VN-Index chưa thể hồi phục
Trong phiên sáng, VN-Index vọt nhanh mốc 980 điểm khi mở cửa, nhưng sự thận trọng khiến chỉ số hạ nhiệt lùi về gần tham chiếu.
Bước vào phiên chiều, kịch bản của phiên sáng lặp lại khi chỉ số nới đà tăng, nhưng lực cầu thận trọng, trong khi lực cung giá cao luôn chực chờ và có phần gia tăng trong đợt ATC đã khiến chỉ số đóng cửa chỉ có được sắc xanh nhạt.
Phiên chiều ghi nhận sự đảo chiều ngoạn mục của ROS khi -4% phiên sáng, đã +1,85%, khi đóng cửa, với gần 15 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu thị trường.
MBB tiếp tục sôi động, khớp khớp 4,76 triệu đơn vị, +0,21% lên 23.350 đồng.
Trong các mã thị trường, HNG +5,39%, cùng các mã nhỏ như VOS, TNA, TLD duy trì sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,48 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 39,93 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 28/8: VN-Index tăng 0,47 điểm (+0,05%), lên 977,26 điểm; HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,52%), xuống 102,32 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,06%), xuống 57,97 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên thứ Ba, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5,60 điểm cơ bản xuống 1,488%. Trong phiên thứ Hai, có lúc lợi suất này giảm về mức 1,443%, mức thấp nhất 3 năm.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm ít hơn chỉ 2 điểm cơ bản, xuống 1,531%. Mức thấp nhất của lợi suất thấp nhất của kỳ hạn này trong ngày thứ Hai là 1,449%, mức thấp nhất kể từ 9/2017.
Sự chênh lệch giữa lợi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và 10 năm lên tới 52 điểm cơ bản, mức lớn nhất kể từ tháng 3/2007.
Những dấu hiệu trên đã khiến nhóm cổ phiếu tài chỉnh giảm mạnh, đẩy cả 3 chỉ số chính của phố Wall quay đầu giảm theo trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 27/8, chỉ số Dow Jones giảm 120,93 điểm (-0,47%), xuống 25.777,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,22 điểm (-0,32%), xuống 2.869,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 26,79 điểm (-0,34%), xuống 7.826,95 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, nhờ nhóm cổ phiếu phòng thủ như viễn thông và tiêu dùng đứng vững.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,11% lên 20.497,42 điểm. Topix tăng 0,04% lên 1.490,35 điểm.
Mặc dù tăng điểm, nhưng sự lo ngại về thương mại toàn cầu vẫn khiến giao dịch ảm đạm với thanh khoản cả phiên chỉ bằng 70% trung bình trong năm và số mã giảm lấn át trên bảng điện tử.
Thị trường được cứu chủ yếu bởi nhóm cổ phiếu viễn thông với NTT Communications tăng 2,6%, các nhà mạng di động như KDDI và NTT Docomo lần lượt tăng 2,5% và 1,9%. Bên cạnh đó là cổ phiếu tiêu dùng Shiseido tăng 2,1%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm đã khi những những tuyên bố cấp cao của Mỹ và Trung Quốc trái ngược nhau về vấn đề thương mại song phương.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,29% xuống 2.893,76 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,38% xuống 3.802,58 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm thứ 3 liên tiếp, cũng bởi những nỗi lo kéo dài về thương mại Mỹ-Trung cùng cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,19% xuống 25.615,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,15% xuống 9.980,73 điểm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,86% lên 1.941,09 điểm, nhờ dòng tiền chảy mạnh bắt đáy vào nhóm cổ phiếu y tế, dược phẩm, vốn đã giảm mạnh gần đây.
Lực mua tập trung đã kéo chỉ số phụ theo dõi ngành y tế phiên hôm nay tăng tới 4,6%. Chỉ số này đã mất 30% trong năm nay.
Kết thúc phiên 28/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 23,34 điểm (+0,11%), lên 20.479,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,44 điểm (-0,29%), xuống 2.893,76 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 48,59 vđiểm (-0,19%), xuống 25.615,48 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng hồi mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 15,9 USD lên 1.542,5 USD/ounce, thì mở cửa phiên châu Á sáng nay đã đảo chiều giảm, nhưng dần hồi phục sau đó và về cuối ngày đã lên gần 1.540 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,40 - 42,82 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.129 đồng, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng Nhà nước tuýt còi ngân hàng tăng lãi suất huy động ở mức cao
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát đi văn bản cảnh báo các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng VND nhanh và mạnh ở một số kỳ hạn hoặc triển khai các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất cao..>> Chi tiết
- Cổ phiếu bất động sản: Tìm cơ hội với từng nhóm ngànhTừ đầu năm đến nay, nhiều mã cổ phiếu bất động sản đã tăng giá mạnh, nhưng cũng không ít mã giảm giá. Sự phân hóa dự kiến tiếp tục diễn ra trong những tháng cuối năm, dù có “điểm rơi” lợi nhuận..>> Chi tiết
- Trái phiếu doanh nghiệp sẽ hạ “cơn sốt nóng”
Tiếp nối đà sôi động của thị trường TPDN 6 tháng đầu năm nay, với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt 116.765 tỷ đồng, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2018, những thông tin cập nhật từ thị trường cho thấy diễn biến này tiếp tục được duy trì..>> Chi tiết
- Mở đường cho doanh nghiệp FDI lên sàn
Để khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chọn Việt Nam trong giai đoạn tới, mở rộng sân chơi cho các doanh nghiệp này lên sàn là việc không nên để chậm hơn..>> Chi tiết
- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Không có bữa trưa nào miễn phí
Đúng như dự báo, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, diễn tiến căng thẳng, phức tạp và khó lường. Cho dù đã có không ít dự báo về cơ hội của Việt Nam, nhưng “không có bữa trưa nào miễn phí”..>> Chi tiết
- Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế Mỹ
Đường cong lãi suất đảo ngược, lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống… là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái..>> Chi tiết