VN-Index phục hồi khá mạnh
Trong phiên sáng, sau ít phút rung lắc, thị trường đã đi lên và duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, đà hồi phục này nhờ lực cầu giá thấp được tiết giảm nhiều hơn là do lực cầu bắt đáy.
Bên nắm giữ tiền mặt vẫn giữ sự thận trọng để chờ đợi động thái của lượng hàng khủng trong phiên bán tháo hôm thứ Năm đã về tài khoản.
Bước vào phiên chiều, khi nhận thấy lượng hàng T+ tuần trước không xuất hiện, bên mua đã bớt dè dặt hơn, giúp thị trường nới rộng đà tăng, trước khi hạ nhiệt nhẹ trong đợt ATC.
Hỗ trợ cho thị trường phải tính tới nhóm ngân hàng khi 9/10 mã trên HOSE đóng cửa trong sắc xanh.
Cụ thể, VCB tăng, 0,17% lên 59.600 đồng, BID tăng 2,76%, lên 33.500 đồng, TCB tăng 1,77%, lên 28.700 đồng, CTG tăng 1,62%, lên 25.150 đồng, VPB tăng 0,84%, lên 23.900 đồng, MBB tăng 2,11%, lên 21.750 đồng, HDB tăng 4,23%, lên 37.000 đồng, STB tăng 5,02%, lên 13.600 đồng, TPB tăng 0,63%, lên 24.150 đồng, trong khi EIB đứng ở tham chiếu 13.800 đồng.
Trong nhóm bluechip chỉ có VJC, BVH, BHN, KDH giảm nhẹ, còn lại đều có sắc xanh. Trong đó, VIC tăng 3,25%, lên 98.600 đồng, GAS tăng 1,57%, lên 116.800 đồng, VHM tăng 2,05%, lên 74.600 đồng, PLX tăng 1,12%, lên 63.400 đồng, VRE tăng 1,09%, lên 37.200 đồng, NVL tăng tới 4,3%, lên 72.800 đồng…
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh cũng chiếm ưu thế với FLC tăng 0,56%, lên 5.400 đồng; ASM tăng 2,72%, lên 11.350 đồng; TTF tăng trần… Trong khi đó, HAI, DLG, HVG…giảm nhẹ
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,45 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là bán ròng 2,21 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,14 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 47,38 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 528.370 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/10: VN-Index tăng 11,73 điểm (+1,23%), lên 963,37 điểm; HNX-Index tăng 0,92 điểm (+0,86%), lên 108,6 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,68%), lên 52.770 đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau phiên hồi phục tích cực cuối tuần qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm điểm trở lại trong phiên đầu tuần mới do đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ trong bối cảnh lo ngại lợi suất trái phiếu cao kéo dài ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Lợi suất trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ là 3,1557%, mức cao nhất trong hơn 9 tháng, nhưng cũng thấp hơn đang kể so với mức cao 7 năm, kích hoạt lệnh bán tháo trong tuần trước.
Chính đợt tăng lợi suất trái phiêu này, cùng những kỳ vọng Fed sẽ tăng thêm 1 lần lãi suất nữa vào cuối năm đã khiến phố Wall có tuần giảm mạnh nhất 7 tháng, dù hồi phục khá tốt trong phiên cuối tuần.
Ngoài vấn đề lợi suất trái phiếu, giới đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố dữ liệu vào thứ Hai cho thấy, chính phủ liên bang Mỹ đã đóng cửa năm tài chính 2018 với mức thâm hụt 779 tỷ USD, mức lớn nhất kể từ năm 2012.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang chờ đợi để nghe ngóng động thái từ Fed và dữ liệu kinh tế chính thức từ Trung Quốc xem mọi thứ có ổn định không.
Kết thúc phiên 15/10, chỉ số Dow Jones giảm 89,44 điểm (-0,35%), xuống 25.250,55 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,34 điểm (-0,59%), xuống 2.750,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 66,15 điểm (-0,88%), xuống 7.430,74 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, nhờ được hỗ trợ bởi một số cổ phiếu lớn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,25% lên 22.549,24 điểm. Topix tăng 0,7% lên 1.687,91 điểm.
Mặc dù tăng trở lại, nhưng giới đầu tư cho rằng đây chỉ đơn thuần là phiên phục hồi kỹ thuật, khi chỉ số Nikkei 255 xuống thấp hơn 5% so với đường trung bình 25, dấu hiệu của việc quá bán trên thị trường.
Phiên hôm nay, thị trường tăng phần lớn nhờ các mã có tỷ trọng lớn như SoftBank Corp và Fast Retailing, khi 2 công ty này lần lượt tăng 3,6% và 4%.
Các nhà sản xuất ô tô cũng tăng trở lại, với Toyota Motor tăng 1,1% và Honda Motor 1,9%.
Thông tin mới nhất là Thủ tướng Shinzo Abe cam kết sẽ tiếp tục tăng thuế bán hàng trong nước từ 8% lên 10% vào tháng 10 tới.
Các lĩnh vực bán lẻ, đã phải đối mặt với những lo ngại về sức mua chậm lại tại thị trường trong nước và cả Trung Quốc đã giảm với Takashimaya Co giảm 0,9% và Isetan Mitsukoshi 1%.
Không những vậy, các nhà sản xuất mỹ phẩm Shiseido Co giảm 2,4%, Kose Corp giảm 3,1% trong khi nhà sản xuất sữa Pigeon Corp mất 8,2%. Các số công ty này có tiếp xúc lớn với thị trường Trung Quốc.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi S&P Global Ratings nhận định lạm phát của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã hạ nhiệt trong tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 9 vừa qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,8% xuống 2.546.33 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,8 1% xuống 3.100.97 điểm.
Hầu hết các ngành bị mất điểm, dẫn đầu bởi cổ phiếu của công ty bất động sản và vật liệu.
Lạm phát của Trung Quốc được hạ nhiệt trong tháng thứ 3 liên tiếp vào tháng 9 trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm, đã gây ra những lo ngại về áp lực lớn hơn đối với nước này, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn đang gia tăng. tăng cường với Hoa Kỳ.
Thêm vào sự tiêu tực là một báo cáo của S&P Global Ratings cho biết, các khoản vay của chính quyền địa phương Trung Quốc có thể lên đến 40 nghìn tỷ NDT (5,78 nghìn tỷ USD) và số tiền này là “một tảng băng nợ với rủi ro cao”.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Guirenniao Co Ltd, tăng 10,09%, Shanghai Laimu Electronics Co Ltd, tăng 10,04% và YanTai Yuancheng Gold Co Ltd, tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Hongda Mining Co Ltd giảm 10,06%, Joincare Pharmaceutical Group Industry Co Ltd, giảm 10,05% và Shanghai Material Trading Co Ltd, giảm 10,02%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng điểm, nhưng ảnh hưởng từ thị trường Đại lục đã khiến đà đi lên của thị trường giảm khá nhiều và kết thúc ngày chỉ có sắc xanh nhạt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng chưa đến 0,1% lên 25.462,26 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 10.198,33 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,5%, ngành CNTT giảm 0,27%, tài chính giảm 0,15% và bất động sản giảm 0,3%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Country Garden Holdings Co Ltd, tăng 3,68%, trong khi thua lỗ lớn nhất là WH Group Ltd, giảm 3,51%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm China Huarong Asset Management Co Ltd, tăng 5,76%; People’s Insurance Group of China Co Ltd, tăng 2,82% và CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 2,68%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là China Railway Group Ltd, giảm 4,15%; Great Wall Motor Co Ltd, giảm 1,9% và Air China Ltd, giảm 1,7%.
Kết thúc phiên 16/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 277,94 điểm (+1,25%), lên 23.549,24 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,77 điểm (-0,85%), xuống 2.546,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 17,20 điểm (+0,07%), lên 25.462,26 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.375 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,49 - 36,65 triệu đồng/lượng, giảm thêm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.717 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.295 - 23.375 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tín dụng bất động sản dần siết lại trước giờ “G”
Theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN, từ đầu năm 2019, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống còn 40%..>> Chi tiết
- 2 tỷ, 5 tỷ hay 1.000 tỷ: Mức nào hợp lý để vào sân chơi chuyên nghiệp?
Với việc đưa quy định nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán chuyên nghiệp vào Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), sân chơi mới sẽ được tạo ra cho cả doanh nghiệp và NĐT chuyên nghiệp..>> Chi tiết
- Chứng khoán phái sinh “sốt” trở lại
Phiên 11/10, giá trị giao dịch trên sàn phái sinh đạt hơn 12.000 tỷ đồng, gấp 3 lần phiên trước đó, cao nhất kể từ đầu tháng 8. Giá trị giao dịch phiên sau đó cao hơn, đạt gần 14.000 tỷ đồng, trong khi trung bình giai đoạn từ 1 - 10/10 chỉ trên 5.000 tỷ đồng/phiên..>> Chi tiết
- Công tác bán vốn nhà nước vẫn rối như tơ vò
Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Thông tư số 59/2018/TT-BTC đã ra đời để tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế bán cổ phần tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lại nảy sinh không ít vấn đề khúc mắc, nhất là với công tác bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)..>> Chi tiết
- Căng thẳng giải ngân vốn đầu tư công giao thông
Áp lực giải ngân vốn đang đè nặng lên các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), khi khối lượng vốn đầu tư công được giải ngân trong 10 tháng đầu năm mới đạt khoảng 52% kế hoạch..>> Chi tiết
- Hé lộ cuốn sách có thể đã khiến ông Trump mạnh tay với Trung Quốc
Các nhà phân tích cho rằng, những quan điểm trong cuốn sách "Cuộc chạy đua 100 năm - Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm soán ngôi Mỹ trở thành siêu cường thế giới" có thể đã tác động đến chính sách cứng rắn như hiện nay của Washington với Bắc Kinh..>> Chi tiết