Thị trường tài chính 24h: Thị trường "phát sốt" với thiệt hại vụ cổ phiếu FTM

Thị trường tài chính 24h: Thị trường "phát sốt" với thiệt hại vụ cổ phiếu FTM

(ĐTCK) VN-Index giữ mốc 995 điểm; Fed giảm tiếp lãi suất, đầu tư vàng có bùng nổ?; Ngàn lẻ cách sử dụng cổ phiếu “cất kho”; Fed giảm thêm lãi suất, chứng khoán Việt chờ hiệu ứng tích cực?; FTM sập sàn, hơn 10 công ty chứng khoán bị mất tiền; Chứng khoán châu Á thận trọng trước thời điểm quan trọng...Các chuyên gia nghi ngờ về khả năng Fed cắt giảm lãi suất

VN-Index chưa thể lên 1.000 điểm

Trong phiên sáng nay, thị trường áp sát ngưỡng cản 1.000 điểm khá nhanh, nhưng lực cung ở vùng giá cao khá mạnh nên VN-Index bị đẩy xuống tham chiếu.

Trong phiên chiều, dù lực cầu duy trì khá tốt, nhưng lực cung vẫn mạnh khiến VN-Index lình xình quan tham chiếu, nhưng đóng cửa vẫn giữ được mốc 995 điểm.

Nhóm cổ phiếu lớn phân hóa khi sắc đỏ xuất hiện tại VIC, VCB, GAS, SAB, VRE, VJC, PLX, NVL, MWG, FPT, trong khi VHM, VNM, BID, MSN, CTG, HPG, VPB, BVH, HVN, MBB tăng giá.

Các mã thị trường như SCR, FLC, ASM, HAG, HAI giữ được sắc xanh, nhưng mức tăng khiêm tốn hơn phiên sáng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,5 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 38,85 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/9: VN-Index giảm 1,59 điểm (-0,16%), xuống 995,15 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,06%), lên 102,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,01%, đứng ở mức 56,41 điểm.

 Chứng khoán Mỹ

Trong phiên thứ Ba, nỗi lo về xung đột quân sự đã phần nào vơi đi khi ông Donald Trump tuyên bố, Mỹ muốn tránh xung đột với Iran, trong khi Ả Rập Xê út cho biết, sẽ khôi phục lại sản xuất vào cuối tháng 9, ít hơn rất nhiều so với dự đoán mất vài tháng của giới phân tích.

Dù hồi phục trở lại, nhưng mức tăng của các chỉ số chính phố Wall không mạnh khi nhóm cổ phiếu năng lượng hạ nhiệt theo giá dầu, trong khi giới đầu tư cũng thận trọng chờ đợi cuộc họp kéo dài 2 ngày của Fed bắt đầu từ thứ Ba.

Kết thúc phiên 17/9, chỉ số Dow Jones tăng 33,98 điểm (+0,13%), lên 27.110,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,74 điểm (+0,26%), lên 3.005,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,47 điểm (+0,40%), lên 8.186,02 điểm.

Thị trường châu Á chờ đợi Fed

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do áp lực chốt lời dần xuất hiện sau khi chỉ số Nikkei 225 đã có 10 phiên tăng liên tiếp trước đó và giao dịch thận trọng chờ đợi cuộc họp của Fed.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,18% xuống 21.960,71 điểm. Topix giảm 0,49% xuống 1.606,62 điểm.

Thị trường giảm không mạnh và dòng tiền chững lại do nhà đầu tư chọn cách đứng bên ngoài trước thời điểm quan trọng. Đó là, cuộc họp của Fed vào ngày 18/9 theo giờ địa phương và của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) một ngày sau đó.

Các công ty liên quan đến dầu khí, được hưởng lợi từ giá dầu thô tăng mạnh vài ngày qua đã bị chốt lời với Inpex Corp  giảm 4,2%, JGC Corp giảm 2,3%, trong khi lĩnh vực sản phẩm dầu và than mất 3,6%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ kỳ vọng về chi phí đi vay thấp và quan hệ thương mại với Mỹ được cải thiện.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,25% lên 2.985,66 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip Trung Quốc tăng 0,48% lên 3.910,08 điểm.

Mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giữ lãi suất không đổi đối với các khoản vay một năm đối với các giao dịch cho vay trung hạn (MLF), nhưng các nhà phân tích vẫn hy vọng các ngân hàng thương mại sẽ hạ lãi suất cho các khoản vay mới trong thông báo trong ngày thứ Sáu để kích thích tiêu dùng.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ việc các quan chức đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Washington trong tuần này, để mở đường cho các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng Mười tới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm phiên thứ 3 liên tiếp, khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước cuộc họp của Fed.

Đóng cửa, Hang Seng giảm 0,13% xuống 26.754,12 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,23% xuống 10.478,50 điểm.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,41% lên 2.070,73 điểm, khi giá dầu giảm và Arab Saudi thông báo sẽ  khôi phục sản lượng dầu đã mất vào cuối tháng.

Kết thúc phiên 18/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 40,61 điểm (-0,18%), xuống 21.960,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,54 điểm (+0,25%), lên 2.985,66 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 36,12 điểm (-0,13%), xuống 26.754,12 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng chững lại. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.280 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3 USD lên 1.500,9 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tăng nhẹ nhưng sau đó đi ngang với biên độ hẹp tại mức trên cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,65 - 41,97 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.143 đồng, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.160 - 23.280 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Fed giảm tiếp lãi suất, đầu tư vàng có bùng nổ?

Nhiều khả năng, Fed sẽ giảm lãi suất USD thêm 0,25% sau phiên họp chính sách kết thúc vào rạng sáng mai. Các chuyên gia dự đoán, giá vàng dù có lúc trồi sụt, nhưng sẽ trong xu hướng tiếp tục đi lên..>> Chi tiết

Ngàn lẻ cách sử dụng cổ phiếu “cất kho”

Mua cổ phiếu quỹ “cất vào kho”, nhiều doanh nghiệp đang tận dụng khá linh hoạt như để trả thưởng cho cổ đông, tái cơ cấu công ty. Cũng có doanh nghiệp xem cổ phiếu quỹ như khoản đầu tư tài chính, bán ra khi được giá..>> Chi tiết

Fed giảm thêm lãi suất, chứng khoán Việt chờ hiệu ứng tích cực?

Việc giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sớm được dự báo và điều này được cho là có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam..>> Chi tiết

FTM sập sàn, hơn 10 công ty chứng khoán bị mất tiền

Theo nguồn tin của báo Đầu tư Chứng khoán, có hơn 10 công ty chứng khoán đã bị mất khả năng thu hồi vốn cho vay kỹ quỹ sau khi cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân bị mất thanh khoản khi giảm từ hơn 24.000 đồng/CP vào ngày 14/8 xuống còn khoảng 4.500 đồng/CP hiện nay..>> Chi tiết

Để kinh tế ban đêm không phải là “đi nhậu đêm”

Kinh tế ban đêm tại Việt Nam vốn đã tồn tại. Ở bất kỳ một đô thị nào cũng sẽ tìm thấy một khu “ăn đêm” nhưng thực chất là “nhậu đêm”..>> Chi tiết

Các chuyên gia nghi ngờ về khả năng Fed cắt giảm lãi suất

Chỉ còn nửa ngày nữa là đến thời điểm thông báo về kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhưng các chuyên gia đột nhiên bắt đầu nghi ngờ việc cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất..>> Chi tiết

Tin bài liên quan