Thị trường tài chính 24h: Tiền nhàn rỗi bắt đầu có dấu hiệu chuyển hướng

Thị trường tài chính 24h: Tiền nhàn rỗi bắt đầu có dấu hiệu chuyển hướng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index vượt 1.280 điểm; Đẩy vốn tín dụng, nhìn từ phía nhà băng; Khi nào vơi bớt áp lực tỷ giá? Tiền tiết kiệm tìm hướng đầu tư mới; Telegram và kế hoạch IPO sau thành công với 900 triệu người dùng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/3 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 300.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 78,00 – 80,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5 USD xuống 2.181,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và lùi về gần 2.165 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,35 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.003 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.610 – 24.950 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi phục lên 66.700 USD thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt về gần 65.000 USD nhưng đã trở lại gần 66.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,05 USD (-0,06%), xuống 81,02 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,09 USD (-0,10%), xuống 85,69 USD/thùng.

VN-Index tăng lên 1.280 điểm

Sau ít phút đầu tăng vọt lên 1.290 điểm, áp lực chốt lời đã gia tăng nhẹ khiến VN-Index hạ độ cao, nhưng giao dịch vẫn rất sôi động giúp thanh khoản gia tăng mạnh.

Đà tăng của VN-Index chững lại sau giờ nghỉ trưa và chỉ số này chỉ giằng co, rung lắc nhẹ do bảng điện tử phân hóa cao. Tuy nhiên, việc nhóm cổ phiếu ngân hàng đứng vững đã giúp chỉ số này đóng cửa ở trên 1.280 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,49 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 470 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/3: VN-Index tăng 5,38 điểm (+0,42%), lên 1.281,8 điểm; HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,22%), lên 241,68 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,15%), lên 90,95 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm (21/3), khi cổ phiếu chip giao dịch tích cực sau dự báo lạc quan của Micron Technology, trong khi các nhà đầu tư cảm thấy tự tin hơn sau khi Fed giữ nguyên quan điểm cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay trong thông báo ngày hôm qua.

Nhà sản xuất chip Micron Technology tăng tới 14% lên mức nhất mọi thời đại, sau khi công bố lợi nhuận quý tăng vọt và dự báo doanh thu đầu tiên của năm nay cao hơn ước tính.

Kết thúc phiên 21/3: Chỉ số Dow Jones tăng 269,24 điểm (+0,68%), lên 39.781,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,91 điểm (+0,32%), lên 5.241,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,43 điểm (+0,20%), lên 16.401,84 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giằng co, nhưng vẫn đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại, nhờ đà tăng của cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô do đồng yên yếu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18% lên 40.888,43 điểm. Chỉ số này có thời điểm lần đầu tiên vượt qua mức 41.000 điểm trong phiên. Trong tuần, ghi nhận mức tăng 5,68% và tăng 22% từ đầu năm. Chỉ số Topix tăng 0,61% lên 2.813,22 điểm.

"Thị trường đã kỳ vọng đồng yên sẽ mạnh lên so với đồng USD trong quý này nhưng điều đó không xảy ra, điều này là tích cực đối với các công ty Nhật Bản", Shuji Hosoi, chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết.

Đồng yên yếu giúp các nhà xuất khẩu với Toyota Motor tăng 1,92%, Suzuki Motor tăng 3,63% và giúp chỉ số các nhà sản xuất ô tô tăng 1,72%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm và đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,95% xuống 3.048,03 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,01% xuống 3.545,00 điểm.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chạm đáy ở mức 7,2399/USD, vi phạm mức tâm lý Quan trọng là mức 7,2/USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán 5,8 tỷ nhân dân tệ (802,8 USD) triệu) cổ phiếu Trung Quốc, phiên thứ hai liên tiếp bán ròng.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh nhất trong hai tháng, một loạt báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng từ các công ty hàng đầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,16% xuống 16.499,47 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,50% xuống 5.757,67 điểm.

Cổ phiếu Ping An Insurance giảm 7% sau khi lợi nhuận cả năm 2023 chạm mức thấp nhất trong 5 năm.

CNOOC, nhà sản xuất dầu ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc, giảm 5,6% và hãng tàu Orient Overseas giảm mạnh 15%, sau khi cả hai đều công bố lợi nhuận cả năm thấp hơn ước tính của các nhà phân tích.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm khi giới đầu tư chốt lời sau phiên tăng mạnh trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 6,3 điểm, tương đương 0,23% xuống 2.748,56 điểm.

Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) và Yonhap Infomax, bộ phận thu thập tin tức tài chính của hãng tin Yonhap, ngày 22/3 cho biết, giá trị cổ phiếu người nước ngoài sở hữu trên sàn KOSPI đạt 764.530,5 tỷ won (571,6 tỷ USD) chiếm tỷ trọng 34,07% tổng giá trị vốn hóa sàn giao dịch.

Đây là mức tỷ trọng cao kỷ lục trong vòng hơn hai năm qua, kể từ phiên giao dịch ngày 26/1/2022 (34,2%). Tỷ trọng cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ trên tổng giá trị vốn hóa thị trường sàn KOSPI từng rơi xuống ngưỡng 30% vào đầu năm nay, sau đó liên tục duy trì xu hướng tăng ở ngưỡng 31-32%.

Kết thúc phiên 22/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 72,77 điểm (+0,18%), lên 40.888,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,08 điểm (-0,95%), xuống 3.048,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 363,63 điểm (-2,16%), xuống 16.499,47 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 6,30 điểm (-0,23%), xuống 2.748,56 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đẩy vốn tín dụng, nhìn từ phía nhà băng

Lãnh đạo một số ngân hàng lý giải về thực trạng tăng trưởng tín dụng cũng như giải pháp để đẩy vốn vào nền kinh tế..>> Chi tiết

- Khi nào vơi bớt áp lực tỷ giá?

Tỷ giá VND/USD đối mặt với áp lực đáng kể kể từ đầu năm tới nay. Câu hỏi đặt ra là khi nào áp lực tỷ giá sẽ vơi bớt?..>> Chi tiết

- Tiền tiết kiệm tìm hướng đầu tư mới

Lãi suất tiết kiệm giảm sâu nên tiền nhàn rỗi gửi ở kênh ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu chuyển hướng sang chứng khoán, vàng, bất động sản…>> Chi tiết

- Telegram và kế hoạch IPO sau thành công với 900 triệu người dùng

Telegram đã đạt được một cột mốc quan trọng khi vượt qua ngưỡng 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Suy đoán về việc tiến hành IPO đã xuất hiện, được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng và tiến bộ về tài chính của Telegram..>> Chi tiết

Tin bài liên quan