Thị trường tài chính 24h: Sau các phiên lao dốc, thị trường đã ổn định trở lại

Thị trường tài chính 24h: Sau các phiên lao dốc, thị trường đã ổn định trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Bức tranh nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng năm 2021; Bài học lớn và hành trình phía trước; Cuối năm tính chuyện tái cơ cấu danh mục; Thị trường chứng khoán không thể trông chờ vào Fed…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 26/1 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 61,80 – 62,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 4,7 USD lên 1.847,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,07 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.076 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.490 – 22.770 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,46 USD (+0,54%), lên 86,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,63 USD (+0,71%), lên 88,83 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 36.900 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục nhích lên và chạm 37.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích nhẹ

Những tưởng phiên sáng khởi sắc sẽ tạo đà cho phiên chiều, tuy nhiên, áp lực bán cuối phiên tăng dần khiến độ cao của chỉ số VN-Index thu hẹp khá mạnh.

Phiên hôm nay, nhóm ngân hàng tiếp tục giữ vai trò nâng đỡ thị trường nhưng đã có sự phân hóa khi VCB là mã kéo giảm điểm VN-Index lớn nhất, chiều ngược lại VPB, CTG, MBB… vẫn giữ được đà tăng.

Không có quá nhiều điều để nói trong phiên hôm nay, ngoại trừ nhóm cổ phiếu nóng bất động sản và xây dựng tiếp tục nhịp giảm thứ hai kể từ vùng đỉnh đầu tháng 1. Trong 24 mã giảm sàn HOSE hôm nay thì có rất nhiều cổ phiếu được ưa thích trước đó như KSB, DPG, NBB, CII, DRH, LDG, KHG, VCG…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12,31 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 366,74 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 26/1: VN-Index tăng 2,00 điểm (+0,14%), lên 1.481,58 điểm; HNX-Index tăng 1,59 điểm (+0,39%), lên 411,82 điểm; UPCoM-Index tăng 1,02 điểm (+0,95%), lên 109,05 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall quay đầu giảm trong phiên thứ Ba (25/1), với các cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất đè nặng tâm lý thị trường và sự thận trọng dâng cao xung quanh Ukraine.

Ngoài ra, sức ép cũng thêm phần gia tăng sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 4,4%, giảm 0,5 điểm % so với dự báo trước đó.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng đã kéo lùi nhóm cổ phiếu công nghệ với Tesla giảm 1,25%, cổ phiếu Nvidia mất 4,5%, còn Microsoft mất 2,7%.

Kết thúc phiên 25/1, chỉ số Dow Jones giảm 66,77 điểm (-0,19%), xuống 34.297,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 53,68 điểm (-1,22%), xuống 4.346,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 315,83 điểm (-2,28%), xuống 13.539,30 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do các cổ phiếu công nghệ lớn kéo lùi, sau khi nhóm cùng ngành trên phố Wall đêm qua suy yếu bởi lo ngại quan điểm của Fed ngày càng diều hâu hơn và căng thẳng xung quanh Ukraine.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,44% xuống 27.011,33 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,25% xuống 1.891,85 điểm.

Các cổ phiếu lớn ngành công nghệ tiếp tục suy yếu với Tokyo Electron giảm 0,81%, nhà sản xuất robot Fanuc giảm 3,29% và KDDI giảm 2,57%.

Điểm sáng lớn là cổ phiếu của Suzuki Motor, tăng 5,77% và là cổ phiếu tăng tốt nhất trong Nikkei 225, sau khi chi nhánh tại Ấn Độ Maruti Suzuki cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong quý vừa qua.

Ngoài ra là Nintendo đã tăng 4,36%, sau khi Nomura Securities nâng khuyến nghị cổ phiếu là "nên mua".

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi truyền thông nhà nước thúc giục các tổ chức tài chính và quỹ hưu trí giúp ổn định thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,66% lên 3.455,67 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,72% lên 4.712,31 điểm.

“Hoạt động yếu kém gần đây trên thị trường cổ phiếu A là một phản ứng thái quá trước những tin tức tiêu cực,” Securities Daily, tờ báo được nhà nước hậu thuẫn cho biết trong một bài xã luận.

Các bluechip của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng vào thứ Ba, do lo ngại về việc thắt chặt chính sách của Fed, căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và những bất ổn trên thị trường trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

The Daily nói thêm rằng, các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, các quỹ an sinh xã hội phải có trách nhiệm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường vốn Trung Quốc.

Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, nhờ nhóm cổ phiếu tài chính và công nghệ được bù đắp bởi cho đà suy yếu của cổ phiếu chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,19% lên 24.289,90 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,11% lên 8.512,29 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ 0,8%, trong đó Tencent Holdings tăng 1,5% và Meituan giảm 0,4%.

Chỉ số Tài chính tăng 0,9%, trong đó HSBC Holdings tăng 3% để trở thành nhân tố đóng góp điểm lớn nhất cho Hang Seng-Index.

Các công ty chăm sóc sức khỏe giảm 4,4%, trong đó Wuxi Biologics giảm gần 7%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ tư liên tiếp, khi các nhà đầu tư đứng ngoài trước thềm cuộc họp của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 11,15 điểm, tương đương 0,41% xuống 2.709,24 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics giảm 0,95% và SK Hynix giảm 0,42%, trong khi LG Chem tăng 3,27% và Naver giảm 2,8%.

Kết thúc phiên 26/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 120,01 điểm (-0,44%), xuống 27.011,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,61 điểm (+0,66%), lên 3.455,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 46,29 điểm (+0,19%), lên 24.289,90 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 11,15 điểm (-0,41%), xuống 2.709,24 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Bức tranh nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng năm 2021

Nợ xấu tăng giảm trái chiều ở nhiều nhà băng, song để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro nợ xấu hầu hết ngân hàng đều tăng trích dự phòng khiến lợi bị "ăn" mòn..>> Chi tiết

- Bài học lớn và hành trình phía trước

Sau các phiên lao dốc, thị trường đã ổn định trở lại, dù nhiều nhà đầu tư vẫn phải lo xử lý tài khoản..>> Chi tiết

- Cuối năm tính chuyện tái cơ cấu danh mục

Hiện tại đang là thời điểm nhiều nhà đầu tư tính tới việc tái cơ cấu danh mục, khép lại một năm nhiều biến động..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán không thể trông chờ vào Fed

Đừng trông chờ vào việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giải cứu thị trường chứng khoán nhanh chóng như trong giai đoạn đầu đại dịch..>> Chi tiết

Tin bài liên quan