Thị trường tài chính 24h: Đìu hiu

Thị trường tài chính 24h: Đìu hiu

(ĐTCK) VN-Index hụt mốc 970 điểm; Vốn ngoại chảy mạnh qua quỹ ETF (Kỳ 2); Giao dịch của rổ VN30 èo uột, chứng khoán phái sinh đìu hiu; Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 2); Chứng khoán châu Á trái chiều;  Giá nhà tại Anh sẽ “rơi” tới hết năm 2019?...thị trường tài chính 24h qua còn có nhiều thông tin đáng chú ý khác.

VN-Index chưa thể lấy lại mốc 970 điểm

Trong phiên sáng, ngoại trự sự đột biến của VHG do áp lực chốt lời diễn ra mạnh, diễn biến thị trường khá ảm đạm khi nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài. Do đó, VN-Index chỉ lình xình sát mốc tham chiếu với thanh khoản giảm.

Bước vào phiên chiều, lực cầu bất ngờ gia tăng tại một vài bluechip, như VIC và GAS,VRE đã kéo VN-Index đảo chiều tăng lên 970 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền không quá mạnh, nên chỉ số đánh mất ngưỡng điểm trên khi đóng cửa.

Đà tăng của VN-Index hờ sự hỗ trợ khá lớn của VIC khi tăng 1% lên 113.000 đồng. GAS tăng 3,31% lên 112.200 đồng, VRE tăng tốt 2,51% lên 34.700 đồng.

Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của CTG khi tăng 1,71% lên 20.850 đồng, PLX tăng 1,32% lên 61.300 đồng, BVH tăng 1,66% lên 91.800 đồng, STB tăng 4,33% lên 12.050 đồng...

Sắc xanh cũng xuất hiện tại HPG, VJC, NVL, HDB, BHN, PNJ, DHG và ROS cũng đảo chiều thành công khi đóng cửa tăng 0,65% lên 31.200 đồng.

Trong khi đó, do không bên đỡ giá, nên VHG chỉ giao dịch cầm chừng, chốt phiên vẫn ở mức sàn 1.810 đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,25 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 209,05 tỷ đồng; trong khi phiên đầu tuần mua ròng hơn 1,45 triệu đơn vị, giá trị 92,87 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/4: VN-Index tăng 2,14 điểm (+0,22%), lên 968 điểm; HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,62%), lên 106,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,06%), lên 55,68 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Boeing góp phần nhiều nhất vào đà giảm điểm của Dow Jones, mất 1,3% sau khi New York Times đưa tin các công nhân sản xuất máy bay 787 của công ty phàn nàn về việc sản xuất kém chất lượng và các hành vi về an toàn không tốt.

Hơn 140 công ty thuộc S&P 500 dự kiến công bố kết quả quý 1 trong tuần này, bao gồm Coca Cola, Procter & Gamble, United Technologies, Verizon, Twitter, Lockheed Martin và eBay. Facebook, Microsoft và Tesla Motors cũng dự kiến báo cáo vào cuối tuần này.

Halliburton và Kimberly-Clark là một trong những công ty công bố kết quả lợi nhuận quý I tốt hơn kỳ vọng vào sáng ngày thứ Hai. Các cổ phiếu này lần lượt tăng 0,3% và 6,1%.

Cho đến nay, hầu hết các báo cáo lợi nhuận của công ty đều vượt qua kỳ vọng.

Dữ liệu từ FactSet cho thấy có đến 76,5% số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả vượt qua dự báo từ các nhà phân tích. Các chuyên gia phân tích đã bước vào mùa báo cáo này với kỳ vọng thấp, dự báo lợi nhuận giảm 4.2%.

Tâm lý thị trường cũng ảm đạm vào ngày thứ Hai sau khi South China Morning Post đưa tin Ủy ban hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ theo đuổi những thay đổi cơ cấu đối với nền kinh tế nước này, thay vì bổ sung các gói kích thích.

Phố Wall cũng tập trung chú ý đến thị trường dầu mỏ khi dầu WTI vọt 2,7% sau khi chính quyền ông Trump cho biết sẽ không cho phép một số quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran. Động thái này có thể rút khỏi thị trường dầu 1 triệu thùng/ngày.

Kết thúc phiên 22/4, chỉ số Dow Jones giảm 48,49 điểm (-0,18%), xuống 26.511,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,94 điểm (+0,10%), lên 2.907,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 17,21 điểm (+0,22%), lên 8.014,27 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu dầu mỏ, sau khi Mỹ tuyên bố tất cả những quốc gia đang mua dầu Iran sẽ phải chấm dứt hoạt động này trước ngày 1/5 nếu không sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên, đà tăng của thị trường bị chặn lại bởi ông lớn Fast Retailing và Yaskawa Electric

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,2% lên 22.259,74 điểm. Topix tăng 0,3% lên 1.622,97 điểm.

Các cổ phiếu thuộc ngành khai thác và dầu mỏ, được cho là hưởng lợi tiềm năng của giá dầu cao hơn, dẫn đầu mức tăng với chỉ số phụ theo dõi lần lượt tăng 2,5% và 1,3%.

Trong đó, Inpex Corp tăng 2,8%, Japan Petroleum Exploration Cotăng 1,3% và Idemitsu Kosan tăng 1,7%.

Mặc dù vậy, áp lực chốt lời mạnh ở 2 cổ phiếu lớn đã ảnh hưởng khá nhiều đến cụ trường.

Cụ thể, Fast Retailing  giảm 1,8% sau khi đạt mức cao kỷ lục vào thứ Hai và Yaskawa Electric giảm 2,9% sau khi tăng lên mức cao nhất 10 tháng vào ngày hôm trước.

Phản ánh tâm lý các nhà đầu tư theo Lập trường phòng thủ, cổ phiếu nhạy cảm với nhu cầu trong nước đã tăng lên như tiện ích, nhà sản xuất thuốc và các công ty đường sắt.

Theo đó, Chubu Electric Power tăng 1,3%, Daiichi Sankyo tăng 2,6% và West Japan Railway tăng 1,7%.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm, do các nhà đầu tư lo ngại rằng Bắc Kinh có thể giảm tốc độ nới lỏng các chính sách kích thích sau khi các dữ liệu kinh tế gần đây tốt hơn dự kiến.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,51% xuống 3.198,59 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,16% xuống 4.019,01 điểm.

Mặc dù vậy, chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,45%, ngành tiêu dùng tăng 1,38%, bất động sản tăng 0,46% và y tế tăng 0,2%.

Thông tin khiến giới đầu tư lo lắng là việc Ủy ban hoạch định chính sách của Trung Quốc thông báo sẽ thực hiện những thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế, thay vì kích thích tiền tệ.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là MeiDu Energy Corp, tăng 10,08%; Guangdong Meiyan Jixiang Hydropower Co Ltd, tăng 10,06% và CTS International Logistics Corp Ltd, tăng 10,05%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Eastern Gold Jade Co Ltd giảm 10,06%; Lifan Industry Group Co Ltd t 10,04% và Anyuan Coal Industry Group Co Ltd  giảm 10,03%.

Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi sau khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh.

Đóng cửa, Hang Seng chỉ giảm 0,02 điểm xuống 29.963,24 điểm. Nhưng Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,32% xuống 11.731,02 điểm.

Cổ phiếu H giảm theo chân thị trường đại lục, sau khi Tân Hoa Xã cho biết ,Trung Quốc nên điều chỉnh chính sách tiền tệ và dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, trích dẫn cuộc họp do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì.

Giá dầu tăng đã giúp nâng chỉ số phụ của ngành năng lượng tăng 0,6%, ngành CNTT tăng 0,42%, tài chính tăng 0,06% và bất động sản giảm 0,91%.

Công ty có mức tăng cao nhất là WH Group Ltd, tăng 4,23%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sino Biopharmologists Ltd, giảm 2,95%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có China Tower Corp Ltd tăng 3,64%; Hengan International Group Company Ltd tăng 3,22% và Huaneng Power International Inc, tăng 1,68%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Air China Ltd, giảm 6,57%; Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 6% và Dongfeng Motor Group Co Ltd, giảm 4,8%.

Kết thúc phiên 23/4: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 41,84 điểm (+0,19%), lên 22.259,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,45 điểm (-0,51%), xuống 3.198,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 0,02 điểm (-0,00%), xuống 29.963,24 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng chiều mua vào so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,14 - 36,33 triệu đồng/lượng, giảm thêm 40.000 đồng/lượng chiều mua vào và 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.004 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.165 - 23.265 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vốn ngoại chảy mạnh qua quỹ ETF (Kỳ 2): Vì sao ETF hấp dẫn vốn ngoại?

Quý I/2019, trong 4.700 tỷ đồng mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam của khối ngoại, có 3.608 tỷ đồng mua qua các quỹ ETF. Đầu tư Chứng khoán giới thiệu một số quan điểm về hiện tượng này..>> Chi tiết

Giao dịch của rổ VN30 èo uột, chứng khoán phái sinh đìu hiu

Với việc thanh khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở giảm mạnh trong những tuần gần đây thì giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng không thoát khỏi cảnh èo uột..>> Chi tiết

Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 2): Mô hình tổ chức giao dịch nào phù hợp?

Mô hình tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán mới phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó không chỉ khắc phục những bất cập của mô hình tổ chức hiện tại, mà còn góp phần nâng tầm thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

Khai thác dầu thô trong nước sụt giảm, dầu thô nhập khẩu tăng đột biến

Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2019, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 2,4 triệu tấn dầu thô, tương ứng giá trị khoảng 900 triệu USD..>> Chi tiết

Giá nhà tại Anh sẽ “rơi” tới hết năm 2019?

Giá nhà tại Anh nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trong ít nhất 6 tháng tới và trong cả năm 2019 riêng tại London, cũng như khu vực Đông Nam, theo khảo sát được thực hiện với các thành viên thị trường bất động sản..>> Chi tiết

Tin bài liên quan