VN-Index giảm nhẹ
Dù có chút giằng co do áp lực bán gia tăng nhưng sự hồi phục tích cực của nhóm dầu khí, ngân hàng, bất động sản, đã tiếp sức giúp VN-Index chốt phiên sáng trên 1.000 điểm.
Sang phiên chiều, sau hơn 1 giờ giao dịch cầm chừng, áp lực chốt lời bất ngờ tăng mạnh đẩy thị trường lùi về dưới mốc tham chiếu.
Dù sau đó thị trường được cứu vớt bởi lực cầu hấp thụ mạnh nhưng lực cung giá thấp tăng mạnh trong đợt khớp ATC đã nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ.
Nhóm ngân hàng tạo gánh nặng lớn với hầu hết các mã đều chuyển đỏ như VCB giảm 0,8% xuống 62.500 đồng, CTG giảm 1,8% xuống 27.050 27.050 đồng, VPB giảm 1,5% xuống 26.400 đồng, BID giảm 1,3% xuống 34.750 đồng.
“Ngôi sao” STB hạ nhiệt và chỉ tăng 2,6% lên 13.850 đồng với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường đạt 22,13 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn khác cũng đảo chiều giảm hoặc nới rộng biên độ giảm như VNM, VJC, NVL, MWG…, hay bộ 3 họ Vingroup khi VIC chỉ còn tăng 0,2% lên 98.500 đồng, còn VRE và VHM cùng giảm 2,75% xuống lần lượt 40.750 đồng và 103.100 đồng.
Nhiều mã bất động sản khác cũng chìm trong sắc đỏ như FLC giảm 1,62% xuống 6.090 đồng, DXG giảm 3,65% xuống 29.000 đồng, HBC giảm 1,8% xuống 24.450 đồng…
Nhóm dầu khí vẫn là điểm sáng nhờ thông tin tích cực từ việc giá dầu thô tăng cao với GAS tăng 3,4% lên 119.600 đồng, PLX tăng 0,8% lên 71.600 đồng, PVD tăng 4,8% lên 21.700 đồng…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 6,39 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 74,89 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 626.926 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13,83 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 1,73 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 29,8 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 1/10: VN-Index giảm 4,25 điểm (-0,42%), xuống 1.012,88 điểm; HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,65%), xuống 115,52 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,13%), xuống 54,14 điểm.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên cuối tuần trước, phố Wall tăng vào buổi sáng khi ngành công nghệ tăng mạnh nhờ vào đà tăng tốt của cổ phiếu Nvidia Corp sau khi Evercore nâng mục tiêu giá cổ phiếu của hãng lên 400 USD/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong phiên chiều các chỉ số quay đầu và đóng cửa gần như không đổi do cổ phiếu Facebook giảm sau thông tin bị hacker tấn công, ảnh hưởng tới 50 triệu tài khoản người dùng.
Bên cạnh đó, cổ phiếu Telsa mất 13,9% giá trị sau khi Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) kiện Chủ tịch kiêm CEO Elon Musk trong tố cao về việc gian lận, ảnh hưởng tới nhà đầu tư trong tuyên bố mua lại cổ phiếu của CEO này hồi tháng 7 (ngày sau đó, Elon Musk đã chấp nhận từ chức Chủ tịch của Telsa và hãng này cũng nộp phạt 20 triệu USD).
Sau tuần tăng mạnh nhất gần 2 tháng trước đó, tuần quá, Dow Jones quay đầu giảm 1,07%, chỉ số S&P 500 cũng quay đầu giảm 0,54%, trong khi Nasdaq với sự hỗ trợ của nhóm công nghệ lại quay đầu tăng 0,74% sau khi giảm nhẹ 0,29% trước đó.
Trong tháng 9, Dow Jones tăng 1,90%, tháng tăng thứ 3 liên tiếp, S&P 500 tăng 0,43%, tháng tăng thứ 6 liên tiếp, trong khi Nasdaq lại trái chiều khi điều chỉnh giảm 0,78% sau 5 tháng tăng liên tiếp trước đó.
Trong quý III, Dow Jones tăng tới 9,01%, S&P 500 tăng 7,20% và Nasdaq tăng 7,14%.
Kết thúc phiên 28/9, chỉ số Dow Jones tăng 18,38 điểm (+0,07%), lên 26.458,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,02 điểm (-0,00%), xuống 2.913,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,38 điểm (+0,06%), lên 8.046,35 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 27 năm, do đồng yên suy yếu kéo dài đã giúp cải thiện triển vọng doanh thu của các cổ phiếu xuất khẩu.
Bên cạnh đó, việc Mỹ và Canada đã phê chuẩn thỏa thuận NAFTA sửa đổi đã khiến thị trường thêm phần tự tin.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,52% lên 24.245,76 điểm, sau khi đã có thời điểm lên mức 24.306,54 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 11/1991.
Ngày hôm nay, kết quả của cuộc khảo sát “Tankan" hàng quý về niềm tin của thị trường do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện đã cho thấy các nhà sản xuất lớn định giá đồng yên ở mức trung bình 107,4 yên/USD cho năm tài chính 2018/2019.
“Đồng yên đang ở mức thấp hơn cả dự báo tankan. Do đó, các công ty có thể xem xét tăng triển vọng lợi nhuận, và điều này có thể hỗ trợ thị trường chứng khoán trong tương lai, ”một nhà chiến lược tại một công ty môi giới cho biết.
Khảo sát Tankan cũng cho thấy rằng chi phí nguyên vật liệu tăng cao và một loạt các thảm họa thiên nhiên đã làm gián đoạn sản xuất, khiến cho các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản gặp khó khăn hơn tháng 9.
Nhưng bất chấp điều đó, tankan cũng cho thấy kế hoạch chi tiêu của công ty sẽ được gia tăng, bởi nhu cầu nâng cấp và tăng đầu tư vào công nghệ robot, tự động hóa nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động và dân số già.
Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Quốc khánh.
Kết thúc phiên 1/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 127,52 điểm (+0,52%), lên 24.245,76 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.370 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,32 - 36,49 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.713 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.290 - 23.370 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng có vốn nhà nước chi phối kỳ vọng hút vốn ngoại
Áp lực tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II đang ngày càng cấp thiết với các nhà băng, nhất là đối với những ngân hàng có vốn nhà nước chi phối khi hệ số an toàn vốn (CAR) đã chạm trần cho phép. Vì vậy, việc hút vốn ngoại nhằm tăng vốn đang được các nhà băng đẩy mạnh..>> Chi tiết
- Sóng cổ phiếu nhỏ khó bền
Theo sau đà tăng giá của các cổ phiếu vốn hóa lớn làm trụ cột thị trường, không ít cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng giá mạnh trong hai tuần qua. Giới phân tích nhận định, đà tăng của nhóm cổ phiếu này khó bền vững..>> Chi tiết
- Kỳ vọng sự trở lại của khối ngoại
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 3 tháng phục hồi với mức tăng khoảng 17% sau đợt điều chỉnh trước đó. Diễn biến thị trường trong những tháng cuối năm được nhận định là khả quan..>> Chi tiết
- Những doanh nghiệp có khả năng lãi tốt cuối năm - Kỳ 2: Khối chứng khoán có khả năng về đích sớm
Diễn biến khá thuận lợi của thị trường trong quý III/2018 đã phần nào giúp các công ty chứng khoán (CTCK) trở lại đà tăng trưởng hiệu quả hoạt động sau quý II bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán..>> Chi tiết
- Những bài toán lớn chờ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Ngày 29/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban chính thức ra mắt ngày 30/9..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc “điêu đứng” trước nguy cơ mới
Các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc, vốn đang trong tình trạng phải gánh vác số nợ lớn, lại đối diện thêm nỗi lo về việc nguồn tài chính lớn nhất chịu ảnh hưởng khi giới chức nước này cân nhắc thắt chặt quy định bán nhà trước khi hoàn thiện..>> Chi tiết