SSC: Khuyến nghị nắm giữ
(CTCK Bảo Việt – BVSC)
Qua kết quả kinh doanh quý I có thể thấy Công ty đã có một chuyển biến tich cực trong việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận biên. Do đó, chúng tôi kỳ vọng từ quý 2 khi bước vào mùa vụ kinh doanh chính của SSC Công ty sẽ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn và hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của năm. Với lợi nhuận kế hoạch 2014, PE forward của SSC khoảng 6.8 lần, tuy ở mức khá hợp lý tuy nhiên tình trạng thanh khoản thấp đã làm giảm đi tính hấp dẫn của cổ phiếu vì vậy chúng tôi vẫn duy trì đánh giá “Neutral” với cổ phiếu SSC với mục đích đầu tư ngắn hạn.
Với mục tiêu đầu tư dài hạn SSC sẽ là một cổ phiếu rất đáng chú ý do (1) Lĩnh vực nông nghiệp đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đâu tư trong và ngoài nước (2) SSC đã chiếm được một thị phần lớn trong ngành giống cây trồng đặc biệt là đối với sản phẩm bắp, Công ty không chỉ có thị phần lớn tại Việt Nam mà còn có vị trí tương đối tại thị trường Lào và Campuchia (3) SSC có khả năng tự nghiên cứu khảo nghiệm hoặc mua bản quyền nhờ đó Công ty có thể độc quyền phân phối sản phẩm và có được biên lợi nhuận tốt hơn.
>> Tải báo cáo
DHG: Kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai nhờ Nhà máy Non-betalactam
(CTCK Maybank KimEng - MBKE)
Hệ điều trị (ETC) vẫn tiếp tục khó khăn trong khi tăng trưởng từ kênh thương mại (OTC) không đủ để bù đắp sụt giảm từ ETC là nguyên nhân chính khiến doanh thu quý I/2014 giảm.
Tuy nhiên, điều này một phần cũng do ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, quý I thường là mùa cao điểm của ETC nhưng lại là thấp điểm của OTC. Ngoài ra, doanh thu từ ETC của DHG hiện chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu (dưới 20%). Chiến lược của công ty vẫn là tập trung vào OTC. Do đó, ngoài thương hiệu, việc sở hữu một hệ thống phân phối lớn mạnh nhất sẽ là lợi thế giúp DHG tiếp tục phát triển thị trường này.
Nhà máy mới Non-betalactam đi vào hoạt động từ quý II/2014 ngoài nâng công suất của DHG lên gấp đôi còn giúp DHG hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế. Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 5 năm tới khoảng 20%/năm.
>> Tải báo cáo
VNM: PE kỳ vọng khoảng 16,7 lần
(CTCK Maybank KimEng - MBKE)
Lợi nhuận ròng sụt giảm do giá sữa nguyên liệu tăng và VNM chi khá nhiều chi phí cho hoạt động bán hàng và marketing để giữ thị phần. Việc này khiến chúng tôi điều chỉnh dự báo kết quả kinh doanh 2014 của VNM, theo đó giá mục tiêu cũng được điều chỉnh còn 150.000 đ/cp. Trong tình hình sức mua đang giảm và giá sữa nguyên liệu tăng, chúng tôi cho rằng kế hoạch lợi nhuận 2014 giảm là hợp lý. Tuy vậy, VNM vẫn có tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn khi sức mua tăng trở lại nhờ tăng công suất và mở rộng hợp tác quốc tế. Cổ phiếu VNM đang được giao dịch ở mức PE kỳ vọng 2014 là 16,7 lần, khá hấp dẫn so với 26,3 lần của bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực.
>> Tải báo cáo
STB: Khuyến nghị theo dõi
(CTCK Vietcombank – VCBS)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2014 với lợi nhuận trước thuế đạt 793,8 tỷ đồng (-11,1% yoy, tương đương 26% kế hoạch năm) do NIM giảm và lỗ từ hoạt động đầu tư Cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng tài sản có khả năng sinh lãi lớn. Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh quý I/2014 của STB dù giảm sút so với cùng kì nhưng vẫn tương đối khả quan, góp phần củng cố khả năng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cho năm 2014 (3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế). Tuy nhiên mức trích lập dự phòng thấp cùng tỷ lệ nợ xấu gia tăng tiếp tục là những điểm đáng lưu tâm. Bên cạnh đó, việc sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam dù chưa đi đến đề án chính thức nhưng vẫn làm dấy lên các vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản của STB nếu như thương vụ được thực hiện. Trong trường hợp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2014, EPS forward của STB đạt 1.761 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E 11 lần. Chúng tôi khuyến nghị Theo dõi đối với cổ phiếu STB.
>> Tải báo cáo
CII: Khuyến nghị mua
(CTCK Vietcombank – VCBS)
VCBS cho rằng diễn biến giá CII là dễ hiểu, tiến tới đưa cổ phiếu CII về gần với mức giá điều chỉnh. Quá trình này có thể tiếp tục đến khi cổ phiếu CII chạm mức 18.910 – 21.000 đồng/cp (tương đương hoặc cao hơn khoảng 10% so với mức giá chuyển đổi). Theo dự phóng của chúng tôi, EPS 2014 của CII đạt khoảng 2.400 đồng/cp trước khi chuyển đổi, và mức này hầu như sẽ không bị pha loãng trong năm 2014 do trong trường hợp việc chuyển đổi diễn ra thời điểm sớm nhất sẽ rơi vào cuối năm 2014, khi đó mức P/E forward của CII ở mức 7,9x – 8,8x, là mức tương đối hấp dẫn so với mức P/E hiện tại (25,5x) và so với các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng khả quan. Chúng tôi duy trì quan điểm MUA cổ phiếu CII khi giá về mức điều chỉnh hợp lý.
>> Tải báo cáo