VN-Index phục hồi
Trong phiên sáng, sau khi giằng co quanh tham chiếu, áp lực bán gia tăng, trong khi lực cầu yếu khiến VN-Index đảo chiều và giảm sâu trong nửa cuối phiên, xuống vùng 1.020 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực cung tiếp tục gia tăng, đẩy VN-Index lùi sâu về vùng 1.010 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc ở một số mã lớn, đẩy chỉ số hồi phục và bứt hẳn, đóng cửa trên ngưỡng 1.040 điểm.
Thanh khoản đột biến của phiên hôm nay chủ yếu do giao dịch thỏa thuận với 290 triệu đơn vị, giá trị 31.572,4 tỷ đồng, chủ yếu đến từ giao dịch 267,8 triệu cổ phiếu VHM, giá trị 30.716,7 tỷ đồng từ phiên sáng.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ còn 3 mã giảm nhẹ là GAS, VCB và BID, còn lại đều hồi phục về tham chiếu hoặc có sắc xanh, một số có mức tăng khá mạnh.
Cụ thể, VIC về tham chiếu 123.000 đồng với 1,5 triệu đơn vị được khớp. VRE cũng đóng cửa tăng 1,52% lên 46.700 đồng với 1,74 triệu đơn vị được khớp.
VNM tăng 3,7% lên 171.100 đồng, SAB tăng 4,5% lên 252.400 đồng, MSN thậm chí tăng 6,32% lên 92.500 đồng.
CTG cũng đảo chiều thành công tăng 0,86% lên 29.450 đồng với 5 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 2 về thanh khoản trên sàn HOSE sau OGC (5,09 triệu đơn vị).
Trong Top 20, không còn mã nào có sắc đỏ, nhưng mức tăng cũng chỉ khiêm tốn, trong đó đáng chú ý VJC dù có lúc giảm sàn về 174.900 đồng, nhưng đóng cửa tăng 1,06% lên 190.000 đồng.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, mức biến động giá cũng không lớn, chủ yếu lình xình quanh tham chiếu.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 248,57 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 28.446,69 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 339.740 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,84 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 584.138 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,73 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 18/5: VN-Index tăng 9,9 điểm (+0,96%), lên 1.040,54 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (-0,19%), xuống 121,27 điểm; UPCoM-Index giảm 0,73 điểm (-1,30%), xuống 55,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 36.569 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau phiên tăng điểm hôm thứ Tư, giới đầu tư trên phố Wall trở lại lại lo lắng về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi ông Trump cho rằng, Trung Quốc “đã trở nên rất hư hỏng về thương mại” trong phiên thứ Năm.
Tuy nhiên, phố Wall chỉ giao dịch giằng co và đóng cửa giảm nhẹ do thị trường được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô đang ở mức cao nhất 3 năm nhờ cuộc khủng hoảng ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung.
Kết thúc phiên 17/5, chỉ số Dow Jones giảm 54,95 điểm (-0,22%), xuống 24.713,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,33 điểm (-0,09%), xuống 2.720,13 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 15,82 điểm (-0,21%), xuống 7.382,47 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng rưỡi qua, và ghi nhận tuần tăng thứ 8 liên tiếp khi đồng Yên yếu đi.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,8% lên 22.930,36 điểm. Topix tăng 0,4% lên 1.815,25 điểm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng thanh khoản thấp với chỉ hơn 1,3 tỷ cổ phiếu được giao dịch, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4 trong phiên hôm nay cho thấy sự phục hồi có thể sẽ tạm dừng
Đồng Yên yếu tiếp tục hỗ trợ các nhà xuất khẩu với TDK Corp tăng 2,9%, Nissan Motor tăng 0,8% và Honda Motor tăng 1,3%.
Các công ty tài chính cũng vọt lên với T&D Holdings tăng 2,3% và Dai-ichi Life Holdings tăng 1,2%, sau khi lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất trong 7 năm vào thứ Năm.
PeptiDream tăng 3% sau khi công ty nghiên cứu dược phẩm này cho biết họ đã hoàn tất việc chuyển giao công nghệ phát hiện peptit độc quyền của mình cho Shionogi & Co Ltd.
Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt trong bối cảnh hy vọng Bắc Kinh và Washington sẽ đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,2% lên 3.193,30 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng hơn 1% lên 3.903,06 điểm. Trong tuần này, SSEC tăng gần 1%, trong khi CSI300 tăng 0,8%.
CNN trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Bắc Kinh muốn giảm thâm hụt thương mại với Mỹ khi muốn tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ thêm 200 tỷ USD. Dù vậy, phía Trung Quốc chưa xác nhận thông tin trên.
Trung Quốc cũng đã bỏ cáo buộc chống bán phá giá để nhập khẩu cây cao lương của Mỹ, động thái được xem như một nhượng bộ thiện chí.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,35%, ngành tiêu dùng tăng 0,99%, bất động sản tăng 1,08%, và y tế tăng 0,99%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất Offshore Oil Engineering Co Ltd tăng 10,08%, China Petroleum Engineering Corp tăng 10,02% và Wuxi Acryl Technology Co Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm sâu nhất có Aurora Optoelectronics Co Ltd giảm 9,56%, Xin Jiang Ready Health Industry Co Ltd giảm 9,44%, và Qian Jiang Water Resources Development Co Ltd giảm 7,58%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, cũng với hy vọng của giới đầu tư về việc Bắc Kinh và Washington sẽ đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán thương mại mới nhất.
Đóng cửa, chỉ số Hang Seng-Index tăng 0,3% lên 31.047,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,6% lên 12.355,13 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 4,1%, ngành CNTT giảm 0,01%, tài chính tăng 0,16%, và bất động sản tăng 0,3%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là PetroChina Co Ltd tăng 6,37%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd giảm 2,05%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là là PetroChina Co Ltd tăng 6,37%, China Shenhua Energy Co Ltd tăng 6,28% và Guangdong Investment Ltd tăng 3,77%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất là Air China Ltd giảm 6,11%, Bảo hiểm P & C ZhongAn Online giảm 2,3% và Hengan International Group Company Ltd giảm 1,9%.
Kết thúc phiên 18/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 91,99 điểm (+0,40%), lên 22.930,26 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 105,76 điểm (+0,34%), lên 31.047,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 39,02 điểm (+1,24%), lên 3.193,30 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.810 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,48 - 36,70 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.590 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.740 - 22.810 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Chất lượng dịch vụ và chi phí ngân hàng: Không phải tự dưng bị “kêu ca“
Lãnh đạo ngân hàng nói: “Sử dụng dịch vụ ngân hàng phải trả phí”. Đây là điều khách hàng hiểu. Nhưng điều khách hàng đòi hỏi là: “Tôi sẵn sàng trả phí tương ứng cho dịch vụ ngân hàng có chất lượng”..>> Chi tiết
- Tháng 6, chứng khoán “thử lửa” với World Cup
Thanh khoản sụt giảm trong hơn 1 tháng trở lại đây cùng với áp lực bán vẫn hiện hữu, thị trường đang thử thách lòng kiên nhẫn của nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Tăng vốn, những tín hiệu vui
Theo cách mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá thì sau giai đoạn doanh nghiệp “bán giấy lấy tiền”, chỉ những doanh nghiệp duy trì được hiệu quả kinh doanh, đồng thời tạo dựng được niềm tin cho nhà đầu tư và các cổ đông bằng sự minh bạch và triển vọng kinh doanh khả thi thì mới có thể gọi được dòng vốn mới..>> Chi tiết
- Quỹ mất lãi khi trải qua tháng 4
Tháng 4/2018, chỉ số VN-Index giảm 124,2 điểm (-10,6%), xuống 1.050,26 điểm. Theo đó, không ít quỹ đầu tư thua lỗ, kéo giảm mức tăng trưởng đạt được trong quý I..>> Chi tiết
- Trảm một loạt dự án FDI “đi đâu không rõ”
Một loạt dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không triển khai, hoặc đã triển khai mà chủ đầu tư biến mất không dấu vết, sẽ bị chấm dứt hoạt động trong thời gian tới..>> Chi tiết
- Thiên đường tiền điện tử Nhật Bản dần “khắc nghiệt” hơn
Đầu năm 2018, việc sàn giao dịch Coincheck bị hack với thiệt hại 500 triệu USD đã đặt danh tiếng về môi trường tiền điện tử thân thiện của Nhật Bản vào một bài kiểm tra khó nhằn..>> Chi tiết