Thị trường tài chính 24h: 100 ngày tới xử lý việc nghẽn lệnh?

Thị trường tài chính 24h: 100 ngày tới xử lý việc nghẽn lệnh?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Chuyện lạ trên thị trường tín dụng; Khối ngoại bán ròng, không đáng ngại; Ông Lê Hải Trà tiết lộ về "kế hoạch 100 ngày" giảm nghẽn cho HOSE; Cú lao dốc 15% của chứng khoán Trung Quốc cho thế giới thấy điều gì sẽ xảy ra khi kích thích kết thúc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/3 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 70.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,08 – 55,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 6,9 USD lên 1.734,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên trên 1.735 USD/ounce, trước khi lùi bước và về gần 1.730 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,08% lên 92,60 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.218 đồng, tăng 12 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.010 - 23.190 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,05 USD (-1,72%), xuống 60,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,91 USD (-1,41%), xuống 63,50 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Cổ phiếu FLC về mệnh

Sau phiên sáng nhích nhẹ nhờ một số cổ phiếu lớn làm trụ đỡ, đặc biệt là VIC, thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng quay trở lại.

Ngay khi nhích thêm đôi chút thì áp lực bán gia tăng nhanh, đẩy chỉ số về dưới tham chiếu. Tình trạng nghẽn lệnh đến hẹn lại lên đã khiến VN-Index gần như chỉ bò ngang quanh tham chiếu 1.161 điểm cho đến khi đóng cửa.

Giao dịch hút chú ý tại FLC, khi từ mức giảm 4,3% từ sớm được kéo lên mức giá trần +6,7% lên 10.450 đồng, khớp hơn 55,4 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 25,7 triệu đơn vị.

Liên quan đến FLC là ROS. Nhưng mã này mất 2,3% xuống 4.180 đồng, khớp lệnh cũng chỉ đứng sau FLC trên sàn với hơn 33,1 triệu đơn vị.

Tân binh SSB có thêm một phiên tăng kịch trần +6,9% lên 21.550 đồng, khớp hơn 1,46 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 4,62 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,02 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 291,62 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/3: VN-Index tăng 1,29 điểm (+0,11%), lên 1.163,1 điểm; HNX-Index giảm 1,5 điểm (-0,56%), xuống 267,19 điểm; UpCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,15%), xuống 80,38 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục lao dốc trong phiên ngày thứ Tư (24/3) khi lợi suất trái phiếu hạ nhiệt đã không thể ngăn được đà bán tháo trên diện rộng, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu công nghệ khiến Nasdaq Composite đánh mất hơn 2%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm mất 3 điểm cơ sở xuống 1,61% vào ngày thứ Tư, giảm phiên thứ 3 liên tiếp sau khi chạm đỉnh 14 tháng vào thứ Sáu tuần trước.

Kết thúc phiên 24/3, chỉ số Dow Jones giảm 3,09 điểm (-0,01%), xuống 32.420,06 điểm. Chỉ số S&P 50 giảm 21,38 điểm (-0,55%), xuống 3.889,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 265,81 điểm (-2,01%), xuống 12.016,89 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, khi giới đầu tư ồ ạt mua lại nhóm cổ phiếu chu kỳ, vốn đã giảm sâu gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,14% lên 28.729,88 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,4% lên 1.955,55 điểm.

“Có rất nhiều thông tin bi quan đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán cổ phiếu theo chu kỳ trong ngày hôm qua. Hôm nay họ đang mua lại, ”Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities cho biết.

Cổ phiếu Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo, dẫn đầu mức tăng trên Nikkei 225với mức tăng 1,39%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng tốt với Mitsubishi UFJ tăng 2,48% và Sumitomo Mitsui tăng 2,6%, trong khi Tập đoàn tài chính Mizuho tăng 2,01%.

Các cổ phiếu liên quan đến chip và công nghệ giảm theo chân nhóm cổ phiếu cùng ngành Wall đêm qua với Advantest mất 1,89% và Tokyo Electron giảm 1,49% và SoftBank Group, giảm 2,84%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm từ sớm, trong bối cảnh lo ngại kéo dài về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước phương Tây về vấn đề Tân Cương.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 3.363,59 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip chỉ giảm 0,05% xuống 4.926,35 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite hiện đã mất 9,86% so với mức cao nhất vào ngày 18/2, cách không xa so với mức giảm 10%, thường được sử dụng để xác định một xu hướng điều chỉnh. Còn CSI300 chắc chắn đang trong một đợt điều chỉnh, khi giảm gần 17% so với mức đỉnh gần nhất.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, chịu áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ thực hiện các biện pháp có thể loại bỏ một số công ty nước ngoài ra khỏi phố Wall.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,07% xuống 27.899,61 điểm điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,96% xuống 10.744,27 điểm.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) của Mỹ đã thông qua các biện pháp theo Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài dưới thời ông Trump, nhằm loại bỏ các công ty Trung Quốc ra khỏi phố Wall, nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ trong ba năm liên tiếp.

Theo đó, các công ty có niêm yết ở Mỹ dẫn đầu sự sụt giảm như JD.com mất 3,57%, Alibaba giảm 3,91% và NetEase giảm 2,25%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm, chấm dứt chuỗi năm phiên giảm liên tiếp trước đó, nhờ sự trấn an từ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tạo ra hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh hơn từ đại dịch Covid-19

Thị trường dường như ít phản ứng với thông tin Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo vào vùng biển gần Nhật Bản hôm thứ Năm.

Kết thúc phiên 25/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 324,36 điểm (+1,14%), lên 28.729,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,47 điểm (-0,10%), xuống 3.363,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 18,53 điểm (-0,06%), xuống 27.899,61 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 11,89 điểm (+0,40%), lên 3.008,33 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chuyện lạ trên thị trường tín dụng

Hiếm khi hệ thống ngân hàng có con số tăng trưởng huy động âm, điều đó đã xảy ra vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua..>> Chi tiết

- Khối ngoại bán ròng, không đáng ngại

Có những căn cứ để các chuyên gia lạc quan rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam nằm ngoài sự kiện “taper tantrum”..>> Chi tiết

- Trả lời VTV: Ông Lê Hải Trà tiết lộ về "kế hoạch 100 ngày" giảm nghẽn cho HOSE

Ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HOSE đã trả lời phỏng vấn của VTV về tình trạng nghẽn lệnh cũng như kế hoạch 100 ngày để giảm tải tình trạng này..>> Chi tiết

- Cú lao dốc 15% của chứng khoán Trung Quốc cho thế giới thấy điều gì sẽ xảy ra khi kích thích kết thúc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang cho thế giới thấy điều gì sẽ xảy ra khi các ngân hàng trung ương và chính phủ bắt đầu thoát khỏi các biện pháp kích thích dễ dàng thời đại dịch..>> Chi tiết

Tin bài liên quan