Thị trường tài chính 24h: Một phiên giảm bán tháo là tín hiệu tốt

Thị trường tài chính 24h: Một phiên giảm bán tháo là tín hiệu tốt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index để mất thêm gần 14 điểm; Lãi suất và sức ép hai chiều; Cổ phiếu chứng khoán kỳ vọng trở lại; Phía sau động thái chưa có tiền lệ; Tuyết lở sớm chừa cổ phiếu đầu tư công?; Các quốc gia nghèo nhất đang đối mặt với nghĩa vụ nợ tăng 11 tỷ USD…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/1 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại đúng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 61,10 – 61,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tăng 0,8 USD lên 1.819,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh nvề dưới mốc 1.810 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,35 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.097 đồng/USD, tăng 12 đồng so với ngày hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.590 – 22.870 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,25 USD (+1,49%), lên 85,07 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,93 USD (+1,08%), lên 87,41 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về quanh 42.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã giằng co quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm gần 14 điểm

Thị trường phiên hôm nay tạo một cây nến “ngừng bán” với giá mở cửa và đóng cửa gần như bằng nhau đã phát đi tín hiệu cho thấy, đáy ngắn hạn của đợt giảm này của thị trường đang rất gần quanh đây.

Nhiều chỉ báo kỹ thuật khác vẫn trong trạng thái tiêu cực, tuy nhiên, chỉ số về khối lượng giảm đột ngột chỉ còn gần 23.000 tỷ đồng giá trị giao dịch trên HOSE cho thấy lực bán ra đang cạn dần.

Tất nhiên chỉ số khối lượng này cần phải tính toán kỹ hơn vì có tới 90 mã sàn này chốt phiên ở mức giá sàn, nhiều cổ phiếu tắc thanh khoản khiến nhà đầu tư không bán được.

Nhưng dù vậy, một phiên giảm bán tháo đã là một tín hiệu tốt trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 14,89 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 638,82 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/1: VN-Index giảm 13,90 điểm (-0,96%), xuống 1.438,94 điểm; HNX-Index giảm 24,13 điểm (-5,42%), xuống 421,21 điểm; UpCoM-Index giảm 1,89 điểm (-1,73%), xuống 107,47 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày sinh nhật Martin Luther King.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm điểm, do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt khiến các nhà đầu tư thận trọng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,27% xuống 28.257,25 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,42% xuống 1.978,38 điểm.

Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt trong giờ giao dịch châu Á lên 1,855%, khi giới đầu tư chuẩn bị cho khả năng xảy ra một bất ngờ với quan điểm diều hâu từ Fed trong cuộc họp sắp tới.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, với các công ty cơ sở hạ tầng và bất động sản nâng đỡ, sau khi ngân hàng trung ương của nước này bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,8% lên 3.569,91 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,97% lên 4.813,35 điểm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã lãi suất từ 2,95% xuống 2,85% đối với các khoản cho vay trung hạn 1 năm trị giá 700 tỷ NDT (khoảng 110 tỷ USD). Ngoài ra, PBOC cũng giảm 0,1 điểm % lãi suất của các thỏa thuận mua lại đảo ngược kỳ hạn bảy ngày.

Các nhà phân tích tin rằng, việc cắt giảm lãi suất có thể dẫn đến chi tiêu cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản vào năm 2022.

Chỉ số phụ theo dõi cổ phiếu cơ sở hạ tầng tăng 3,7%, xây dựng và kỹ thuật tăng 4,3%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do cổ phiếu công nghệ kéo lùi, với các gã khổng lồ như Tencent và Alibaba.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,43% xuống 24.112,78 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,18% xuống 8.449,00 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ giảm 0,5%, trong đó Tencent Holdings giảm 2,8% và Alibaba Group Holding giảm 1,6%.

Đáng chú ý, các nhà phát triển bất động sản của Đại lục niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 1,8%, do tâm lý được nâng lên nhờ ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn.

Chứng khoán Hàn Quốc đi xuống, khi các nhà đầu tư cắt giảm vị thế trước cuộc họp chính sách của Fed vào cuối tháng này .

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 25,86 điểm, tương đương 0,89% xuống 2.864,24 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 30/11/2021.

Kết thúc phiên 18/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 76,27 điểm (-0,27%), xuống 28.257,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 28,25 điểm (+0,80%), lên 3.569,91 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 105,25 điểm (-0,68%), xuống 24.112,78 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 25,86 điểm (-0,89%), xuống 2.864,24 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất và sức ép hai chiều

Lãi suất đang cần hạ thêm để hỗ trợ phục hồi kinh tế, song nỗi lo lạm phát tăng cao khiến lãi suất rơi vào thế giằng co..>> Chi tiết

- Cổ phiếu chứng khoán kỳ vọng trở lại

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đang chịu sức ép bán rất mạnh trên sàn do hệ quả từ cú lao dốc của nhóm cổ phiếu bất động sản. Tuy nhiên, với nhà đầu tư trung dài hạn đây là cơ hội gom hàng vì nhóm đặc thù này dù thị trường lên hay xuống miễn thanh khoản cao, đều được hưởng lợi..>> Chi tiết

- Phía sau động thái chưa có tiền lệ

Quyết định hủy giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC hôm 10/1/2022, hoàn tiền cho nhà đầu tư đã được thực thi. Dù vậy, dư âm của nó sẽ còn kéo dài và để lại nhiều vấn đề cần suy ngẫm..>> Chi tiết

- Tuyết lở sớm chừa cổ phiếu đầu tư công?

Tuần qua, thị trường chứng khoán chịu hiệu ứng tuyết lở từ vụ cổ phiếu FLC, nhiều mã cổ phiếu bất động sản giảm mạnh và chịu áp lực bán lớn, song nhóm cổ phiếu đầu tư công vẫn được kỳ vọng trong dài hạn..>> Chi tiết

- Các quốc gia nghèo nhất đang đối mặt với nghĩa vụ nợ tăng 11 tỷ USD

Các quốc gia nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nghĩa vụ nợ tăng 10,9 tỷ USD khi nhiều quốc gia từ chối nỗ lực cứu trợ quốc tế và chuyển sang thị trường vốn để thực hiện các gói hỗ trợ ứng phó với đại dịch..>> Chi tiết

Tin bài liên quan