* Phiên giao dịch đầu tuần 11/6: Trong phiên sáng, sau nhịp lao mạnh ít phút đầu phiên, dòng tiền chảy mạnh đã giúp thị trường trở lại, VN-Index có lúc leo lên ngưỡng 1.045 điểm, trước khi bị đẩy lùi nhẹ trở lại.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ có những đột phá trong phiên chiều để giúp VN-Index có phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp.
Kỳ vọng này càng được củng cố khi VN-Index nới rộng đà tăng, nhưng khi gặp ngưỡng 1.045 điểm, áp lực bán đã diễn ra ồ ạt, đẩy chỉ số thoái lui và lùi về tham chiếu khi đóng cửa.
Đóng cửa, VN-Index tăng 0,01 điểm, đứng ở mức 1.039,02 điểm; HNX-Index giảm tới 1,4 điểm (-1,17%), xuống 118,45 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,33%), xuống 53,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.213 tỷ đồng.
Về phần các Dự, do trong tuần này các quý ETF sẽ cơ cấu danh mục, do đó BVSC thiên về một tuần giao dịch nhiều thử thách cho thị trường trong tuần sau.
Với tuần trước đó tăng cả 5 phiên, nhưng do phiên 9/5 bắt đầu cho thấy thanh khoản sụt giảm mạnh và chỉ một số mã lớn hút dòng tiền kéo chỉ số đi lên, qua đó BSC khuyến nghị nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng tại các cổ phiếu trụ và giảm tỷ trọng các mã chưa có sự phục hồi tốt trong giai đoạn vừa qua.
PHS cũng nhận thấy sự bất ổn khi khuyến nghị nhà đầu tư, nếu thấy áp lực bán mạnh dần lên thì nên cân nhắc chốt lời các cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục đã tăng mạnh, đặc biệt là nhóm Ngân hàng – Chứng khoán.
KBSV nhận định khá chính xác về tuần giao dịch mới khi cho rằng, thị trường có khả năng giảm khá mạnh trở lại trong một vài phiên giao dịch tới.
SHS đưa 2 phương án, VN-Index vẫn có thể tiếp tục hồi phục với mục tiêu là vùng 1.060-1.080 điểm (MA10-20 tuần), tuy nhiên áp lực cung lớn có thể khiến chỉ số điều chỉnh.
* Sang phiên 12/6: Trong phiên sáng nay, áp lực bán tháo ồ ạt đẩy VN-Index rơi gần 34 điểm, xuống sát 1.005 điểm với sắc đỏ bao trùm. Ở ngưỡng hỗ trợ này, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp chặn đà rơi của VN-Index.
Trong phiên chiều, áp lực bán một lần nữa đẩy VN-Index lùi xuống 1.005 điểm, nhưng cũng giống như phiên sáng, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã kéo VN-Index trở lại gần 1.025 điểm trước khi thoái lui nhẹ trong những phút cuối.
Tuy nhiên, đóng cửa, VN-Index vẫn giữ được mốc 1.020 điểm. So với mức đáy trong ngày, VN-Index đóng cửa cao hơn 15 điểm.
Đóng cửa, VN-Index giảm 18,26 điểm, xuống 1.020,76 điểm; HNX-Index giảm 1,97 điểm (-1,66%), xuống 116,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,64 điểm (-1,2%), xuống 53 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.687 tỷ đồng.
Về phần các Dự, BVSC đã nhận định khá chính xác khi cho rằng, diễn biến tiêu cực của thị trường chung nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong các phiên sắp tới.
BSC cũng có nhận định tương tự khi phán đoán có rủi ro các phiên điều chỉnh trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể tiến hành giải ngân một phần trong các phiên giảm điểm, tránh việc mua đuổi.
Tương tự là PHS khi cho rằng khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế tham gia mua đuổi vào lúc này mà chỉ nên tham gia khi có những phiên điều chỉnh.
KBSV đề xuất: Kiên nhẫn chờ đợi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng điều chỉnh giảm trở lại và xác nhận xu hướng giảm giá kết thúc.
SHS lại cho rằng, VN-Index sẽ biến động trong khoảng 1.020-1.070 điểm và khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn hạn đang có tỷ trọng ở mức cân bằng tiếp tục hạn chế mua đuổi và có thể cân nhắc hiện thực hóa dần một phần lợi nhuận nhờ việc bắt đáy trước đó.
* Sang phiên 13/6: Trong phiên sáng, sau khi hồi phục trên 1.026 điểm, VN-Index đã quay đầu giảm trở lại do dòng tiền tỏ ra dè dặt.
Bước vào phiên chiều, giao dịch cũng không mấy sôi động khi nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng, dòng tiền chảy vào thị trường khá dè dặt.
Tuy nhiên, nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm, nên VN-Index tăng lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa, chinh phục thành công mốc 1.030 điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 9,77 điểm (+0,96%), lên 1.030,53 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,05%), lên 116,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,39%), lên 53,2 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.647 tỷ đồng.
Về phần các Dự, với phiên phục hồi trên nền tảng thanh khoản thấp là khá bất ngờ, do đó BVSC đã nhận định thiếu chính xác khi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào một nhịp điều chỉnh.
BSC thì nhận thấy thị trường chưa có xu hướng rõ ràng và có khả năng đảo chiều bất ngờ. Nhà đầu tư thận trọng trong việc sử dụng margin và giải ngân một phần trong các phiên giảm.
KBSV khuyến nghị có thể Xem xét các cơ hội mua vào với nhóm vốn hóa vừa-nhỏ, trừ cổ phiếu ngân hàng-chứng khoán-bất động sản.
SHS cho rằng, xu hướng của VN-Index ngắn hạn đang dần trở nên rủi ro và chỉ số có thể sẽ cần tìm kiếm một vùng cân bằng thấp hơn trong khoảng giá 1.000-1.035 điểm.
* Sang phiên 14/6: Dòng tiền chảy khá tích cực vào bluechips khi mở cửa, nhưng sau đó đuối dần. Sắc xanh cũng nhạt dần. Việc dòng tiền dè dặt khiến VN-Index rung lắc mạnh, trước khi đi theo xu hướng giảm.
Trong phiên chiều, dòng tiền tiếp tục tỏ ra thận trọng với nhóm bluechips khiến sắc đỏ tiếp tục nới rộng. Hệ quả là đà giảm của VN-Index nới rộng.
Dòng tiền lại tỏ ra khá "phóng khoáng" với nhóm vừa và nhỏ, các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ. Sự chuyển hướng này chưa thể giúp VN-Index hãm bớt đà rơi, song thanh khoản thị trường có sự cải thiện nhẹ.
Đóng cửa, VN-Index giảm 14,81 điểm (-1,44%), xuống 1.015,72 điểm; HNX-Index giảm 1,77 điểm (-1,52%), xuống 114,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 53,1 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.411 tỷ đồng.
Về phần các Dự, chỉ số lại đổ đèo sau phiên tăng trước đó và ngày tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF cận kề, qua đó BVSC nhận định thị trường sẽ trải qua các phiên lình xình, điều chỉnh nhẹ trong các phiên sắp tới.
BSC đã chỉ ra, thanh khoản phiên suy yếu cho thấy tâm lý thận trọng trên thị trường sau phiên điều chỉnh bất ngờ trước đó, và nhận định trạng thái thị trường vẫn không chắc chắn, nhà đầu tư hạn chế việc sử dụng margin.
PHS cho rằng nhà đầu tư vẫn có thể giải ngân dần dần vào các thời điểm thị trường giảm mạnh.
KBSV nhận thấy Một số cổ phiếu nhóm này đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn như AAA, DAG, ELC, HAH, ITD, KSB, SKG.
SHS lại phán đoàn VN-Index có thể vẫn sẽ giằng co và đi ngang, và nhà đầu tư tiếp tục bán chốt lời.
* Phiên giao dịch cuối tuần 15/6: Trong phiên sáng, sau khi giằng co trong phần lớn thời gian, VN-Index đã lao mạnh xuống dưới 1.010 điểm khi đóng cửa phiên khi nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt giảm giá.
Bước sang phiên chiều, lực cung giá thấp thiết giảm, trong khi lực cầu trở lại với nhiều mã lớn, nhất là nhóm ngân hàng giúp VN-Index dần hồi phục, nhưng gặp nhiều khó khăn do đà giảm tại 2 mã lớn nhất là VIC và VHM, cùng với một số mã bluechip.
Tưởng chừng VN-Index tiếp tục có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp, thì bất ngờ trong đợt khớp lệnh ATC, sự bật dậy mạnh mẽ của VCB, GAS, BID, CTG… đã giúp VN-Index thoát hiểm trong gang tấc.
Đóng cửa, VN-Index tăng 0,79 điểm (+0,08%), lên 1.016,51 điểm; HNX-Index tăng 0,79 điểm (+0,69%), lên 115,71 điểm; UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,06%), xuống 53,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6140 tỷ đồng.
Về phần các Dự, do đây là phiên các quỹ ETF tái cơ cấu, nêu BVSC số VN-Index dự kiến sẽ có biến động lớn, nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm.
BSC duy trì nhận định tâm lý thị trường vẫn cẩn trọng, nhà đầu tư có thể giải ngân vào những phiên giảm điểm nhưng hạn chế việc sử dụng margin.
Tương tự, PHS cũng có khuyến nghị tham gia giải ngân dần dần vào các thời điểm thị trường giảm mạnh.
KBSV vẫn đề xuất xem xét các cơ hội mua vào với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa-nhỏ (ngoài Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS).
SHS có thêm một phiên nhận định chính xác khi cho rằng xu hướng chủ đạo của VN-Index sẽ tiếp tục là giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 1.005-1.045 điểm.