Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 15/4 giảm 50.000 đồng/lượng ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 80.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 54,93 – 55,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9,4 USD xuống 1.736,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên trên 1.745 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,08% xuống 91,62 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.200 đồng, giảm 17 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,28 USD (-0,44%), xuống 62,87 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,33 USD (-0,50%), xuống 66,25 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất hơn 8 điểm
Sau phiên sáng níu giữ sắc xanh nhạt nhờ một vài bluechip, thị trường đã chịu áp lực bán ngay sau giờ nghỉ trưa, VN-Index lùi dần và về dưới 1.250 điểm ngay trước phiên ATC.
Hôm nay là phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 4, nhưng diễn biến phiên ATC không quá nổi bật, VN-Index chỉ bị đẩy thêm xuống đôi chút khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 25,15 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 878,73 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/4: VN-Index giảm 8,62 (-0,69%), xuống 1.247,25 điểm; HNX-Index tăng 1,29 điểm (+0,44%), lên 296,12 điểm; UpCoM-Index giảm 0,7 điểm (-0,83%), xuống 82,7 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall biến động trái chiều trong phiên ngày thứ Tư (14/4), bất chấp kết quả kinh doanh xuất sắc của các ngân hàng lớn của Mỹ trong quý I năm nay.
Cổ phiếu của Goldman Sachs và Wells Fargo lần lượt tăng 2,3% và 5,5% trong phiên nhờ bội thu lợi nhuận trong quý đầu tiên.
Tuy nhiên, cổ phiếu của JPMorgan Chase giảm 1,9%, mặc dù thu nhập tăng gần 400% sau khi giải ngân 5 tỷ USD dự trữ để hỗ trợ các khoản nợ do đại dịch gây ra.
Kết thúc phiên 14/4, chỉ số Dow Jones tăng 53,62 điểm (+0,16%), lên 33.730,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,93 điểm (-0,41%), xuống 4.124,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 138,26 điểm (-0,9%), xuống 13.857,84 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ nhờ sự ổn định của nhóm cổ phiếu chu kỳ như vận tải biển và ngân hàng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,07% lên 29.642,69 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,36% lên 1.959,13 điểm.
Norihiro Fujito, Chiến lược gia đầu tư của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, cho biết: “Có những lo ngại nhất định về sự sự hồi phục chậm kinh tế ở Nhật Bản do sự bùng phát trở lại của Covid-19, nhưng các nhà đầu tư lại kỳ vọng vào các cổ phiếu sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu nước ngoài. Đặc biệt, các hoạt động thương mại dự kiến sẽ sôi động và điều đó đang thúc đẩy các hãng vận tải biển.”
Theo đó, các cổ phiếu vận tải như với Nippon Yusen tăng 4,37%, Mitsui OSK Lines tăng 2,77% và Kawasaki Kisen tăng 3,43%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo lắng về việc thắt chặt chính sách tăng lên, một ngày trước khi công bố dữ liệu GDP quý đầu tiên của Trung Quốc.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,52% xuống 3.398,99 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,64% xuống 4.948,97 điểm.
Các nhà phân tích cho biết, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã bắt đầu và dữ liệu GDP quý I này có khả năng tăng tới 19% sẽ củng cố xu hướng này của Bắc Kinh.
Phiên này cũng đánh dấu đà sự sụt của cổ phiếu ngân hàng, với chỉ số phụ theo dõi ngành giảm 1,9%, sau khi có tin Trung Quốc đang mở rộng phạm vi kiểm tra gắt gao đối với tổ chức tín dụng bao gồm tất cả 4.024 ngân hàng trong năm nay.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm, phần lớn do ảnh hưởng từ đà suy yếu ở thị trường Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,37% xuống 28,793,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,85% xuống 10.905,89 diểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, dẫn đầu bởi sự gia tăng của cổ phiếu Kakao sau khi chia tách cổ phiếu dòng tiền mua ròng từ nước ngoài nâng cao duy trì sự ổn định.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,38% lên 3.194,33 điểm.
Hôm nay, cổ phiếu của Kakao Corp đã tăng tới 18,7% lên mức cao kỷ lục, khi quay trở lại giao dịch sau khi tiến hành chia cổ phiếu tưởng với tỷ lệ 5:1.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng với giá trị 265,8 tỷ won cổ phiếu trong phiên hôm nay.
Kết thúc phiên 15/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 21,70 điểm (+0,07%), lên 29.642,69 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,73 điểm (-0,52%), xuống 3.398,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 107,69 điểm (-0,37%), xuống 28.793,14 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 11,95 điểm (+0,38%), lên 3.194,33 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lực đẩy bancassurance
Độ nóng của các thương vụ độc quyền phân phối bảo hiểm nhân thọ giá trị nghìn tỷ được các công ty bảo hiểm ký kết với ngân hàng năm qua bắt đầu lan tỏa lên tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm mới năm nay..>> Chi tiết
- “Bên trọng, bên khinh” trong công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luật pháp nhiều nước từ lâu đã cấm các công ty niêm yết không được cung cấp thông tin có tính chất trọng yếu cho riêng một số chuyên viên phân tích hay một vài nhà đầu tư tổ chức. Ngạc nhiên là điều này vẫn diễn ra ở Việt Nam..>> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng còn lực kéo
VN-Index sau khi thiết lập vùng đỉnh mới đang chịu áp lực điều chỉnh từ hoạt động chốt lãi, nhưng chỉ số được nhận định sẽ tiếp tục tăng và “đầu kéo” vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng..>> Chi tiết
- Quan hệ nhà đầu tư, cần thực chất hơn
Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) hiệu quả giúp giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị hợp lý của doanh nghiệp và gia tăng niềm tin cũng như tỷ lệ nhà đầu tư gắn bó lâu dài..>> Chi tiết
- Liên minh châu Âu lên kế hoạch phát hành trái phiếu 150 tỷ euro/năm
Nguồn tài chính cho kế hoạch kinh tế của EU, được thống nhất ở mức 800 tỷ euro theo thời giá hiện nay, sẽ được huy động bằng đấu giá và phân phối thông qua mạng giao dịch..>> Chi tiết