Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: "Đánh úp" cuối phiên

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; “Ẩn nấp” trong tín dụng tiêu dùng, vốn vào bất động sản vẫn bị siết; Muôn nẻo vốn ngoại vào thị trường vốn;  Có nên quan tâm tới P/E?; Thoái vốn đang tạo sức hút cao với nhà đầu tư ngoại; Chứng khoán Mỹ có phiên đầy sóng gió; Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm qua... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index bị đẩy lùi trong đợt khớp ATC

Mặc dù áp lực bán vẫn khá lớn khiến thị trường rung lắc mạnh trong phiên sáng 31/1, VN-Index có lúc rơi xuống dưới mốc 1.105 điểm

Tuy nhiên, một số bluechip và vốn hóa lớn đã làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường.

Sang phiên chiều, dòng tiền tiếp tục hấp thụ mạnh. Nhưng diễn biến này chỉ được giữ trong hơn 20 phút, sau đó đà tăng dần thu hẹp bởi áp lực bán gia tăng mạnh.

Bất chấp sắc đỏ có phần chiếm ưu thế hơn, cùng việc điều chỉnh giảm khá sâu của những người anh em cùng họ như PVD, PVS giảm sàn, PVC giảm sát sàn, nhưng GAS lại có phiên giao dịch khá bùng nổ.

Sau khi lấy lại đà tăng trong phiên sáng, GAS tăng kịch trần 7%, khớp lệnh  2,29 triệu đơn vị.

ROS về cuối phiên tăng đột biến 7% lên mức giá trần, khớp 1,18 triệu đơn vị.

Trong đợt khớp ATC, lực cung ồ ạt bung ra đã nhấn chìm thị trường. VN-Index không giữ nổi sắc xanh mà quay đầu điều chỉnh nhẹ.

Dòng bank đồng loạt quay đầu điều chỉnh về mức giá thấp nhất ngày, tạo gánh nặng lớn lên thị trường. BID giảm 5%; CTG giảm 3%; VCB giảm 0,6%; MBB giảm 2,7%; STB giảm 5%; HDB giảm 0,9%.

Nhóm chứng khoán cũng suy giảm như SSI giảm 6,6% xuống mức giá thấp nhất ngày 34.100 đồng/CP, HCM giảm 2,7%, VND giảm 5,4%, AGR giảm 1,9%.

Trong khi người anh cả GAS bùng nổ thì các mã khác trong nhóm P lại giao dịch khá tiêu cực như PVD giảm hết biên độ 6,9%, PLX giảm 1,1%.

Nhiều mã lớn khác cũng giao dịch thiếu tích cực như VNM giảm 0,5%, VJC giảm 1%, BVH giảm 4,3% ...

Sóng lớn trong phiên hôm qua là nhóm bất động đã nhanh chóng thoái lui, hàng loạt mã quay đầu giảm điểm như SCR, OGC, HQC, ASM, IDI, ITA, SJS, HBC... thậm chí nằm sàn như DIG, KBC.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 2,15 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 148,15 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 988.211 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 33,12 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 525.070 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 69,43 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 31/1:  VN-Index giảm 0,2 điểm (-0,02%), xuống 1.110,36 điểm; HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,15%), xuống 125,9 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,91%), lên 59,46 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 12.427 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ leo lên đỉnh 3,5 năm sau khi Fed bắt đầu cuộc họp chính sách 2 ngày.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tăng 0,95 điểm lên 14,79 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 17/08/2017.

Phiên ngày thứ Ba, nhóm cổ phiếu y tế tác động tiêu cực nhất đến các chỉ số chính trên Phố Wall sau khi Amazon, JP Morgan Chase và Berkshire Hathaway thông báo kế hoạch hợp tác để giảm bớt chi phí y tế.

Đóng cửa phiên thứ Hai, lĩnh vực y tế của S&P 500 đang chuẩn bị ghi nhận tháng có thành quả tốt nhất kể từ tháng 10/1999, khi tăng tới 10,98%. Nhưng chỉ sau một ngày đã giảm 2,13%.

Trong các thành phần thuộc Dow Jones, cổ phiếu UnitedHealth giảm mạnh nhất với 4,3%, ngoài ra Pfizer cũng lao dốc 3,1% mặc dù công bố báo cáo tài chính tốt hơn dự kiến.

Kết thúc phiên 30/1, chỉ số Dow Jones giảm 362,59 điểm (-1,37%), xuống 26.076,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,10 điểm (-1,09%), xuống 2.822,43 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 64,02 điểm (-0,86%), xuống 7.402,48 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có thêm một phiên giảm mạnh với hầu hết các ngành giao dịch trong tiêu cực, điểm sáng chỉ còn ở Advantest tăng mạnh sau khi tăng dự báo lợi nhuận.

Chốt phiên, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,8% xuống 23.098,29 điểm, đây đã là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số này.

Mặc dù chỉ số Nikkei 255 đã tăng 1,5% trong năm nay, nhưng nó đã mất 4,5% so với đỉnh cao 26 năm đạt được trong tuần trước.

Phiên hôm nay, có 30 trên 33 chỉ số phụ theo dõi các ngành giảm điểm với các công ty khai thác mỏ và các nhà sản xuất thép thua lỗ lớn nhất.

Trong đó, Inpex Corp giảm 2,4% và Nippon Steel và Sumitomo Metal giảm 2,1%.

Điểm sáng Advantest Corp tăng 5,7% sau khi nâng mức lợi nhuận thuần lên 15 tỷ yên (137,96 triệu USD) từ mức 14,5 tỷ yên cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018.

Chỉ số chính của chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, nhưng chỉ số CSI300 lại tăng mạnh nhờ sự hồi phục của các công ty bất động sản và tiêu dùng.

Shanghai Composite giảm 0,19% xuống 3.481,51 điểm. Chỉ số CSI300 lue-chip tăng 0,48% lên 4.275,90 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,22%, tiêu dùng tăng 2,59%, bất động sản tăng 2,86%, và chăm sóc sức khỏe tăng 0,37%.

Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất phiên hôm nay là Maoye Commercial Co Ltd tăng 10,03%, Guanghui Logistics Co Ltd tăng 9,94% và Beijing Vantone Real Estate tăng 9,91%.

Nhóm cổ phiếu mất mát lớn nhất thuộc về Lotus Health Group Co giảm 10,11%, Anyuan Coal Industry Group Co Ltd giảm 10,06% và Hunan Chen Dian International Development Co Ltd giảm 10,02%.

Khoảng 20,73 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 105,8% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông bật tăng mạnh trở lại, và kết thúc có tháng tăng tốt nhất trong gần 3 năm qua nhờ nhóm cổ phiếu tài chính và dịch vụ.

Hang Seng-Index tăng 0,86% lên 32.887,27 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,29% lên 13.561,65 điểm.

Trong tháng 1 này, chỉ số HSI tăng 9,9%, đánh dấu tháng tăng điểm thứ tư liên tiếp và tốt nhất kể từ tháng 4/2015.

Chỉ số phụ dõi ngành năng lượng giảm 0,9%, ngành CNTT tăng 0,48%, tài chính tăng 1,32% bất động sản tăng 0,09%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là Tập đoàn WH Group tăng 4,41%, trong khi giảm mạnh nhất là China Resources Power Holdings Co Ltd giảm 1,77%.

Nhóm cổ phiếu nhóm H tăng giá nhiều nhất là New China Life Insurance Co Ltd tăng 3,04%, China Life Insurance Co Ltd tăng 2,92% và Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của China Ltd tăng 2,83%

Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất là Huaneng Power International Inc giảm 1,93%, Great Wall Motor Co Ltd giảm 1,7%, China Petroleum & Chemical Corp giảm 1,5%.

Khoảng 3,42 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên dàn, 141,2% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Kết thúc phiên 31/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 193,68 điểm (-0,83%), xuống 23.098,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 279,98 điểm (+0,86%), lên 32.887,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,18 điểm (-0,21%), xuống 3.480,83 điểm.

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,68 - 36,90 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.441 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

“Ẩn nấp” trong tín dụng tiêu dùng, vốn vào bất động sản vẫn bị siết

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất - kinh doanh..>> Chi tiết

- Muôn nẻo vốn ngoại vào thị trường vốn

Từ đầu năm 2017 đến nay, dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhờ sự tham gia ngày một tích cực này, thị trường được tiếp thêm sức mạnh, đưa các chỉ số chứng khoán liên tục tăng cao. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại đổ vào dồn dập có thể tiềm ẩn rủi ro..>> Chi tiết

Có nên quan tâm tới P/E?

Hiện đang có 2 quan điểm khá đối lập khi đánh giá về P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam..>> Chi tiết

Thoái vốn đang tạo sức hút cao với nhà đầu tư ngoại

“Quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở Việt Nam đang tạo sức hút cao với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để hút dòng vốn ngoại thực chất và mạnh hơn, Việt Nam cần có cách làm mới”, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ..>> Chi tiết

Ô tô 'made in Việt Nam' thất thế, vỡ mộng xe Việt chạy khắp ASEAN

Bộ Tài chính không đồng ý ưu đãi thêm cho ô tô sản xuất trong nước vì lo ngại trái cam kết quốc tế. Trong khi đó, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước cảnh báo không có thêm ưu đãi này, ngành ô tô Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu..>> Chi tiết

Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng 2,5%, mạnh nhất trong 10 năm qua

Với mức tăng trưởng ấn tượng 2,5%, được đánh giá là tốt nhất kể từ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được coi là trung tâm của quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu trong năm 2017..>> Chi tiết

Tin bài liên quan