Thị trường tài chính 24h: Tâm điểm giá vàng

Thị trường tài chính 24h: Tâm điểm giá vàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Ngân hàng cần thận trọng với nợ xấu; “Cháy tài khoản” vì Covid-19, phải làm sao?; Dòng tiền tìm tới quỹ ETF; Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng giữa Covid-19; Chứng khoán châu Á nhìn chung tiếp tục bứt lên; Goldman Sachs: Giới đầu tư chứng khoán đánh giá thấp khả năng có vắc xin Covid-19 vào tháng 11 tới....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/8 tăng 1,05 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 1,1 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 650.000 đồng/lượng chiều mua vào và 1,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết ở mức 59,60 – 61,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 20,1 USD lên 2.039,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và tăng lên hơn 2.047 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 13,5 USD lên 2.046,4 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,09% xuống 92,78 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.203 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,28 USD (-0,66%), xuống 41,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,02 USD (-0,04%), xuống 45,15 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích nhẹ

Sau 3 phiên tăng tốt, áp lực chốt lời sớm xuất hiện song lực bán không lớn, trong khi sức được duy trì, khiến VN-Index chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu.

Thậm chí, ngay sau giờ nghỉ trưa, lực cầu đã tăng mạnh hơn, đẩy VN-Index bật lên sát mốc 845 điểm, trước khi hạ dần độ cao về cuối phiên.

Rổ VN30 có 13 mã tăng và đa phần không tăng hay giảm quá mạnh, đáng kể nhất là SAB+3,7%, VNM +2,4%.

Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa với khi PVD, HAG, OCG… tăng, còn ITA, HQC, FLC… mất điểm.

Trong số 12 mã tăng trần có AGR và HAP là đạt mức thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 0,74 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 5,09 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/8: VN-Index tăng 2,24 điểm (+0,27%), lên 840,04 điểm; HNX-Index giảm 0,67 điểm (-0,59%), xuống 113,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 56,12 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Tư, trong đó tăng mạnh nhất là Dow Jones sau báo cáo kết quả kinh doanh tích cực của Walt Disney, Square Inc..

Ngoài ra, việc Nhà trắng và Đảng Dân chủ đã bắt đầu tìm được tiếng nói chung trong gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.000 tỷ USD cũng khiến giới đầu tư hy vọng, nên tự tin xuống tiền.

Về thông tin kinh tế, các dữ liệu kinh tế mới công bố của Mỹ tốt xấu đan xen. Cụ thể, theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 7 tiếp tục duy trì đà tăng khi các đơn đặt hàng mới nhảy lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường lao động lại tiếp tục chùn bước khi nhà tiểu dụng thuê ít lao động hơn kỳ vọng.

Kết thúc phiên 5/8, chỉ số Dow Jones tăng 373,05 điểm (+1,39%), lên 27.201,52 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,26 điểm (+0,64%), lên 3.327,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 57,23 điểm (+0,52%), lên 10.998,40 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy sự sụt giảm mạnh của các công ty niêm yết.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,43% xuống 22.418,15 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,31% xuống 1.549,88 điểm.

Takashi Hiroki, chiến lược gia trưởng của Monex Securities cho biết, mùa báo cáo thu nhập từ Nhật Bản cho đến nay vẫn rất tệ, nhưng đây là mức thấp nhất và có thể sẽ không tệ hơn nữa.

Hôm nay, cổ phiếu của Honda Corp mất 6,31% sau khi dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính này sẽ giảm 68% và báo lợi nhuận quý vừa qua tệ nhất kể từ quý III/2009.

Trái lại, Toyota Motor Corp tăng 2,29%, nhờ báo cáo lợi nhuận hoạt động 13,9 tỷ yên (131,73 triệu USD) trong quý vừa qua, đây là mức tồi tệ nhất trong 9 năm nhưng vẫn tốt hơn so với ước tính của giới phân tích là sẽ lỗ 179 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ 5 liên tiếp, khi nhóm cổ phiếu tài chính, và vật liệu tăng tốt đã bù đắp cho những lo ngại gần đây về căng thẳng quan hệ song phương với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,26% lên 3.386,46 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,3% xuống 4.762,76 điểm do chịu sức ép từ ngành hàng tiêu dùng giảm 2,03% và y tế giảm 2,84%.

Các công ty vật liệu tăng vọt, dẫn đầu là nhóm các công ty khai thác vàng khi giá vàng  chạm mức cao lịch sử mới, với  Zijin Mining tăng 8,78% và Juling Gold tăng vọt 9,98%.

Chứng khoán Hồng Kông đã giảm, khi căng thẳng Trung-Mỹ thêm vào những lo ngại hiện tại về kinh tế suy thoái.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,69% xuống 24.930,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,53% xuống 10.202,41 điểm.

Thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường là việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, họ đang tăng cường thanh lọc các ứng dụng từ Trung Quốc không đáng tin cậy, baom gồm cả TikTok và ứng dụng nhắn tin WeChat.

Chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục có thêm một phiên tích cực nhờ sức ảnh hưởng của phiên đêm qua trên phố Wall.

Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 1,33% lên 2.342,61 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 9/2018.

Đáng chú ý, cổ phiếu của Hyundai Motor Co tăng vọt 7,8% lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2018 sau khi báo doanh số tháng 7 lạc quan và hy vọng doanh số bán xe điện cao hơn.

Kết thúc phiên 6/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 96,70 điểm (-0,43%), xuống 22.418,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,90 điểm (+0,26%), lên 3.386,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 171,96 điểm (-0,69%), xuống 24.930,58 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 30,75 điểm (+1,33%), lên 2.342,61 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng cần thận trọng với nợ xấu

Tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 9-10% trong năm 2020, nhưng nợ xấu có thể tăng nhanh do khó khăn từ đại dịch. Đó là nhận định của bà Trần Thị Khánh Hiền, quyền Giám đốc Khối Phân tích, CTCK VNDirect..>> Chi tiết

 “Cháy tài khoản” vì Covid-19, phải làm sao?

Dạo một vòng qua các diễn đàn, có thể bắt gặp nhiều bình luận tiêu cực và mang tâm lý đám đông nặng nề. Đa phần họ là những người bị “cháy tài khoản” hoặc các nhà tư vấn đang trong một mùa “thất bát” vì không có phí giao dịch..>> Chi tiết

Dòng tiền tìm tới quỹ ETF

Dòng tiền của nhà đầu tư có xu hướng chảy vào các quỹ ETF tại thị trường chứng khoán Việt Nam và các quỹ này mạnh tay giải ngân..>> Chi tiết

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng giữa Covid-19

Quyết định đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước trong nửa cuối năm 2020 là thông tin được các nhà đầu tư đang trông đợi..>> Chi tiết

Goldman Sachs: Giới đầu tư chứng khoán đánh giá thấp khả năng có vắc xin Covid-19 vào tháng 11 tới

Goldman Sachs cảnh báo, các nhà đầu tư nên xem xét kịch bản về việc chế tạo vacxin Covid-19 thành công sẽ tạo ra sự dịch chuyển dòng tiền giữa các thị trường và châm ngòi cho việc bán tháo trái phiếu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan