Cổ phiếu cần quan tâm ngày 29/10

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 29/10

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 29/10 của các công ty chứng khoán.

FCN có thể tăng trở lại vùng kháng cự 14-15

CTCK BIDV (BSC)

Triển vọng kinh doanh 2019 của Công ty cổ phần FECON (FCN – sàn HOSE): Tính đến thời điểm hiện tại, FCN có backlog khoảng 2.500 tỷ đồng, ký mới trong năm là 1.300 tỷ; trong đó có một số dự án lớn: Lọc hóa dầu Long Sơn (xử lý nền + hạ tầng: 220 tỷ); Metro line 3 HN (xử lý nền bằng jet grouting: 132 tỷ); Đường tỉnh nối Từ Sơn – TP Bắc Ninh (thi công đường: 142 tỷ)…

Công ty dự kiến giá trị hợp đồng ký trong năm 2019 khoảng 4.600 tỷ tập trung ở mảng hạ tầng (25%), cung cấp và thi công cọc (23%), xử lý nền, cọc khoan nhồi và tường vây.

Bên cạnh đó, Dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 (công suất 50MW) đã kết nối thành công với lưới điện quốc gia, dự kiến có thể vận hành thương mại từ 12-15/6/2019, đảm bảo được hưởng giá điện cao.

Nhận định: cổ phiếu FCN đang hình thành xu hướn hồi phục. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên và đồng thuận với đà tăng của bước giá, cho thấy động lực tăng đang hình thành.

Chỉ báo RSI duy trì xu hướng tăng giá tích cực trong khi chỉ báo MACD đang cho thấy tín hiệu đảo chiều. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng trung hạn đang hình thành.

Như vậy, FCN có thể tăng giá trở về vùng kháng cự 14-15 trong các phiên giao dịch tới.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB

CTCK ACB (ACBS)

Với kết quả quý III/2019 tích cực, chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB – sàn HOSE) có thể vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 15%, đạt mức 23 ngàn tỷ đồng trong 2019.

Cho 2020, chúng tôi dự phóng VCB có thể tăng trưởng 22,6% lên đạt 59 ngàn tỷ đồng về tổng thu nhập hoạt động và tăng trưởng 25,7% lên đạt 29,0 ngàn tỷ đồng về lợi nhuận trước thuế (chúng tôi chưa tính đến khoản thu nhập bất thường phí bancassurace trả trước từ việc ký hợp đồng bancassurance độc quyền với giá trị có thể lên đến 400 triệu USD mà nhiều nhà truyền thông trích dẫn).

Với vị thế dẫn đầu của VCB, chúng tôi kỳ vọng VCB có thể giao dịch ở mức cao hơn P/B chuẩn của nhóm ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam (theo dữ liệu quá khứ 10 năm). Sử dụng kết quả bình quân theo phương pháp chiết khấu nguồn thu nhập thặng dư và phương pháp so sánh (P/B), chúng tôi xác định giá mục tiêu VCB năm 2020 là 77.700 đồng/cp và đưa ra khuyến nghị nắm nắm giữ.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ

CTCK ACB (ACBS)

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý III/2019với doanh thu thuần hợp nhất 3.934 tỷ đồng (tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế 208 tỷ đồng (tăng trưởng 17%), tốt hơn nhiều so với quý II và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

Lũy kế 9 tháng 2019, PNJ ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 11.679 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 806 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,1% và 16,1%. Trong đó, doanh thu bán lẻ tăng 12% trong khi doanh thu bán sỉ giảm 6% n/n (mặc dù đã cải thiện so với Q2).

Doanh thu vàng miếng tăng 34,4%. Công ty cho biết, sự biến động của giá vàng trong thời gian qua có thể tác động đến nhóm vàng miếng hơn là trang sức, vì các sản phẩm trang sức được bán theo món chứ không theo trọng lượng vàng.

Biên lợi nhuận gộp trong 9 tháng 2019 đạt 20,9% so với 18,6% trong 9 tháng 2018 nhờ công ty tiếp tục tập trung vào phân khúc bán lẻ. Dù vậy, PNJ không kỳ vọng biên lợi nhuận này sẽ tiếp tục tăng đáng kể.

Tính đến tháng 9/2019, PNJ đã có 345 cửa hàng đang hoạt động (từ 324 cửa hàng cuối 2018), gồm 278 cửa hàng vàng, 63 bạc và 4 cửa hàng CAO. Chúng tôi giả định số lượng cửa hàng sẽ đạt 357 vào cuối năm nay, hơi thấp hơn so với báo cáo trước do tốc độ mở cửa hàng trong Q3 chậm lại. Trong 9 tháng 2019, PNJ đã có 22 cửa hàng bán đồng hồ, gồm 20 cửa hàng theo mô hình shop-in-shop, 1 cửa hàng trong trung tâm thương mại và 1 cửa hàng độc lập. Tỷ trọng đóng góp doanh thu của sản phẩm này vẫn còn rất nhỏ.

Mặc dù mục tiêu tăng 25% doanh thu thuần và 23% lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2019 có vẻ khó đạt được, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của PNJ trong 2019 có thể đạt 16.225 tỷ đồng (tăng trưởng 11,4%) và lợi nhuận sau thuế 1.121 tỷ đồng (16,8% tăng trưởng).

Chúng tôi điều chỉnh dự phóng cho những năm tiếp theo một cách thận trọng hơn trước một số quan sát cho thấy sức mua trên thị trường này có phần yếu hơn (kể từ quý II/2019). Tuy nhiên, hệ thống ERP vận hành tốt hơn cộng với vị thế đầu ngành có thể cho phép PNJ duy trì đà tăng trưởng hai chữ số.

Kết hợp phương pháp định giá DCF và P/E, giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu là 95.988 đồng/cp vào cuối năm 2020, tương đương tổng tỷ suất sinh lợi 17,4%. Đồng thời, duy trì khuyến nghị mua và chuyển giá mục tiêu sang năm tới.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu DGW

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Công ty cổ phần Thế giới số (DGW – sàn HOSE) ở vị thế tốt để hưởng lợi từ sự gia tăng hợp nhất của thị trường laptop Việt Nam và nhu cầu gia tăng từ chiến dịch số hóa của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ vào lợi thế hiểu biết thị trường cùng với vị thế dẫn đầu thị trường và mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp.

Điện thoại Xiaomi với giá cả ưu việt cùng với chất lượng và hiệu năng cạnh tranh củng cố hơn nữa giá trị thương hiệu và tiếp tục thúc đẩy mở rộng thị phần tại thị trường ĐTDĐ Việt Nam.

Mảng thiết bị văn phòng duy trì đà tăng trưởng hai chữ số bởi tính ít cạnh tranh và nhu cầu gia tăng từ các công ty vừa và nhỏ và FDI cũng như việc bổ sung thêm các sản phẩm và thương hiệu mới.

Mảng hàng tiêu dùng thành động lực tăng trưởng chủ chốt của công ty khi độ nhận diện sản phẩm và mạng lưới phân phối vững chắc hơn trong tương lai.

DGW đóng cửa tại mức giá 25.750 đồng/ cổ phần vào ngày 24/10/2019, giao dịch tại mức P/E năm 2019 và 2020 lần lượt là 6,9 lần và 5,5 lần, hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực (42% năm 2019 và 24% năm 2020) theo quan điểm của chúng tôi. Khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu một năm là 31.600 đồng/ cổ phần (Lợi nhuận kỳ vọng: 23%; mức P/E hợp lý năm 2020 là 7,0 lần).

Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu CVT

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu CVT với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 26.200 đồng trên cơ sở (i) DN có lợi thế cạnh tranh với danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt trong khi rào cản gia nhập ngành tương đối cao, (ii) Kết quả kinh doanh cải thiện nhờ chuyển dần cơ cấu sang sản phẩm có biên lợi nhuận cao, và (iii) doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận cao.

Tin bài liên quan