Tuy tâm lý thị trường vẫn rất thận trọng, nhưng sức ép lên thị trường đã không còn mạnh như phiên trước.
Cùng với đó, thanh khoản thị trường đã gia tăng mạnh, chủ yếu đến từ giao dịch của cổ phiếu VPB.
Và thực tế, VN-Index đã có nhịp hồi nhẹ ở nửa đầu phiên giao dịch chiều khi đã về được tham chiếu. Tuy nhiên, sau đó áp lực bán bất ngờ tăng vọt.
Việc nhà đầu tư đồng loạt xả hàng khiến VN-Index quay đầu lao dốc, rơi về mốc thấp nhất ngày.
Áp lực xả mạnh khiến nhóm VN30 chỉ còn 6 mã tăng, trong đó 4 mã vốn hóa lớn là VNM, SAB, ROS và MSN, còn lai đều giảm điểm. Đây cũng là những “má phanh” giúp VN-Index hãm bớt đà rơi.
SAB tăng 1,6%, VNM tăng 0,8%, MSN tăng 0,7%, ROS tăng 0,5%.
Các mã giảm mạnh GAS, CTD, DHG, MWG, FPT.
Nhóm ngân hàng có BID giảm 4%, khớp lệnh 5,63 triệu đơn vị. Các mã khác giảm nhẹ hơn, trong đó MBB khớp 3,7 triệu đơn vị, CTG khớp 1,66 triệu đơn vị.
Với mức giá chào sàn 39.000 đồng/CP, được đánh giá là cao so với trên thị trường OTC khiến VPB gặp bất lợi về mặt điểm số trong ngày đầu giao dịch bởi áp lực cung giá cao lớn.
Tuy nhiên, sức cầu cũng rất “khủng” giúp VPB giữ được mốc tham chiếu khi đóng cửa, với lượng khớp lên tới 58,299 triệu đơn vị, kỷ lục từ trước đến nay của cổ phiếu này. Trong đó, khối ngoại mua vào hơn 37,35 triệu đơn vị.
Hệ số P/E của VPB đạt 9,6 lần, chỉ sau VCB (18 lần); nhưng với hệ số P/B, VPB dẫn đầu đạt 2,66 lần, so với 2,58 lần của VCB.
Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc đỏ cũng bao trùm, giao dịch vẫn tương đối ảm đạm bởi tâm ý thận trọng cao.
Các mã TSC, HAR, HAI, EIB, CCL, ATG, QBS… tiếp tục giảm sàn. Riêng HAI đã là phiên sàn thứ 7 liên tục.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 18,57 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.460,27 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,64 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 16,7 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 149.400 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 3,99 đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/8: VN-Index giảm 5,98 điểm (-0,77%), xuống 767,59 điểm; HNX-Index giảm 1,25 điểm (-1,23%), xuống 100,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,22%), lên 54,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.371 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chứng khoán mất điểm sau khi ông Trump giải tán 2 hội đồng cố vấn kinh doanh cao cấp do 2 Giám đốc điều hành rút khỏi hội đồng.
Phố Wall vẫn biến động bất ổn sau biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed được công bố. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách dường như ngày càng cảnh giác về tình trạng lạm phát thấp gần đây. Một số kêu gọi ngừng việc tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi biết rõ xu hướng này chỉ là tạm thời.
Bucky Hellwig, Phó Chủ tịch cấp cao tại BB&T Wealth Management, cho biết: “Phản ứng với biên bản này là trái chiều. Nhà đầu tư tỏ ra lo lắng rằng lạm phát không đạt được mức mục tiêu của Fed và cơ quan này có thể thắt chặt quá sớm”.
Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao chỉ số lạm phát trong những tháng gần đây, và chỉ số này vẫn thấp hơn mức mục tiêu 2% mà Fed đề ra.
Trong phiên hôm nay, khoảng 5,8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, thấp hơn mức bình quân trong hơn 20 phiên vừa qua là 6,3 tỷ.
Kết thúc phiên 16/8, chỉ số Dow Jones tăng 25,28 điểm (+0,12%), lên 22.024,87 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,50 điểm (+0,14%), lên 2.468,11 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 12,10 điểm (+0,19%), lên 6.345,11 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán của Nhật Bản giảm ngày thứ 2 liên tiếp.
Chỉ số Nikkei đã giảm 0,1%, thanh khoản chỉ đạt 1.806 nghìn tỷ yên (16,44 tỷ USD), dưới 2 nghìn tỷ yên trong 2 phiên liên tiếp.
Chỉ số chính sụt giảm ngay khi đồng yên tăng so với đồng USD sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed cho thấy cơ quan này chưa có ý định tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay.
Trong phiên, cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm giảm, với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ và Dai-ichi Life Holdings mất 0,9%.
Tập đoàn đường sắt và khách sạn Seibu Holdings Inc tăng 4,2% sau khi công ty Cerberus của Mỹ đã bán hết 2,35% cổ phần còn lại của Seibu. Đây là số cổ phần Cerberus đã nắm giữ cổ phần của Seibu Holdings vào năm 2006.
Nhà máy tinh chế kim loại và nhà sản xuất Toho Zinc Co tăng 11,5% sau khi giá kẽm tăng lên mức cao nhất trong gần một thập niên.
Các cổ phiếu kim loại công nghiệp khác cũng tăng lên khi dự đoán về nhu cầu toàn cầu cho nhôm và đồng gia tăng, khi giá cho các mặt hàng này đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014.
Nhà máy luyện kim Dowa Holdings và Sumitomo Metal Mining Co tăng lần lượt 2,5% và 2%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, do cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đã được mở ra
Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,5%, lên mức 3.721,28 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,7%.
Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này sẽ trở nên cởi mở hơn với các nhà đầu tư toàn cầu, trong đó có nói đến một số ngành như sản xuất xe điện, thiết kế tàu biển, bảo dưỡng máy bay và vận tải đường sắt. Nhưng chi tiết không được đưa ra.
Zhang Gang, nhà phân tích tại Southwest Securities ở Bắc Kinh cho biết, "Các biện pháp giảm bớt hạn chế đầu tư nước ngoài xảy ra sau khi Mỹ tuyên bố điều tra các hành vi sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, và triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài đang có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường".
Công ty Đóng tàu Trung Quốc CSSC Holdings Ltd kết thúc ngày tăng 6%.
Tập đoàn Công nghệ Hạt nhân Trung Quốc đã tăng lên 10%. Công ty này cho biết các hợp đồng mới ký kết trong bảy tháng đầu năm tăng 17,2% so với cùng kỳ.
Cổ phiếu của công ty nhôm Trung Quốc (Chalco), có thanh khoản tốt nhất, đã tăng 1,1%.
Chalco dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh nửa đầu. Giá nhôm đã lên đến mức cao trong nhiều năm qua với kỳ vọng về hạn chế nguồn cung do Trung Quốc bắt đầu cải cách ngành công nghiệp kim loại.
Chỉ số ChiNext bảng kết thúc ngày tăng 0,5%.
Nhà sản xuất phần mềm nhận dạng giọng nói iFlytek Co Ltd tăng 2,4%, trong tuần cổ phiếu này đã tăng 24,1%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ
Chỉ số Hang Seng giảm 0,2%/ Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc cũng mất 0,2%, xuống 10.801,42 điểm.
Steven Leung, giám đốc của UOB-Kay Hian Holdings tại Hồng Kông, cho biết: mô hình thị trường hiện nay được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ các doanh nghiệp tăng trưởng, tiếp theo là những điều chỉnh từng bước sẽ tiếp tục trong một hoặc hai tuần tới.
Hầu hết các công ty đều báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến, nhưng điều này "ít nhiều phản ánh giá cổ phiếu đã có sẵn", ông nói. "Vì vậy, không dễ dàng cho thị trường đi lên nhiều hơn nữa."
Tencent Holdings Ltd thông báo doanh thu quý II đã tăng 70,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong phiên, cổ phiếu này có lúc đã tăng 5,5%, lên mức cao nhất mọi thời đại 341 HK$/cổ phiếu, trước khi hạ nhiệt và kết thúc tăng 1,9% so với mức đóng cửa hôm qua.
China Construction Bank Corp, đã giảm 0,6% sau khi tăng 2.2% trong một ngày trước đó.
Cathay Pacific đã tăng 0,9% mặc dù báo cáo cho thấy lỗ ròng 2,05 tỷ đô la Hồng Kông (262 triệu đô la) cho 6 tháng đầu năm, đây là kết quả tồi tệ nhất trong ít nhất hai thập kỷ.
Kết thúc phiên 17/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 26,65 điểm (-0,14%), xuống 19.702,63 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 64,85 điểm (-0,24%), xuống 27.344,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,98 điểm (+0,68%), lên 3.268,43 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 120.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,25 - 36,47 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.450 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
Mới đây, một ngân hàng TMCP có vốn nhà nước đã trở thành tâm điểm của mạng xã hội, bị nhiều khách hàng chỉ trích bởi thông tin một khách hàng “bỗng dưng” bốc hơi gần 800 triệu đồng trong sổ tiết kiệm..>> Chi tiết
- Có nên cấm ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp cơ cấu nợ?
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Việt Nam thu về 82,5 tỷ USD trong 7 tháng từ 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2017, có 21 nhóm hàng/45 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD..>> Chi tiết
- Thế giới Di động mua lại Trần Anh: Khi lời đồn có nguy cơ... thành hiện thực
Động thái của Thế giới Di động bắt đầu được nhà đầu tư chú ý khi công ty này gửi văn bản xin ý kiến cổ đông việc nâng ngân sách cho việc mua bán - sáp nhập (M&A) lên 2.500 tỷ đồng..>> Chi tiết
- Những doanh nghiệp có EPS “khủng” nửa đầu năm
Bến xe miền Tây, Coteccons, Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng… tiếp tục nằm trong nhóm doanh nghiệp niêm yết có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đáng mơ ước trong 6 tháng đầu năm nay..>> Chi tiết
- Chứng khoán phái sinh: Khó nhất là việc tính khoản tiền ký quỹ
Ghi nhận nhanh của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, ở những CTCK chưa đủ điều kiện làm môi giới trên TTCK phái sinh, hiện chưa có đầu tư nhiều cho “sân chơi mới” này, nhiều công ty chưa có bảng giá giao dịch trực tuyến..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư châu Á rót 20 tỷ USD vào bất động sản nước ngoài
Quý II, nhà đầu tư Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Nhật… đã rót 19,5 tỷ USD vào bất động sản toàn cầu..>> Chi tiết