VN-Index gặp khó khi tiếp cận ngưỡng 990 điểm
Thị trường gặp áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên, khiến VN-Index giằng co khá mạnh. Tuy nhiên, kịch bản cũ lại lặp lại, lực cầu gia tăng trở lại, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng sau đó đã tiếp sức cho chỉ số bước tiếp.
Bước sang phiên chiều, thị trường dần hạ độ cao và có thời điểm bị đẩy về sát mốc tham chiếu trước áp lực bán gia tăng, và tuột mất mốc 990 điểm khi đóng cửa.
Trong đó gánh nặng chính đến từ cặp VIC-VHM. VIC giảm 1,2% xuống 117.000 đồng; VHM giảm 3,7% xuống 93.100 đồng.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, VNM chỉ còn +0,3% lên 148.900 đồng; MSN đảo chiều giảm 1,4% xuống 88.400 đồng; SAB giảm 0,4% 247.000 đồng.
Trái lại, dòng bank tiếp tục là trụ đỡ chính với VCB tăng 3,2% lên 62.000 đồng, CTG tăng 3,4% lên 21.100 đồng, TCB tăng 0,7% lên 27.700 đồng. Ngoài ra, trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn còn có GAS tăng 2,2% lên 99.300 đồng, VRE tăng 2,9% lên 35.000 đồng.
Một trong những mã VN30 giao dịch khá sôi động và được khối ngoại mua ròng mạnh gần đây là HPG,. Kết phiên, HPG tăng 3,7% lên 33.900 đồng.
Trong khi đó, HSG giữ mức giá trần 7.970 đồng với thanh khoản lớn nhất thị trường, đạt 11,26 triệu đơn vị.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 669.220 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 32,09 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 326.180 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 8,75 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 28,14 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 563,46 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/2: VN-Index tăng 1,34 điểm (+0,14%), lên 988,91 điểm; HNX-Index tăng 0,7 điểm (+0,66%), lên 106,82 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,03%), lên 55,55 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong ngày thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các đơn đặt hàng nội địa mới cho hàng hóa chủ chốt ngoài quốc phòng do Mỹ sản xuất bất ngờ giảm trong tháng 12/2018, chỉ ra sự chậm lại trong chi tiêu kinh doanh cho các thiết bị có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Philadelphia cho thấy, hoạt động kinh doanh của vùng Mid-Atlantic của Mỹ lần đầu tiên rơi vào lãnh thổ tiêu cực trong tháng 2/2019 kể từ tháng 11/2015.
Những báo cáo kinh tế thất vọng trên khiến giới đầu tư thận trọng trở lại trong phiên thứ Năm, kéo phố Wall đảo chiều giảm điểm sau những phiên hào hừng với kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung trước đó.
Kết thúc phiên 21/2, chỉ số Dow Jones giảm 103,81 điểm (-0,40%), xuống 25.850,63 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,82 điểm (-0,35%), xuống 2.774,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 29,36 điểm (-0,39%), xuống 7.459,71 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm nhẹ trong phiên ngày thứ Sáu khi dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ khiến giới đầu tư chùn tay.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,2% xuống 21.425,51 điểm, tuy nhiên trong tuần, chỉ số này vẫn tăng 2,5%. Topix giảm 0,3% xuống xuống 1.609,52 điểm.
Dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Philadelphia cho thấy, hoạt động kinh doanh của vùng Mid-Atlantic của Mỹ lần đầu tiên rơi vào lãnh thổ tiêu cực trong tháng 2/2019 kể từ tháng 11/2015.
Shoji Hirakawa, chiến lược gia toàn cầu tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết, các chỉ số kinh tế của Mỹ đang làm thị trường lo lắng, nhưng hy vọng sẽ có nhiều tiến bộ hơn trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Reuters đưa tin độc quyền rằng Mỹ và Trung Quốc đang soạn thảo cho 6 bản ghi nhớ về các đề xuất cải cách của Trung Quốc, đã nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất là tài chính do gặp áp lực chốt lời sau khi đã tăng mạnh gần đây như Mitsubishi UFJ giảm 1,2%; Sumitomo Mitsui giảm 0,8%, và Nomura Holdings giảm 1,6%.
Các nhà xuất khẩu phân hóa với với Toyota Motor Corp giảm 0,2% Hitachi giảm 0,8% nhưng Honda Motor Co tăng 0,7%
Chứng khoán Trung Quốc hồi phục khá mạnh, nhờ nhóm cổ phiếu môi giới chứng khoán, trong bối cảnh hy vọng ngày càng lớn về một thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ đang tiến rất gần.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,9% lên 2.804,23 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 9/2018.
Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,3% lên 3.520,12 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 26/7/2018.
Trong tuần, CSI300 đã tăng 5,4%, tuần tốt nhất kể từ tháng 11 năm 2015. Còn SSEC tăng 4,5%, tuần mạnh nhất kể từ tháng 3/2016.
“Hy vọng về sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ có thể giúp cải thiện dòng tiền, và sự phục hồi của thị trường chứng khoán dự kiến sẽ còn tiếp tục nhờ dòng vốn nước ngoài gia tăng khi Trung Quốc mở cửa thị trường vốn” Zhou Zhou Yu nhà phân tích của Pacific Securities cho biết.
Phiên hôm nay, các công ty tài chính dẫn đầu đà tăng với chỉ số chứng khoán CSI SWS - theo dõi các công ty chứng khoán lớn tăng 9,7%,và tính chung đã tăng 36% kể từ đầu năm.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay có Zhejiang Hugeleaf Co Ltd, tăng 10,18%, Harbin Hatou Investment Co Ltd, tăng 10,1% và Automobile Electromechanical Co Ltd,, tăng 10,09%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Center International Group Co Ltd giảm 6,61%; Fushun Special Steel Co Ltd mất 4,93% và Shantou Dongfeng Printing Co Ltd giảm 4,22%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, cũng với tâm lý vui mừng của nhà đầu tư với hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ sớm đạt được thỏa thuận để giải quyết tranh chấp thương mại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,7% lên 28.816,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,1% lên 11.427,29 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,5%, ngành CNTT tăng 1,23%, ngành tài chính tăng 0,44% và bất động sản tăng 0,31%.
Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là AAC Technologies Holdings Inc, tăng 12,02%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Want Want China Holdings Ltd, giảm 1,04%.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất có GF Securities Co Ltd tăng 7,83%; Huatai Securities Co Ltd, tăng 7,74% và CITIC Securities Co Ltd, tăng 7,11%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Sinopharm Group Co Ltd, giảm 1,32%, China Tower Corp Ltd, giảm 1,0% và Anhui Conch Cement Co Ltd, giảm 1%.
Kết thúc phiên 22/2: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 38,72 điểm (-0,18%), xuống 21.425,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 52,43 điểm (+1,91%), lên 2.804,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 186,38 điểm (+0,65%), lên 28.816,30 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC hồi mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 110.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,90 - 37,12 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 80.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.906 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.160 - 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Căn nguyên khiến nhiều ngân hàng phải báo lỗ
Nợ xấu phần nào được đẩy lùi, song nợ xấu mới phát sinh đã làm dự phòng rủi ro tăng mạnh trong quý cuối năm qua, dẫn đến nhiều nhà băng lỗ nặng trong quý IV/2018..>> Chi tiết
- Tài khoản nhiều nhà đầu tư “bay” quá đà
Không ít cổ phiếu giảm giá trên 40% trong giai đoạn 1/10/2018 - 19/2/2019 và giảm mạnh hơn so với mức đỉnh trong vòng 3 năm cũng như so với giá ngày đầu chào sàn..>> Chi tiết
- Lãnh đạo doanh nghiệp ở đâu khi giá cổ phiếu giảm sâu?
Nhiều cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn cách ngày nên không phải giải trình và rất ít doanh nghiệp chủ động công bố thông tin kịp thời về tình hình hoạt động trước diễn biến bất thường của cổ phiếu..>> Chi tiết
- Thêm quỹ ngoại “để mắt” tới chứng khoán Việt
Đến cuối năm 2018, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam ước đạt gần 33 tỷ USD. Nếu TTCK Việt Nam kém sức hút thì khó có được con số đáng khích lệ này..>> Chi tiết
- Sửa Luật Doanh nghiệp: Cân đong quyền lợi cổ đông
Việc bổ sung, sửa đổi Luật Doanh nghiệp đang được đưa ra lấy ý kiến. Các doanh nghiệp kỳ vọng, những "điểm nghẽn" gây khó khăn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh sẽ được tháo gỡ trong quá trình xây dựng dự luật..>> Chi tiết
- Chứng khoán Trung Quốc leo dốc chóng vánh
Thị trường chứng khoán Trung Quốc có lẽ không dành cho người yếu tim, khi liên tiếp có những diễn biến bất ngờ. Sau khi lao dốc mạnh năm 2018, chứng khoán Đại lục đã leo dốc chóng mặt kể từ đầu năm 2019 tới nay, khiến mối lo tăng trưởng nóng đã xuất hiện..>> Chi tiết