Vn-Index giảm
VN-Index tiếp tục “bay” ngay khi mở cửa phiên sáng. Lực đẩy chính vẫn là các bluechips nói chung, vốn hóa lớn nói riêng.
Tuy nhiên, ngay khi tiến sát mốc 835 điểm, áp lực bán đồng loạt gia tăng, kéo chỉ số lùi thẳng qua tham chiếu khi chốt phiên sáng.
Áp lực này tiếp tục được duy trì trong phiên chiều. Có thời điểm, sàn HOSE có tới hơn 250 mã giảm điểm, gấp gần 5 lần số mã tăng và VN-Index tiếp tục lùi về mốc 823 điểm.
Khi thị trường giảm sâu, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động, giúp VN-Index dần hồi lại, song chửa đủ mạnh để đưa chỉ số về được tham chiếu.
Các mã bluechips, vốn hóa lớn tiếp tục làm “đòn bẩy” chỉ số, song vẫn đủ mạnh khi sắc đỏ quá chiếm ưu thế.
ROS chính là mã ảnh hưởng nhiều nhất lên chỉ số. Phiên này, đã tăng lên mức cao nhất lịch sử 183.400 đồng/CP, góp công lớn trong việc hãm đà rơi của VN-Index.
Trong phiên hôm qua, ngân hàng chính là nhóm cổ phiếu đẩy VN-Index tăng điểm thì phiên này trở thành gánh nặng, ngoại trừ STB, còn lại đều giảm điểm.
Các cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, thép… cũng đa phần giảm điểm. HSG, PVD là sắc xanh hiếm hoi trong số này.
Sự thiếu tích từ nhóm bluechips là lan sang nhóm vừa và nhỏ, trong đó đa phần cổ phiếu bất động sản giảm điểm.
HBC khớp hơn 4,3 triệu đơn vị, cao nhất trong gần 2 tháng qua, đóng cửa giảm 4,4%.
FLC dẫn đầu thanh khoản với 38,37 triệu đơn vị, vượt trội so với mã đứng thứ 2 là ASM với 6,79 triệu đơn vị. Đóng cửa, FLC giảm 4,6%, ASM giảm 0,9%.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 2,28 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 111,77 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 213.038 đơn vị. Tổng giá trị là bán ròng 0,23 tỷ đồng/
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 3,42 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 45,93 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 26/10: VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,07%), xuống 830,11 điểm; HNX-Index giảm 1,09% điểm (-1,01%), xuống 106,31 điểm; UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,39%), xuống về 52,59 điểm.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau phiên tăng mạnh thiết lập kỷ lục hôm thứ Ba, phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên thứ Tư, trong đó Dow Jones và S&P 500 có phiên giảm mạnh nhất 7 tuần do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố.
Theo đó, đà sụt giảm của cổ phiếu AT&T - hãng cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 2 và là hãng cung cấp dịch vụ điện thoại bàn lớn nhất Mỹ giảm 3,4% đã kéo theo đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu viễn thông như Verizon, Centurylink.
Không chỉ nhóm viễn thông, cổ phiếu Boeing cũng bất ngờ giảm 2,8% sau khi công bố khoản phí 329 triệu USD cho chương trình vận chuyển tiếp nhiên liệu trên không.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh yếu kém cũng khiến cổ phiếu của hãng sản xuất chịp AMD giảm 13,5%, cổ phiếu hãng đồ ăn nhanh giảm 14,6%
Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Dow Jones giảm 112,30 điểm (-0,48%), xuống 23.329,46 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,98 điểm (-0,47%), xuống 2.557,15 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 34,54 điểm (-0,52%), xuống 6.563,89 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng nhẹ, nhưng Kobe Steel đã giảm sau khi nói rằng họ mất giấy chứng nhận công nghiệp đối với sản phẩm đồng.
Trong phiên, thị trường củng cố nhờ báo cáo lợi nhuận của các công ty.
Tập đoàn Chứng khoán Daiwa đã tăng 5,4% sau khi công bố lợi nhuận nửa năm hoạt động và định kỳ cao hơn và thông báo sẽ mua lại cổ phiếu quỹ..
Panasonic Corp tăng 2,5% sau khi Nikkei thông báo rằng hãng điện tử này sẽ tăng sản lượng pin lithium đồng thời ở thị trường trong nước cũng như tại Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Kobe Steel Ltd đã giảm 1,5% sau khi đã công bố giấy chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) đối với một số sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Hatano đã bị thu hồi do scandal làm giả số liệu sản phẩm gần đây.
Advantest Corp giảm 3,4% sau khi nhà sản xuất chip làm giảm triển vọng lợi nhuận ròng cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018 xuống còn 14,5 tỷ Yên từ 15 tỷ Yên theo dự báo trước đó.
Chỉ số blue-chip của Trung Quốc đã tăng lên mức cao 28 tháng được củng cố bởi các báo cáo thu nhập từ các công ty như nhà sản xuất rượu Moutai và các nhà đầu tư mong muốn Bắc Kinh đẩy mạnh dự án "vành đai và con đường".
Chỉ số CSI300 tăng 0,4%, lên 3.993,58 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,3% lên 3.407,57 điểm.
Lực tăng được dẫn dắt bởi các công ty tiêu dùng và ngành công nghiệp, trong khi cổ phiếu ngành Y tế và ngân hàng đã giảm điểm.
Trong phiên, nhà sản xuất rượu Kweichow Moutai đã báo cáo lợi nhuận ròng trong quý thứ ba của mình tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Cổ phiếu của Moutai tăng 7% dẫn tới sự gia tăng 3,1% trong khu vực tiêu dùng.
Các công ty công nghiệp cũng tăng, dẫn đầu bởi tập đoàn CRRC nâng cao mức cao trong 11 tháng do các nhà đầu tư hy vọng nhà sản xuất tàu lớn nhất của đất nước này sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực của Bắc Kinh để thúc đẩy dự án "vành đai con đường".
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ sau khi phố Wall đêm qua giảm mạnh trong bối cảnh có các lo ngại về tính thanh khoản của thị trường tài chính toàn cầu trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Chỉ số Hang Seng và Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,4%, lần lượt là 28.202,38 điểm và 11.446,21 điểm.
Phần lớn thị trường đều cho rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu chắc chắn sẽ cắt giảm các gói kích thích mua trái phiếu vào cuối ngày.
Những lo ngại về thanh khoản thắt chặt đã đẩy lợi suất trái phiếu tại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu tăng lên.
Trong phiên, hầu hết các ngành đều giảm, với cổ phiếu IT là nhóm thua cuộc lớn nhất.
Cổ phiếu của tập đoàn CRRC có thời điểm đã tăng hơn 5%, vì các nhà đầu tư mong đợi nhà sản xuất xe lửa lớn nhất của Trung Quốc được hưởng lợi từ việc tăng tốc trong chiến lược "Vành đai và con đường" của Bắc Kinh, được đưa vào hiến pháp của đảng.
Cổ phiếu của Wai Chun Group Holdings Ltd tăng sau khi cho biết họ sẽ mua công ty trí tuệ nhân tạo Insight Technology International Group để mở rộng kinh doanh.
Kết thúc phiên 26/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 32,16 điểm (+0,15%), lên 21.739,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 100,51 điểm (-0,36%), xuống 28.202,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,67 điểm (+0,31%), lên 3.407,57 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,27 - 36,49 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.470 đồng/USD, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dòng vốn giá rẻ đã thẩm thấu tới doanh nghiệp nhỏ
Nhờ chủ trương quyết liệt từ Chính phủ về việc đưa lãi suất cho vay về mức hợp lý và nỗ lực từ phía các ngân hàng, dòng vốn tín dụng đến với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất ngày càng rẻ hơn, tạo lực đẩy cho tăng trưởng sản xuất – kinh doanh..>> Chi tiết
- Đầu tư chứng khoán: Không chỉ biết, mà còn cần hiểu
Kinh nghiệm đầu tư của nhà đầu tư Quang Anh>> Chi tiết
- Chính phủ rất coi trọng phát triển thị trường vốn
Đây là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại hội nghị “Gateway to Vietnam 2017” với chủ đề “Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế” tổ chức sáng 25/10 tại TPHCM..>> Chi tiết
- Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ lùm xùm xuất xứ hàng hoá tại Khaisilk
Ngày 26/10, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Cục Quản lý thị trường kiểm tra làm rõ vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hoá của Tập đoàn Khaisilk..>> Chi tiết
- Hàng xa xỉ hồi sinh nhờ khách Trung Quốc
Nhu cầu tăng vọt của khách Trung Quốc giúp các mặt hàng xa xỉ trên toàn cầu phục hồi sau một năm đình trệ..>> Chi tiết