Tổng giá trị giao dịch chỉ khoảng 800 tỷ đồng.
Bất ngờ bị loại nên BID bị bán tháo ồ ạt, nhưng thanh khoản gần như đóng băng, do đó BID giảm sàn, chỉ khớp 126.000 đơn vị và còn dư bán sàn hơn 8,7 triệu đơn vị. Như vậy, chỉ còn NT2 được bổ sung, song cũng chỉ tăng nhẹ 1 bước giá. HAG nhờ được tăng tỷ trong nên tăng mạnh 600 đồng, khớp lệnh mạnh nhất HOSE với 2,32 triệu đơn vị. Sức cầu vốn đã yếu, lại thêm sự cố của BID nên chững hẳn lại, số mã có khớp trên 1 triệu đơn vị chỉ đếm trên đầu ngón tay.
>> Phiên sáng 16/9: "Đầu tàu" BID níu lại thị trường
Trong phiên giao dịch chiều, sự cố ở BID khiến thị trường tiếp tục chìm trong sự ảm đạm. Dù vậy, sức cầu đã có sự hồi phục về cuối phiên giúp các chỉ số lấy lại được sắc xanh nhạt, tuy nhiên chưa thể khiến thanh khoản được cải thiện.
Đóng cửa, VN-Index tăng 0,86 điểm (+0,15%) lên 564,13 điểm, HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,08%) lên 76,69 điểm. Tông giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ là 1.500 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 4 triệu đơn vị, giá trị trên 63 tỷ đồng.
Tình trạng đóng băng tiếp tục diễn ra với BID, mức sàn 26.600 đồng/CP được giữ nguyên, nhưng số dư bán sàn đã giảm xuống còn 2,53 triệu đơn vị. NT2 cũng lùi về tham chiếu. Các mã bluechips HAG, KDC, VCB, STB... đều tăng khá vững, tạo lực đỡ cho chỉ số. HAR dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với 3,7 triệu đơn vị được khớp, nhưng giảm 100 đồng.
Trên HNX, nhóm HNX30 đã yếu hẳn, nhưng chỉ số vẫn giữ được sắc xanh nhẹ là nhờ ACB về tham chiếu, SHB, VCG, HUT tăng khá tốt. VCG khớp lệnh mạnh nhất với 3,5 triệu đơn vị. WSS gây chú ý khi cũng là một trong số ít mã khớp được trên 1 triệu đơn vị và tăng nhẹ.
>> Phiên giao dịch chiều 16/9: Sức cầu hồi phục cuối phiên
Về phía các Dự, khối lượng giao dịch trong phiên này chưa có sự cải thiện như kỳ vọng của VCSC khi tiếp tục teo tóp sau biến cố của BID. Mặc dù vậy, thị trường cũng đã có sự hồi phục nhẹ như dự báo của Dự này.
“Chúng tôi cho rằng hai chỉ số có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch 16/9/2015 và khối lượng giao dịch có thể dần cải thiện. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo xung lượng ngắn hạn, chúng tôi vẫn đánh giá thị trường đang trong giai đoạn tích lũy với xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp và khả năng giảm sâu được đánh giá thấp. Ngoài ra, mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp”, IVS nhận định.
Ngoài VCSC, các Dự khác vẫn giữ quan điểm thị trường sẽ chưa thể phá vỡ xu hướng đi ngang tích lũy trên nền thanh khoản thấp như hiện tại. Các nhận định theo đó không có nhiều khác biệt so với các nhận định trước đó.
Tới phiên giao dịch 17/9, thị trường giằng co mạnh dưới tham chiếu ở nửa đầu phiên sáng, trước khi nhanh chóng đảo chiều ở nửa cuối phiên nhờ sự tích cực của nhóm dầu khí và bluechips. Dù vậy, diễn biến chung vẫn là ảm đạm khi dư âm về biến cố BID vẫn còn hiện hữu.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 1,24 điểm (+0,22%) lên 565,37 điểm, HNX-Index tăng 0,71 điểm (+0,92%) lên 77,4 điểm. Tổng giá trị giao dịch thị trường chỉ hơn 1.100 tỷ đồng.
Sau VNM ETF, đến lượt FTSE cũng “bỏ rơi” BID, nên BID tiếp tục “sa lầy” với lượng dư bán sàn hơn 9 triệu đơn vị. Các mã ngân hàng khác đa phần cũng giảm điểm. Dù vậy, nhóm dầu khí với PVD, GAS, PVC, PVS, PVB… và một số mã bluechips như MSN, BVH, HSG, HPG… đã đồng loạt tăng khá tốt, tạo sức bật cho thị trường. Trong bối cảnh ảm đạm, NT2 và VHG bứt phá khi cùng khớp hơn 7 triệu đơn vị, trong đó NT2 là điểm nhấn với diễn biến kịch tính. Trên HNX, dẫn đầu thanh khoản vẫn là các mã quen thuộc TIG, PVX và KLF nhưng cũng chỉ khớp ở mức hơn 1 triệu đơn vị.
>> Phiên giao dịch sáng 17/9: Nhóm dầu khí tạo cơ hội mới
Trong buổi giao dịch chiều, nhóm dầu khí vẫn hỗ trợ tích cực, nhưng dưới áp lực khá mạnh đến từ nhóm ngân hàng và các cổ phiếu lớn, VN-Index đã không giữ được sắc xanh, trong khi HNX-Index lại làm được điều này. Thị trường giao dịch cởi mở hơn khi dòng vốn ngoại bắt đầu hoạt động mạnh để hoàn tất việc đảo danh mục trong phiên cuối tuần.
Đóng cửa, VN-Index giảm 1,65 điểm (-0,29%) xuống 562,48 điểm, còn HNX-Index tăng 0,52 điểm (+0,68%) lên 72,22 điểm. Tổng giá trị giao dịch thị trường đạt gần 1.800 tỷ đồng, tăng 20% so với phiên trước. Khối ngoại mua ròng mạnh mẽ, đạt gần 200 tỷ đồng, tương đương hơn 7,77 triệu đơn vị.
Các mã dầu khí lớn trên 2 sàn duy trì đà tăng tốt để hỗ trợ các chỉ số. HNX- Index giữ vững sắc xanh khi có thêm sự hỗ trợ đắc lực từ ACB. Trong khi các mã ngân hàng và một số mã lớn khác nới rộng thêm đà giảm khiến VN-Index đuối dần. NT2 và VHG vẫn là 2 mã đáng chú ý nhất, nhưng thanh khoản gần như cạn trong phiên chiều, kết phiên cùng khớp hơn 7,9 triệu đơn vị. NT2 đã giảm 3,17%, còn VHG vẫn tăng 2,6%. TIG khớp hơn 3 triệu đơn vị, dẫn đầu HNX.
>> Phiên giao dịch chiều 17/9: Khối ngoại mua mạnh không kéo nổi thị trường
Về phần các Dự, MSI đã đúng khi cho rằng VN-Index sẽ giảm nhẹ ở phiên giao dịch này. Còn VCSC dù dự báo chưa thực sự chuẩn về các chỉ số, song Dự này đã đúng khi cho rằng khối lượng giao dịch của phiên sẽ gia tăng.
“Các tín hiệu kỹ thuật trái chiều xuất hiện (RSI, MFI, Stochastic đều cho xu hướng giảm vẫn còn hiện hữu, trong khi MACD cho tín hiệu tích cực). Vì vậy các phiên tới, xu hướng thị trường vẫn sẽ giằng co, kết phiên ngày 17/9 có thể sẽ giảm nhẹ”, MSI nhận định.
VCSC đánh giá: “Chúng tôi cho rằng hai chỉ số có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhẹ trong phiên 17/9/2015 và khối lượng giao dịch sẽ gia tăng mạnh khi các quỹ ETF bắt đầu thực hiện tái cơ cấu danh mục. Đồng thời, hai chỉ số khó có thể giảm sâu và mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, việc các quỹ ETF không thêm cổ phiếu BID vào danh mục trong kỳ cơ cấu lần này thì các cổ phiếu còn lại sẽ được hưởng lợi vì lượng bán ra sẽ giảm dần”.
Trong khi các Dự khác đều không đưa nhận định nào đáng chú ý về diễn biến thị trường ở thời điểm này.
Bước sang phiên giao dịch cuối tuần 18/9, thông tin Fed không tăng lãi suất đã tác động tích cực lên hoạt động của khối ngoại, từ đó lan tỏa ra toàn thị trường. Các chỉ số đều tăng khá tốt, nhưng thanh khoản chỉ cải thiện trên HOSE, còn HNX vẫn dè dặt.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 5,48 điểm (+0,97%) lên 567,96 điểm, HNX-Index tăng 0,42 điểm (+0,55%) lên 77,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn vẫn chỉ ở mức 1.300 tỷ đồng.
Sự tích cực rõ nhất đến từ nhóm ngân hàng khi VCB, MBB, CTG, STB, SHB, ACB đều tăng điểm. BID cũng đã thoát mức giá sàn khi được khối ngoại gom mạnh. Nhiều cổ phiếu ở các dòng chứng khoán, dầu khí, bất động sản… cũng có được sắc xanh. Điểm nhấn trong phiên là PDR khi được khối ngoại đã gom tới 6,6 triệu đơn vị trong tổng số 7,2 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng lại nằm sàn với lượng dư bán sàn tới hơn 2,5 triệu đơn vị.
>> Phiên giao dịch sáng 18/9: Chờ yếu tố bất ngờ từ ETFs
Trong phiên giao dịch chiều, trên đà giao dịch mạnh tại phiên cơ cấu danh mục của các ETFs, VN-Index đã có thời điểm tiến sát mốc 570, trước khi thoái lui ở những thời điểm cuối phiên. Dù chưa đạt kỳ vọng về điểm số, song về thanh khoản thì nhà đầu tư đã không phải thất vọng.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,77 điểm (+0,67%) lên 566,25 điểm, HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,69%) lên 77,75 điểm. Tổng giá trị giao dịch thị trường đạt hơn 3.600 đồng, tăng gần gấp đôi so với phiên trước. Trong đó, riêng đợt ATC giao dịch thành công trên 1.100 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn mua ròng hơn 4,8 triệu đơn vị, nhưng về giá trị lại bán ròng tới hơn 137 tỷ đồng.
Được khối ngoại giao dịch mạnh có NT2 (6,64 triệu), PDR (6,58 triệu), TTF (6 triệu), HAG (5,45 triệu), VIC (2,2 triệu). BID bị loại nhưng vẫn khớp được 1,3 triệu đơn vị, kết phiên giảm 300 đồng dù có lúc đã về đến tham chiếu. Nhiều mã thị trường như FLC, ITA, KDC, HAR… đều tăng điểm với thanh khoản tốt, một số mã tăng trần như DIG, DXG, BGM, KSS...
Trên HNX, VCG được khối ngoại giao dịch mạnh nhất, mua vào 2,5 triệu và bán ra 6,7 triệu, nhưng kết phiên vẫn tăng 1 bước giá.
>> Phiên giao dịch chiều 18/9: Trận mưa tiền ATC
Về phía các Dự, cũng như phiên trước, “cặp bài trùng” MSI và VCSC tiếp tục đưa ra nhận định khá hợp lý về phiên giao dịch cuối tuần này. Trong khi đó, thị trường đã không có biến động mạnh như dự báo của FPTS, có chăng là việc thanh khoản tăng vọt so với phiên trước, nhưng điều này là hết sức bình thường bởi khối ngoại thường giao dịch mạnh trong phiên cuối cùng của kỳ cơ cấu danh mục.
“Trong phiên cuối tuần, thị trường có thể sẽ tăng nhẹ nhờ thông tin giá dầu thế giới tăng trở lại và quỹ ETFs chốt danh mục cơ cấu. Thị trường sẽ chưa có biến động mạnh, các giao dịch ngắn hạn, trading T+ là khá rủi ro, nhà đầu tư vẫn nên chờ đợi tín hiệu thị trường rõ ràng hơn”, MSI nhận định.
Tương tự là VCSC: “Chúng tôi cho rằng hai chỉ số có thể sẽ tiếp tục tích lũy đi ngang quanh vùng giá 560 của VN-Index và 77 của HNX-Index. Đồng thời, các quỹ ETF sẽ thực hiện hoạt động tái cơ cấu danh mục trong phiên 18/9 cho nên thanh khoản sẽ tăng mạnh trong phiên giao dịch này. Ngoài ra, lực cầu ngắn hạn sẽ sớm gia tăng trở lại trong vài phiên tới và mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp”.
Còn FPTS lại cho rằng: “Trong phiên cuối tuần, nhiều khả năng thị trường sẽ có biến động mạnh khi nhà đầu tư đón nhận thông tin chính thức từ FED. Mặt khác, đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng trong thời hạn cơ cấu danh mục của các ETFs. Điều này sẽ khiến diễn biến của các chỉ số sẽ rất khó dự đoán do vừa phản ánh kỳ vọng về thông tin của nhà đầu tư, vừa chịu tác động từ giao dịch khối lượng lớn của các quỹ. Trong đó, những dấu hiệu về xu hướng ra/vào của dòng tiền khả năng sẽ bị nhiễu mạnh và có thể gây sai lầm trong việc nhận định xu hướng kế tiếp của các index. Do đó, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và chưa vội gia tăng tỷ trọng lúc này”.
Đối với các Dự còn lại, những nhận định vẫn chung chung như “vẫn đang trong một pha tích lũy ngắn hạn”, hay “chưa thể phá vỡ trạng thái xập xình”, hoặc “tiếp tục đứng ngoài quan sát”...
Tổng kết tuần giao dịch từ 14/9 đến 18/9, cho dù đây là tuần mà các quỹ ETFs cơ cấu danh mục, nhưng thị trường vẫn tiếp tục diễn biến đi ngang tích lũy trong khoảng hẹp trên nền thanh khoản rất thấp khi tâm lý nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng bởi còn ngóng chờ kết quả từ Fed. Ngay cả khi có Fed tuyên bố chưa tăng lãi suất đồng USD, thị trường vẫn chưa có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy có thể phá vỡ hiện trạng này.
Về phía các chỉ số, với cùng 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, nhưng VN-Index giảm 0,49 điểm (-0,08%) về 566,25 điểm, còn HNX-Index lại tăng 0,24 điểm (+0,3%) lên 77,75 điểm.
TRÚNG |
TRUNG LẬP |
TRẬT |
|
T2/14/9 HOSE(-4,57/0,81%/562,17) HNX(-0,73/0,94%/76,8) |
SHS, FPTS, IVS |
KIS, BSC, MBS, SSI, BVSC, MBKE, VCSC, VDSC |
MSI |
T3/15/9 HOSE(+1,1/0,2%/563,27) HNX(-0,16/0,21%/76,64) |
FPTS, BVSC, MBKE, SHS, BSC, MBS, SSI, VDSC, VCSC, IVS |
MSI, KIS |
|
T4/16/9 HOSE(+0,86/0,15%/564,13) HNX(+0,06/0,08%/76,69) |
VCSC |
FPTS, SHS, BSC, KIS, BVSC, MSI, SSI, IVS, MBS, MBKE, VDSC |
|
T5/17/9 HOSE(-1,65/0,29%/562,48) HNX(+0,53/0,68%/77,22) |
MSI, VCSC |
FPTS, SHS, KIS, BSC, BVSC, MBS, SSI, IVS, MBKE, VDSC |
|
T6/18/9 HOSE(+3,77/0,67%/566,25) HNX(+0,54/0,69%/77,75) |
MSI, VCSC |
SHS, KIS, SSI, BVSC, MBKE, MBS, VDSC, IVS, BSC |
FPTS |