* Phiên giao dịch đầu tuần 12/3, vùng đỉnh cũ 1.130 điểm xác lập trước Tết đang trở thành vùng háng cự rất mạnh của VN-Index. Từ đầu tháng 3, VN-Index đã có nhiều lần thử vượt qua ngưỡng cản này nhưng đều thất bại.
Kịch bản một lần nữa lại lặp lại, khi VN-Index cũng được kéo lên trên ngưỡng 1.135 điểm ngay đầu phiên và dần bị đẩy nhẹ trở lại sau đó.
Đầu phiên chiều, VN-Index một lần nữa muốn tẩu thoát khỏi vùng 1.130 điểm, nhưng bị đẩy lùi xuống sát ngưỡng tham chiếu trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC.
Tưởng chừng thị trường sẽ có thêm phiên giảm điểm như phiên cuối tuần trước, nhưng may mắn đã xuất hiện khi nhóm ngân hàng vẫn giữ được sự chắc chắn, cùng với sự giúp sức thêm của GAS, MSN, MWG, VJC.
Đóng cửa, VN-Index tăng 2,88 điểm (+0,26%), lên 1.126,29 điểm; HNX-Index tăng 1,48 điểm (+1,16%), lên 129,06 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,1%), xuống 61,31 điểm.
Về phần các dự, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định khá đúng khi cho rằng chỉ số sẽ tiếp tục rung lắc (BSC); Biến động giằng co (BVSC).
Đặc biệt SHS đã dự đoán chính xác cho cả tuần giao dịch khi cho quan điểm “Trong tuần giao dịch tới, VN-Index có thể sẽ phá được ngưỡng 1.130 điểm trong 1 hoặc 2 phiên đầu tuần để tăng đến mục tiêu tiếp theo của chỉ số tại 1.150 điểm”.
Bên cạnh đó, KBSV cho rằng, mức rủi ro của thị trường chưa có dấu hiệu giảm bớt và đề xuất tiếp tục tạm thời đứng ngoài thị trường.
* Sang phiên 13/2, Cho dù có sự phân hóa khá rõ nét, song nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường và CTG là đầu kéo khi hút mạnh dòng tiền nên tăng nhanh cả về thanh khoản lẫn điểm số ngay khi mở cửa.
Kể từ khi thiết lập mốc 1.130 điểm hồi tháng 1/2018, VN-Index liên tục gặp khó trước mốc cản tâm lý này, thậm chí nhiều phiên VN-Index bổ nhào, giảm hàng chục điểm khi cố vượt qua ngưỡng này.
Diễn biến này tiếp tục lặp lại. Dưới sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc cản 1.130 điểm. Nhưng cũng ngay sau đó, áp lực bán đã tăng mạnh, kéo VN-Index rơi trở lại mốc tham chiếu và rung lắc mạnh dưới ngưỡng này.
Những tưởng VN-Index sẽ khó thoát một phiên giảm điểm thì bất ngờ đã xảy ra. Ngay khi bước vào đợt khớp lệnh giá đóng cửa, dòng tiền được dồn mạnh vào nhóm midcap khiến nhóm này đồng loạt tăng điểm, thậm chí nhiều mã đã tăng trần.
Đóng cửa, VN-Index tăng 7,02 điểm (+0,62%) lên 1.133,31 điểm; HNX-Index tăng 0,6 điểm (+0,2%) lên 129,66 điểm. UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,09%) xuống 61,25 điểm.
Về phần các dự Một lần nữa, các công ty chứng khoán đã đúng, khi cho rằng diễn biễn chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giằng co mạnh như BVSC, BSC, FPT, SHS.
Điển hình là FPTS khi nêu quan điểm “Tuần giao dịch này sẽ diễn ra hoạt động cơ cấu mạnh của các ETFs như thường lệ. Bên cạnh đó, đây cũng là tuần giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F1M.
Vì vậy, tình trạng giằng co mạnh nhiều khả năng sẽ tiếp tục chi phối biến động của các chỉ số do tâm lý lo ngại bất ổn xu hướng, đặc biệt là khi nhà đầu tư nước ngoài đang có khuynh hướng bán ròng nhiều hơn”.
* Sang phiên 14/3, trong phiên sáng, với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, VN-Index tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 1.140 điểm ngay đầu phiên, nhưng chịu áp lực chốt lời nên hạ nhiệt. Sau đó, chỉ số này giằng co quanh ngưỡng 1.138 điểm khi sự phân hóa diễn ra trong nhóm bluechip.
Trong phiên chiều, VN-Index một lần nữa chinh phục lại ngưỡng 1.140 điểm, nhưng cũng giống như 2 lần ở phiên sáng, áp lực chốt lời gia tăng, đẩy chỉ số này thoái lui trở lại.
Thậm chí, trong phiên chiều, áp lực chốt lời đã xuất hiện tại nhóm ngân hàng, đẩy nhiều mã quay đầu như CTG, STB, BID, khiến VN-Index bị đẩy lùi mạnh hơn, có lúc về sát tham chiếu.
Khi nhiều nhà đầu tư đã nghĩ tới kịch bán xẩu với VN-Index, thì bất ngờ thị trường lại nhận được sự hỗ trợ đắc lực của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là VNM, VCB và GAS, giúp chỉ số này nảy trở lại vào cuối phiên và đóng cửa tiếp tục có sắc xanh.
Đóng cửa, VN-Index tăng 4,78 điểm (+0,42%), lên 1.138,09 điểm; HNX-Index tăng 0,77 điểm (+0,59%), lên 130,43 điểm; UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,06%), lên 61,29 điểm.
Về phần các dự, PHS dự đoán khá chính xác về điểm số khi cho quan điểm “chỉ số có thể sẽ giữ vững đà tăng trong phiên tới nhằm tiến tới ngưỡng lịch sử”.
Trong khi SHS cũng lạc quan cho rằng “VN-Index có thể sẽ duy trì được đà tăng điểm để hướng đến mốc 1.140 điểm”
Cùng với với diễn biến giằng co thì BVSC, BSC, FPTS lại dự đoán cũng tương đối chính xác.
* Sang phiên 15/3, nở cửa phiên giao dịch áp lực bán đã chiếm ưu thế và tập trung mạnh tại nhóm bluechips, khiến VN-Index ngay lập tức giảm điểm, có thời điểm đã bị đe dọa mốc 1.130 điểm.
Tuy nhiên, cũng tại đây, sức cầu bắt đầu tích cực trở lại và điểm đến vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu "vua", đặc biệt là BID với mức tăng trần, VN-Index đã hồi phục trở lại.
Sự tích cực của sức cầu giúp VN-Index đóng cửa tăng điểm, nhưng vì chưa lan tỏa mạnh, mà chỉ tập trung tại một số cổ phiếu nên thanh khoản chung của thị trường chưa thể cải thiện.
Đóng cửa, VN-Index tăng 0,67 điểm (+0,06%) lên 1.138,76 điểm; HNX-Index tăng 0,86 điểm (+0,66%) lên 131,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,47%) lên 61,58 điểm
Về phần các dự, sau 3 phiên liên tiếp tăng điểm, hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng “thời cơ đang chín muồi” để VN-Index tiếp tục bứt phá, nhưng thực tế chỉ số chỉ may mắn đóng cửa trong sắc xanh nhạt, sau hầu hết thời gian giao dịch dưới tham chiếu.
Tuy nhiên, BSC lại lưu ý đến vùng lịch sử 1.170 hơn, khi VN-Index chinh phục được mốc này.
Trong khi đó, với sự bùng nổ của BID cùng nhóm ngân hàng, FPTS mạnh dạn cho rằng Nhà đầu tư chịu rủi ro tiếp tục xem xét mở lại các vị thế mua thăm dò, chú ý các nhóm ngành đang giữ vai trò hỗ trợ xu thế thị trường chung như: Ngân hàng, thực phẩm – đồ uống.
* Phiên giao dịch cuối tuần 16/3, phiên này, 2 quỹ ETF ngoại chốt danh mục và như truyền thống, các quỹ này tập trung chủ yếu vào đợt khớp lệnh ATC.
Tuy nhiên, lượng mua vào và bán ra của các quỹ này không quá lớn và không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường như mấy năm trước.
Đà tăng mạnh của VN-Index đã được xác lập ngay từ phiên sáng với sự hỗ trợ đắc lực của nhóm cổ phiếu ngân hàng và sự trở lại mạnh mẽ của VNM, VIC, GAS, PLX.
Thanh khoản cũng được duy trì khá tốt, chứ không thời gian trước khi nhà đầu tư thường tỏ ra thận trong trong phiên các quỹ ETF ngoại chốt danh mục.
Bước vào phiên chiều, sau ít phút giằng co, VN-Index đã lấy lại sự cân bằng và đi ngang trên ngưỡng 1.150 điểm trong suốt thời gian sau đó.
Trong đợt khớp ATC, các quỹ ETF hoạt động mạnh, nhưng thị trường gần như không ảnh hưởng nhiều, lực cầu và cung của các quỹ này đều được đáp ứng tốt, nên không có nhiều đột biến về giá của các mã mua vào và loại khỏi danh mục.
Phiên này, khối ngoại bán ròng tổng cộng hơn 23,94 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 1.058,81 tỷ đồng.
Đóng cửa, VN-Index tăng 11,43 điểm (+1,00%), lên 1.150,9 điểm; HNX-Index tăng 1,81 điểm (+1,38%), lên 133,1 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (+0,35%), lên 61,8 điểm .
Về phần các dự, với sự đột biến thường thấy trong các ngày mà các quỹ ETFs cơ cấu danh mục, thì các công ty chứng khoán cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng và quan sát kỹ (BVSC và FFPTS) và tránh muc đuổi (BSC), nhưng BSC lại nhận định sai về điểm số khi nhận định VN-Index vẫn đang giao dịch quanh vùng 1.130-1.140 điểm và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng này trong thời gian tới.
Dự đoán đúng về điểm số tiếp tục là SHS khi nhận định VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để vượt qua ngưỡng tâm lý 1.140 điểm.
Trong khi PHS cho rằng vẫn có thể giải ngân vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan và có tính dẫn dắt thị trường.
Còn KBSV như thường lệ, vẫn đề xuất nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài thị trường quan sát.