VN-Index tăng lên trên 955 điểm
Trong phiên sáng, thanh khoản đột ngột tăng vọt, nhóm vốn hóa nhỏ và vừa bị chốt lời ở một số mã, nhưng với đà tăng vọt của một số bluechip đã dìu dắt VN-Index lên trên 955 điểm.
Trong phiên chiều, áp lực bán chốt lời nhẹ đẩy VN-Index lui xuống ngưỡng 953 điểm, nhưng chỉ số bật tăng mạnh mẽ và tiến sát ngưỡng 960 điểm.
Trong đợt khớp ATC, lực mua yếu dần và thay thế bằng lực bán chốt lời nhẹ đã khiến VN-Index lỡ hẹn với mốc này.
Tuy nhiên, điểm tích cực lớn là thanh khoản khớp lệnh đã tăng mạnh so với phiên hôm qua, với việc bluechip hút mạnh dòng tiền trở lại.
Dòng tiền vẫn đổ vào nhóm vốn hóa vừa và nhỏ với FLC khớp lệnh hơn 31,6 triệu đơn vị; HAG có 23,7 triệu đơn vị; IDI có 8,2 triệu đơn vị; ASM có 6,8 triệu đơn vị và ITA có hơn 6,3 triệu đơn vị.
Thanh khoản khá còn có SCR, HHS, QCG, HQC, GTN, khớp từ 2,4 triệu đến 4,5 triệu đơn vị và như nhóm cổ phiếu trên cũng cùng có màu xanh, riêng HHS duy trì sắc tím.
Ngược lại, sự phân hóa đã đẩy HAI, DXG, DLG, TLD, FTM, DIG, OGC, FIT, HBC, PVD, AAA, GEX …mất điểm.
Nhóm ngân hàng thuộc nhóm có thanh khoản và phân hóa điển hình nhất khi MBB -0,2% xuống 23.450 đồng; CTG -1% xuống 23.600 đồng; VPB -0,7% xuống 27.100 đồng; STB -0,4% xuống 11.450 đồng; TPB -0,4% xuống 25.500 đồng; EIB -0,4% xuống 14.050 đồng, cùng BID đứng tham chiếu.
Ngược lại, VCB +2,1% lên 58.500 đồng; TCB tăng ấn tượng 6,5% lên 27.800 đồng; HDB +1,1% lên 35.600 đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VIC về tham chiếu 106.400 đồng; VHM -0,2% xuống 110.300 đồng, người anh em VRE tăng 2% lên 40.600 đồng.
Cặp đôi dầu khí lớn tăng khá từ phiên sáng thì đóng cửa đà tăng bị thu hẹp là GAS chỉ còn +1% lên 87.800 đồng; PLX +4,3% lên 60.500 đồng.
2 mã lớn giữ đà tốt là MSN +3,4% lên 84.200 đồng cùng BVH +4,1% lên 78.100 đồng.
Còn lại tăng/giảm nhẹ như VNM -0,18%; SAB -0,63%; VJC -0,1%; FPT -1,1%; NVL +2,3%; MWG +0,7%; ROS +0,2%...
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,64 triệu đơn vị, nhưng giá trị là bán ròng 69,26 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 450.699 đơn vị, giá trị mua ròng 9,97 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 136.045 đơn vị, nhưng giá trị là mua ròng 3,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/7: VN-Index tăng 6,66 điểm (+0,7%), lên 956,39 điểm; HNX-Index giảm 0,6 điểm (-0,56%), xuống 106,16 điểm; UpCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,38%), lên 50,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.418 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Đà bán tháo của nhóm cổ phiếu công nghệ đã khiến cả 3 chỉ số chính trên Phố Wall nhuốm sắc đỏ trong các phiên trước và đà giảm chưa dừng lại trong phiên ngày Thứ Hai.
Chỉ số công nghệ mất 1,8%, sau khi dòng tiền dịch chuyển sang các lĩnh vực khác cùng hoạt động chốt lời trước mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ được đánh giá là sẽ đầy biến động.
Cổ phiếu Facebook và Netflix lần lượt mất 2,2% và 5,7%, kéo theo nhóm cổ phiếu FAANG suy yếu. Các cổ phiếu thuộc nhóm FAANG bao gồm Facebook, Netflix, Apple, Amazon và Alphabet – công ty mẹ của Google.
Lĩnh vực công nghệ sụt giảm, khiến cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ suy yếu.
Nasdaq Composite cũng chứng kiến sự tăng mạnh về số lượng cổ phiếu chạm đáy 52 tuần. Vào ngày thứ Hai, có 102 cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq sụt xuống mức thấp nhất trong 1 năm hoặc hơn.
Wayne Kaufman, Giám đốc phân tích thị trường tại Phoenix Financial Services, nhận định: “Dòng tiền khổng lồ trong nhóm cổ phiếu công nghệ đang một phần bị rút ra hoặc chuyển sang nhóm khác. Mọi người tỏ ra lo ngại về chu kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ, cùng với đó, những tranh chấp về thương mại đang ở phía trước cũng là tâm điểm”.
Hiện mùa báo cáo lợi nhuận quý đã qua hơn một nửa chặng đường, các nhà phân tích dự báo lợi nhuận của các công ty thuộc S&P 500 tăng 22,6%, cao hơn dự báo 20,7% so với hồi đầu tháng 7/2018. Trong số 270 công ty đã báo cáo lợi nhuận, có đến 82,6% số công ty này có lợi nhuận vượt qua dự báo.
Vào phiên ngày thứ Hai, có đến 7/11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 nhuốm sắc đỏ.
Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng tăng 0,8% do giá dầu nhảy vọt nhờ khả năng gián đoạn nguồn cung.
Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Dow Jones giảm 144,23 điểm (-0,57%), xuống 25.306,83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,22 điểm (-0,58%), xuống 2.802,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 107,42 điểm (-1,39%), xuống 7.630,00 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản gần như không đổi và trong phiên cũng chỉ biến động nhẹ, sau khi Ngân hàng trung ương nước này (BOJ) công bố điều chỉnh chính sách tiền tệ nhưng không hạn chế chính sách cực kỳ lỏng lẻo hiện tại.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng nhẹ 0,04% lên 22.553,72 điểm. Nhưng Topix lại giảm 0,84% xuống 1.753,29 điểm, do bị nhóm cổ phiếu ngân hàng kéo xuống.
Sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, BOJ cam kết vẫn sẽ giữ chính sách cực kỳ lỏng lẻo hiện tại , nhưng cũng thực hiện các biện kích thích kinh tế linh hoạt hơn, phản ánh dự báo rằng sẽ mất thời gian để lạm phát đạt được mục tiêu 2%.
Nhóm cổ phiếu ngân đã mất 2,8% do lợi suất trái phiếu Nhật Bản giảm sau thông báo của BOJ.
Tetsuro Ii, Giám đốc điều hành của Commons Asset Management cho biết: “Đối với những người đã mua cổ phiếu ngân hàng với kỳ vọng BOJ sẽ khắc phục các tác dụng phụ của việc nới lỏng chính sách tiền tệ lâu nay thì thông báo ngày hôm nay đã khiến họ thất vong.
Nhưng tôi thì không. Vì chúng tôi chưa biết mức độ linh hoạt mà thông báo đã nêu, chúng tôi sẽ phải xem xét thêm các bình luận từ Thống đốc (Haruhiko) Kuroda và Phó thống đốc (Masayoshi) Amamiya”.
Capcom tăng 6,6% lên mức cao nhất trong 18 năm sau khi lợi nhuận ròng trong quý I tăng 7,5 lần so với năm trước, nhờ sự thành công của trò chơi “Monster Hunter”.
Fancl Corp, TDK Corp và Oriental Land tăng từ 4,1 đến 5,4% sau khi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý.
Gurunavi tăng vọt 17,5% sau khi công bố hợp tác với công ty thương mại điện tử Rakuten.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, nhờ sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản và năng lượng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,%3 lên 2.876,40 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,1% lên 3.517,66 điểm.
Trong tháng 7 này, SSEC tăng 1%, trong khi CSI300 tăng 0,2%. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại kể từ đầu năm, SSEC giảm 13%, CSI300 giảm 12,7%.
Phiên hôm nay, dẫn đầu đà tăng là các công ty bất động sản tăng 1,6%, ngành năng lượng tăng 0,6%.
Trong khi đó, dữ liệu cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 chậm lại nhiều hơn dự kiến, trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ ngày một xấu đi.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất có Tianjin Songjiang Co Ltd tăng 10,15%; Taiyuan Chemical Industry Co Ltd tăng 10,08% và Weifang Yaxing Chemical Co Ltd tăng 10,06%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Hongfa Technology Co Ltd giảm 10%; Wuhan Yangtze Communication Industry Group Co Ltd giảm 10% và Delixi Xinjiang Transportation Co Ltd giảm 9,84% .
Chứng khoán Hồng Kông mất điểm do ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghệ phố Wall đã lây lan san Thành phố.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,52% xuống 28.583,01 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,2% xuống 11.024,73 điểm.
Chỉ số phụ ngành năng lượng tăng 0,8%, ngành tài chính giảm 0,38% và bất động sản đóng cửa giảm 0,33%.
Ngành CNTT đặc biệt giảm 3,22%, với cổ phiếu của gã khổng lồ Tencent mất 3,3%.
Cổ phiếu Tencent giảm sâu sau khi cổ phiếu công nghệ trên Phố Wall vấp ngã qua đêm khi sự sụt giảm đáng thất vọng từ Facebook, Twitter và Netflix.
Cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay là MTR Corp Ltd tăng 2,44%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd giảm 4,78%.
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất gồm Guangzhou Automobile Group Co Ltd tăng 2,94%; PICC Property và Casualty Co Ltd tăng 1,96% và China Telecom Corp Ltd tăng 1,92%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm nặng nhất là Bảo hiểm P & C ZhongAn Online giảm 5,39%, Tencent Holdings Ltd giảm 3,3% và Huaneng Power International Inc giảm 3,1%.
Kết thúc phiên 31/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 8,88 điểm (+0,04%), lên 22.553,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 150,12 điểm (-0,52%), xuống 28.583,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,35 điểm (+0,26%), lên 2.867,40 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.325 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,66 - 36,86 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.669 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.245 - 23.325 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tài chính tiêu dùng: Cuộc chơi lắm gian nan
Được đánh giá có sức hấp dẫn lớn, khi nhu cầu vay phục vụ mua sắm trong dân ngày càng tăng, nhưng “sân chơi” tài chính tiêu dùng cũng vô cùng khốc liệt..>> Chi tiết
- Vấn nạn doanh nghiệp giải trình kiểu đối phó
Bên cạnh một số doanh nghiệp làm tốt hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR), còn không ít doanh nghiệp vẫn coi nhẹ vấn đề này, mà dễ thấy nhất là trong khâu giải trình..>> Chi tiết
- Hẹp cửa cho ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp
Với quy định mới của Ngân hàng Nhà nước sắp có hiệu lực, các ngân hàng thương mại sẽ “hẹp cửa” hơn khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp..>> Chi tiết
- M&A: Mảnh đất rộng cho ngành tư vấn nội
Hoạt động M&A diễn ra sôi động ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt ở ngành bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản, tài chính và nông nghiệp, đây là cơ hội lớn cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn – công ty chứng khoán..>> Chi tiết
- 12 dự án thua lỗ ngành Công thương dần tìm ra lối thoát
Theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sau hơn 1 năm triển khai xử lý, trong số 12 dự thua lỗ ngành Công thương, nhiều dự án ghi nhận sự cải thiện với kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh bắt đầu có lãi trở lại..>> Chi tiết
- Kỷ nguyên tăng trưởng dễ dàng của Facebook đã chấm dứt
Nhiều người từng tỏ ra lo ngại về việc Facebook Inc đang trở nên quá lớn mạnh. Nếu vậy, tin tốt là công ty này vừa giảm kích cỡ 20% chỉ trong 1 ngày..>> Chi tiết