Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Thị trườngvẫn giao dịch giằng cao trong tuần qua và hai chỉ số chính đã kết tuần trái chiều nhau. VN-Index nối dài đà tăng lên 4 tuần liên tiếp, tăng 2,2 điểm (+0,2%) lên 1.123,41 điểm. Trong khi HNX-Index đứt chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp khi điều chỉnh giảm 0,67 điểm (-0,5%) xuống 127,58 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

* Phiên giao dịch đầu tuần 5/3, trong phiên sáng, dòng tiền chảy mạnh ngay khi mở cửa đã giúp VN-Index nhảy vọt lên vùng đỉnh cũ 1.130 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn đang là vùng kháng cự mạnh, nên chỉ số 2 lần bị đẩy lại.

Bước vào phiên chiều, thị trường lại tiếp tục có những đợt co giật mạnh. VN-Index bị đẩy xuống sát 1.120 điểm, nhưng sau đó nhanh chóng được kéo vọt qua 1.132 điểm.

Sau khoảng 15 phút đi ngang ở mức 1.130 điểm, lực cung một lần nữa xuất hiện mạnh, đẩy chỉ số này lùi hẳn xuống dưới tham chiếu.

Bất ngờ không mong muốn trong đợt ATC. “cú đánh lịch sử” diễn ra. Lực cung giá thấp ồ ạt được tung mạnh kéo hàng loạt mã lao dốc, đóng cửa ở mức sàn. VN-Index có cú lao dốc mạnh, mất hơn 27 điểm khi đóng cửa.

Đóng cửa, VN-Index giảm 27,73 điểm (-2,47%), xuống 1.093,48 điểm; HNX-Index giảm 2,74 điểm (-2,14%), xuống 125,51 điểm; UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (+0,45%), lên 60,44 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 11.485 tỷ đồng.

Về phần các Dự, với phiên ATC “đánh úp” thị trường đấy bất ngờ, thì đã nằm ngoài dự đoán của tất cả các công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, cơ hội trading ngắn hạn nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng mà KBSV đưa ra cũng đúng một phần khi HBC, TLD, LHG giữ được sắc xanh, trong khi một số giảm mạnh và giảm sàn.

* Sang phiên 6/3,  trong 2 phiên vừa qua luôn mang đến những bất ngờ và khó hiểu cho nhà đầu tư.

Sau phiên ồ ạt bán mạnh đợt ATC hôm qua, nhà đầu tư lại đua nhau gom hàng, giúp VN-Index lấy lại gần hết những gì đã mất. Các mã bị đẩy sàn không lý do hôm qua, nay lại quay đầu tăng trần, dù không có thông tin gì.

Mặc dù thị trường co giật mạnh, song đà tăng vẫn được giữ vững cộng với dòng tiền lớn được duy trì ổn định vào thị trường. Điều này cho thấy, tâm lý thị trường ở thời điểm này là rất tích cực. Đó chính là cơ sở để VN-Index thăng hoa trong phiên giao dịch chiều.

Đóng cửa, VN-Index tăng 26,81 điểm (+2,45%) lên 1.120,29 điểm; HNX-Index tăng 1,82 điểm (+1,45%) lên 127,33 điểm; UPCoM-Index tăng 0,57 điểm (+0,95%) lên 61,01 điểm.

Về phần các dự, sau phiên ATC hoảng hốt, các công ty chứng khoán khuyến nghị các nhà đầu tư đều cho rằng nên đứng ngoài thị trường (KBSV); hạn chế giao dịch T+ (PHS); tạm ngừng giải ngân mới (FPTS);  chốt lãi và theo dõi thị trường (BSC); nhóm cổ phiếu tăng nóng chịu bán mạnh (BVSC)

* Sang phiên 7/3, trong 2 tháng qua, dòng tiền chảy vào thị trường khá mạnh và thường tập trung vào nhóm ngân hàng. Chính sự quan tâm của dòng tiền giúp nhóm cổ phiếu này có chuỗi tăng điểm khá ấn tượng và hỗ trợ tốt cho thị trường.

Tuy nhiên, kể từ giữa tuần qua, dấu hiệu chốt lời đã xuất hiện tại nhóm cổ phiếu này, khiến VN-Index có những phiên rung lắc mạnh.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch 7/3, dòng tiền đã có dấu hiệu chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi nhóm ngân hàng và dầu khí bị chốt lời, khiến các chỉ số giảm khá mạnh sau phiên hồi mục tốt hôm qua. 

Đóng cửa, VN-Index giảm 8,03 điểm (-0,72%), xuống 1.112,26 điểm; HNX-Index giảm 1,73 điểm (-1,36%), xuống 125,6 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (+0,93%), xuống 60,45 điểm

Về phần các Dự, các công ty chứng khoán đều cũng không thể ngờ sóng penny lại nhanh đến vậy. Hầu hết đều cho rằng thị trường sẽ giao dịch tích cực sau phiên tăng mạnh trước đó.

Khi BVSC cho rằng, chứng khoán thế giới và giá dầu ủng hộ xu hướng tăng của thị trường trong nước; BSC khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu; FPTS khuyến nghị ưa mạo hiểm củng chỉ nên tham gia ở mức thấp; PHS bảo lưu quan điểm hạn chế T+.

Trong khi đó KBSV với con mắt thận trọng thường thấy đã có phần phán đoán chính xác với quan điểm những nhân tố gây bất ổn vẫn còn khá nhiều trên thị trường khi nhóm ngân hàng có dấu hiệu bị chốt lời.

* Sang phiên 8/3, thị trường bước vào phiên 8/3 với tâm lý thận trọng, diễn biến giao dịch khá trồi sụt. VN-Index tăng khá tốt đầu phiên, sau đó giảm về dưới tham chiếu, trước khi hồi trở lại vào cuối phiên.

Trong phiên chiều, sự đồng thuận tốt hơn của nhóm bluechips so với phiên sáng giúp đà tăng của VN-Index được cải thiện và chốt phiên ở mức cao gần nhất ngày. Tuy nhiên, sự dè dặt có phần gia tăng nên thanh khoản không thể cải thiện.

Mặc dù sóng cổ phiếu nhỏ đã nhanh chóng qua đi, song không vì thế mà thị trường thiếu sự dẫn dắt khi nhóm cổ phiếu bluechips kịp hồi phục, với nhiều điểm nhấn như VIC, VPB, MBS hay BSR, POW, OIL... Sự đồng thuận của nhóm bluechips giúp VN-Index tăng mạnh trở lại, song tâm lý thận trọng gia tăng khiến thanh khoản thị trường suy giảm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 11,89 điểm (+1,07%) lên 1.124,15 điểm; HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,43%) lên 126,14 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,6%) lên 60,84 điểm.

Về phần các Dự, BVSC cho rằng sóng cổ phiếu penny vẫn sẽ tiếp tục; tỏng khi BSC nhận định khá chính xác khi cho rằng  thị trường đang trong giai đoạn phân hóa và giao dịch giằng co.

Trong khi SHS đã nhận định không chính xác khi cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp tục đà giảm để kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 1.080 điểm.

KBSV vẫn khuyến nghị nhà đầu tư đứng ngoài thị trường do rủi ro toàn phần đã lên mức báo động rất cao khi hàng loạt mã chứng khoán như SSI, HCM, VND … giảm hết biên độ một cách bất ngờ trong phiên ATC.

* Phiên giao dịch cuối tuần 9/3, ngay khi mở cửa, với sự hỗ trợ của nhóm bluechip, VN-Index đã bật hẳn qua mốc 1.130 điểm, thậm chí là qua cả mốc 1.135 điểm. Nếu vượt qua ngưỡng kháng cự này, VN-Index được dự đoán sẽ tiến tới đỉnh lịch sử 1.170 điểm.

Dù vậy, giống như nhiều lần trước đó, lực cung luôn được tung ra mạnh mẽ mỗi khi VN-Index tiến vào vùng đỉnh 1.130 điểm, khiến chỉ số này bị đẩy ngược trở lại.

Trong phiên chiều, với sự giúp sức của nhóm VN30, một lần nữa VN-Index lại thử thách ngưỡng 1.130 điểm ngay những phút đầu tiên.

Tuy nhiên, mức đỉnh của phiên chiều chỉ tới 1.132 điểm, trước khi lực cung gia tăng, khiến VN-Index ngã nhào xuống dưới tham chiếu, mất luôn mốc 1.120 điểm. Dù nỗ lực lấy lại sắc xanh sau đó, nhưng chỉ số này cũng không thể tránh khỏi phiên giảm điểm trong phiên cuối tuần.

Dù nhóm ngân hàng giữ được được tăng khá tốt, nhưng với việc VNM đảo chiều đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, cùng với đó là đà giảm của nhóm khí, sắt thép.

VN-Index giảm nhẹ 0,74 điểm (-0,07%), xuống 1.123,41 điểm; HNX-Index tăng 1,43 điểm (+1,14%), lên 127,58 điểm  UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,88%), lên 61,37 điểm

Về phần các dự, gần như nhận định của các công ty chứng khoán đều có phần chính xác khi BSC nhấn mạnh  thị trường vẫn đang thiếu thông tin hỗ trợ để có thể xác lập lại xu hướng rõ ràng.

Tương tự là FPTS với nhận định những tác động trồi sụt mạnh do ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chúng tôi lo ngại sẽ làm lu mờ tín hiệu của một xu hướng thực sự tiếp theo.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư bán, tạm thời đứng ngoài thị trường.

SHS cho rằng, VN-Index có thể sẽ vẫn giằng co và tích lũy trong biên độ 1.100-1.130 điểm.

Tin bài liên quan