Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/10

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/10

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/10 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FMC

CTCK MB (MBS)

Điểm nhấn đầu tư đối với FMC của CTCP Thực Phẩm Sao Ta, đó là: Cơ hội đẩy mạnh thị phần nhờ hiệp định CPTPP và EVFTA.

Hiệp định CPTPP, có hiệu lực từ tháng 1/2019, tạo ra cơ hội quý giá cho ngành tôm Việt Nam nói chung và FMC nói riêng để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Úc. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho sản phẩm tôm đông lạnh từ Việt Nam sẽ được xóa bỏ ngay từ 2019, trong khi thuế cho sản phẩm tôm chế biến sẽ được xóa bỏ dần về 0% vào năm 2022.

Những ưu đãi này tạo ra lợi thế lớn cho FMC so với các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia – những thị trường không tham gia CPTPP và không được hưởng ưu đãi thuế. Trong năm 2019, FMC tiếp tục tập trung vào thị trường Nhật Bản với nhiều thế mạnh, đồng thời Công ty cũng mở rộng tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới như Úc.

Bên cạnh đó, EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kì vọng sẽ tạo điều kiện để XK tôm từ Việt Nam tăng trưởng mạnh vào thị trường tiềm năng này. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho tôm đông lạnh từ Việt Nam được giảm từ 4.2% về 0% ngay 2020, trong khi tôm chế biến sẽ được giảm dần thuế về 0% trong 7 năm. Tượng tự như CPTPP, ưu đãi từ EVFTA sẽ giúp FMC có lợi thế so với các thị trường Ấn Độ (4.2% thuế), Thái Lan và Ecuador (12% thuế).

Về chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ – đẩy mạnh xuất khẩu tôm bột vào Mỹ. Việc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho tôm chế biến của Việt Nam tăng thị phần ở thị trường Mỹ trong tương lai.

Cụ thể trong năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chế biến từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 41.8% CK, dẫn đến thị phần giảm từ 50% (2018) xuống 29% (2019), do Mỹ tăng thuế với sản phẩm này. Ngược lại, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh 44% trong 2019, nâng thị phần từ 16% lên 23%, tạo ra cơ hội cho FMC tăng trưởng ở thị trường này.

Doanh nghiệp đầu ngành với với kế hoạch phát triển bài bản: Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành XK tôm, FMC được kì vọng sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành xuất khẩu tôm trong thời gian tới. Cụ thể trong 2019, kim ngạch xuất khẩu tôm của FMC đứng thứ 3 toàn ngành, với thị phần tăng từ 3.9% (2017) lên 4.5% (2019).

Nhận thấy những cơ hội trước mắt, FMC đã có những kế hoạch phát triển như tăng diện tích ao nuôi để nâng tỷ lệ tự chủ tôm nguyên liệu lên 30%, nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.

Ngoài ra, Công ty còn đang có kế hoạch mở rộng xây dựng nhà máy Thủy Sản Sao Ta với công suất 15,000 tấn để phát triển sản phẩm tôm chế biến cao cấp cho thị trường chiến lược EU và Mỹ.

Một điểm đáng quan tâm khác là dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở Việt Nam: nông dân có thể bắt đầu vụ mùa đúng hạn, duy trì sản lượng. Trái ngược với Việt Nam, sản lượng tôm từ Ấn Độ có thể sụt giảm 40% trong năm nay do lệnh phong toả toàn quốc.

Với kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường EU đạt tối thiểu 10%/năm nhờ EVFTA và Olympic tại Nhật sẽ giúp tăng tiêu thị tôm tại Nhật năm 2021, chúng tôi xác định giá trị cổ phiếu FMC ở mức 40,350 đồng/cổ phần bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, tương ứng P/E giao dịch ở mức 7.5x. Đồng thời, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FMC.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MPC

CTCK MB (MBS)

Với vị thế là doanh nghiệp đứng đầu về chế biến và xuất khẩu tôm, cùng với sự phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ của ngành tôm xuất khẩu nhờ các hiệp định thương mại, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu MPC là hấp dẫn trong trung và dài hạn.

Cơ hội đẩy mạnh thị phần nhờ hiệp định CPTPP và EVFTA: (1) Hiệp định CPTPP, có hiệu lực từ tháng 1/2019, tạo ra cơ hội quý giá cho ngành tôm Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Úc.

Cụ thể, thuế nhập khẩu cho sản phẩm tôm đông lạnh từ Việt Nam sẽ được xóa bỏ ngay từ 2019, trong khi thuế cho sản phẩm tôm chế biến sẽ được xóa bỏ dần về 0% vào năm 2022.

Những ưu đãi này tạo ra lợi thế lớn cho Minh Phú so với các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia – những thị trường không tham gia CPTPP và không được hưởng ưu đãi thuế. Trong năm 2019, Nhật Bản, Canada và Úc là những thị trường chủ đạo của Minh Phú, đóng góp tổng cộng 36% tổng kim ngạch xuất khẩu.

(2) EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kì vọng sẽ tạo điều kiện để XK tôm từ Việt Nam tăng trưởng mạnh vào thị trường tiềm năng này. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho tôm đông lạnh từ Việt Nam được giảm từ 4.2% về 0% ngay 2020, trong khi tôm chế biến sẽ được giảm dần thuế về 0% trong 7 năm. Tượng tự như CPTPP, ưu đãi từ EVFTA sẽ giúp Minh Phú có lợi thế so với các thị trường Ấn Độ (4.2% thuế), Thái Lan và Ecuador (12% thuế).

Về chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ – đẩy mạnh xuất khẩu tôm bột vào Mỹ: Việc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho tôm chế biến của Việt Nam tăng thị phần ở thị trường Mỹ trong tương lai.

Cụ thể trong năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chế biến từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 41,8% cùng kỳ, dẫn đến thị phần giảm từ 50% (2018) xuống 29% (2019), do Mỹ tăng thuế với sản phẩm này.

Ngược lại, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh 44% trong 2019, nâng thị phần từ 16% lên 23%. Tận dụng cơ hội này, Minh Phú đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy tôm tẩm bột với công suất 40.000 tấn/năm với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

Bên cạnh đó, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành tại các thị trường trọng điểm, Minh Phú được kì vọng sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành XK tôm trong thời gian tới.

Cụ thể trong 2019, xuất khẩu tôm của Minh Phú chiếm 38% kim ngạch XK tôm từ Việt Nam đi Mỹ, 21% đi Nhật Bản và 41% kim ngạch đi Canada. Riêng thị trường EU, mặc dù thị phần xuất khẩu tôm của Minh Phú mới chỉ đạt 10.5% (2019), nhưng với sự tăng trưởng nhanh chóng từ 4,2% (2017), chúng tôi kì vọng Minh Phú sẽ gia tăng được thị phần trong những năm tới nhờ vào EVFTA.

Ngoài ra, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở Việt Nam: nông dân có thể bắt đầu vụ mùa đúng hạn, duy trì sản lượng. Trái ngược với Việt Nam, sản lượng tôm từ Ấn Độ có thể sụt giảm 40% trong năm nay do lệnh phong toả toàn quốc.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GDT

CTCK MB (MBS)

Tiêu điểm đầu tư đối với cổ phiếu GDT - CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành, cụ thể:

Thị trường xuất khẩu chính của GDT là châu Á với tỷ trọng 68%, trong đó phần lớn là Hàn Quốc và Nhật Bản. Doanh nghiệp sở hữu tệp khách hàng ổn định (Lotte Mart, Daiso Japan, Nitori, Fuji, Zeller present, Kesper…) nhưng không lệ thuộc vào khách hàng lớn nào. Theo GDT, 10 khách hàng lớn nhất của GDT chỉ đóng góp 40% doanh thu.

Bên cạnh đó, tiềm năng gia tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhu cầu về đồ dùng bếp và bộ đồ ăn bằng gỗ tại Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì ổn định dù chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Thị phần của bộ đồ bếp của Việt Nam tại 2 thị trường này cũng chứng kiến tăng dần trong những năm gần đây.

Thêm vào đó, cơ hội từ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và EU nhờ (i) hưởng lợi từ CTTM Mỹ - Trung, trong đó Mỹ áp thuế 25% đối với các sản phẩm gỗ từ TQ, và (ii) cơ hội thâm nhập sâu vào các thị trường trong khối CPTPP & EU sau khi các Hiệp định CPTPP, EVFTA và VPA/FLEGT có hiệu lực. DN đã và đang đẩy mạnh, phát triển thêm KH tại Mỹ, kỳ vọng nhận được nhiều dự án lớn từ Cotsco và Walmart

Ngoài ra, sức khỏe tài chình tốt đi kèm với mức cổ tức tiền mặt cao và đều đặn. DN dự kiến chi trả cổ tức khoảng 50% trong năm 2020. Dựa trên dữ liệu lịch chi trả cổ tức trong quá khứ, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp sẽ chi trả 1 phần cổ tức 2020 vào thời điểm cuối năm nay.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GDT với giá mục tiêu 46.380 đồng trên cơ sở (i) GDT là một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ dùng nhà bếp hàng đầu trong nước với tỷ suất sinh lời cao và ổn định, (ii) sức khỏe tài chính tốt đi kèm với mức cổ tức tiền mặt cao và đều, (iii) tiềm năng gia tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, và (iv) cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và EU trong bối cảnh Hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT có hiệu lực và hưởng lợi từ CTTM Mỹ - Trung.

>> Tải báo cáo

Có thể mở vị thế cổ phiếu BWE tại quanh vùng giá 25-26

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu BWE của Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương đang nằm trong xu hướng tích lũy ngắn hạn trong vùng giá 25-26.

Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, tuy nhiên lực và lực bán vẫn khá cân bằng trong phiên.

Chỉ báo MACD vẫn chưa có tín hiệu hồi phục trong khi chỉ báo RSI đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu đang vận động quanh dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn chưa hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế cổ phiếu tại quanh vùng giá 25.0-26.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 29.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 25.0.

Tin bài liên quan