* Phiên giao dịch đầu tuần 19/11: Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí, trụ đỡ chính VIC bất ngờ tăng trần đã trở thành đầu tàu giúp thị trường bật cao trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Đóng cửa, VN-Index tăng 17,87 điểm (+1,99%) lên 916,06 điểm, HNX-Index tăng 0,93 điểm (+0,91%) lên 103,95 điểm, UPCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,74%) lên mức cao nhất ngày 52,4 điểm.
Trái lại, PHS, SHS đều nhận định thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm. Đáng kể, SHS dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục test vùng hỗ trợ 880-900 điểm vào đầu tuần
Trong khi đó, BSC khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi thêm các thông tin thị trường về các diễn biến brexit và tiến trình đàm phán thương mại Trung- Mỹ sơ bộ trước thềm cuộc họp G20.
* Sang phiên giao dịch ngày 20/11: Trong phiên sáng, thị trường chịu áp lực khá lớn sau phiên tăng mạnh trước đó do nhà đầu tư thận trọng và ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của chứng khoán thế giới.
Tuy nhiên, khi bước vào phiên giao dịch chiều, diễn biến có phần tích cực hơn khi nhiều mã lớn trở lại, đặc biệt là bộ ba VIC – VHM – VNM, đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm thành công.
Đóng cửa, VN-Index tăng 2,96 điểm (+0,32%), lên 919,02 điểm, HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%), xuống 103,91 điểm, UPCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,65%), xuống 52,06 điểm.
Cũng có nhận định đúng về xu hướng tăng của thị trường nhưng SHS đưa ra mục tiêu khá cao khi dự báo VN-Index sẽ kiểm định lại vùng kháng cự trong khoảng 920-925 điểm. Thậm chí, TVSI cho rằng VN-Index có thể tiếp cận vùng kháng cự 925-935 điểm nhờ sự đồng thuận của nhóm vốn hóa lớn.
* Trong phiên giao dịch 21/11: Ảnh hưởng từ thị trường thế giới khiến chứng khoán giảm khá sâu ngay khi mở cửa.
Tuy nhiên, nỗ lực của nhà đầu tư trong phiên chiều là khá đáng ghi nhận, khi chỉ số liên tục đi lên, mặc dù cũng khá khó khăn khi dòng tiền thật sự không quá dồi dào, nhưng cũng đủ giúp VN-Index trở lại tham chiếu trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC. Trong phiên ATC, lực mua trở nên lấn át hơn, qua đó kéo chỉ số tăng điểm khi đóng cửa.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,54 điểm (+0,39%), lên 922,56 điểm, HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 103,9 điểm, UpCoM-Index không đổi ở mức 52,06 điểm.
Trong khi đó, MBS dự báo trong kịch bản đẹp, thị trường tiếp tục tích lũy đi ngang. Tương tự, cũng đánh giá về xu hướng chính là đi ngang, nhưng TVSI cho rằng, sẽ xuất hiện những nhịp rung lắc mạnh.
Cũng có nhận định thiếu chuẩn xác, BSC dự báo thị trường sẽ giằng có và điều chỉnh.
* Đến phiên giao dịch 22/11: Tiếp nối đà hồi phục, VN-Index mở cửa phiên sáng nay với sắc xanh nhạt, nhưng chỉ số này không thể bứt phá do dòng tiền tỏ ra thận trọng, thậm chí có lúc chớm đỏ.
Diễn biến thị trường có phần bớt ảm đạm hơn trong phiên chiều, nhưng cả bên mua và bên bán vẫn tỏ ra thận trọng, khiến VN-Index tiếp tục lình xình với sắc xanh nhạt, thanh khoản nhúc nhắc tăng.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,86 điểm (+0,2%) lên 924,42 điểm, HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,653%) lên 104,55 điểm, UPCoM-Index 0,1 điểm (+0,19%) lên 52,16 điểm.
Cũng có nhận định đúng về xu hướng tăng của thị trường nhưng SHS đưa ra kỳ vọng khá cao khi dự báo VN-Index có thể hướng dần đến kháng cự tại 930 điểm tương ứng với vùng đỉnh ngắn hạn của thị trường trước đó.
Trong khi đó, TVSI nhận định thiếu chuẩn xác khi cho rằng, những phiên rung lắc mạnh sẽ tiếp tục xuất hiện khi VN-Index tiếp cận vùng kháng cự 925-935 điểm, đồng thời không loại trừ khả năng chỉ số sẽ quay đầu giảm điểm từ vùng giá trên.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/11: Sau 5 phiên tăng liên tiếp, thị trường chịu áp lực bán gia tăng đã quay đẩu giảm. Trong đó, sức ép lớn đến từ nhóm cổ phiếu bluechip, với tâm điểm là dòng bank và họ dầu khí, đã đẩy VN-Index về dưới mốc 920 điểm trong phiên cuối tuần 23/11.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 6,45 điểm (-0,7%) xuống 917,97 điểm, HNX-Index giảm 0,28 điểm (-0,27%) xuống 104,27 điểm, UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,55%) xuống 51,87 điểm.
Tương tự, SHS cũng dự báo trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với kháng cự gần nhất tại 930 điểm tương ứng với vùng đỉnh ngắn hạn của thị trường.
Trái lại, TVSI đưa ra quan điểm khá chính xác khi dự báo khả năng xuất hiện nhịp điều chỉnh, tuy nhiên rủi ro giảm sâu chưa quá lo ngại ở thời điểm hiện tại.