VN-Index thêm một phiên tăng mạnh
Bất chấp sự điều chỉnh của cặp đôi lớn VNM và VIC do áp lực chốt lời, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường với tâm điểm là nhóm bluechip đã giúp VN-Index duy trì đà tăng khá mạnh trong phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, sắc xanh lan rộng trên bảng điện tử, đặc biệt trong nhóm VN30 đã giúp thị trường tiếp tục bứt phá.
Nếu trong phiên chiều qua, đà tăng quá nóng lên ngưỡng 930 điểm đã phải trả giá khi bị kéo tụt trở lại, thì sang phiên chiều 22/11, dòng tiền duy trì trạng thái sôi động cùng sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu vua, đã giúp chỉ số dễ dàng vượt qua ngưỡng 930 điểm.
VN30 chỉ còn 4 mã giảm, 1 mã đứng giá, và có tới 25 mã tăng. Trong đó, VNM và VIC chính thức mất điểm sau một tuần liền khởi sắc.
Cụ thể, VNM giảm 2,17%, khớp 1,83 triệu đơn vị; VIC giảm 1,3%, khớp 1,67 triệu đơn vị.
Dòng tiền ồ ạt đổ vào nhóm ngân hàng giúp các mã này đua nhau dậy sóng. BID tăng trần 6,9% khớp hơn 4 triệu đơn vị. CTG cũng đua trần khi tăng 6,8% khớp 4,54 triệu đơn vị.
VCB tăng 2,8% khớp 3,12 triệu đơn vị; VPB tăng 1,7%, khớp 1,54 triệu đơn vị; STB tăng 4,6%, khớp hơn 7 triệu đơn vị; MBB tăng 0,8%, khớp lớn nhất trong nhóm đạt 11,31 triệu đơn vị.
SAB tiếp tục phá kỷ lục khi đóng cửa tại mức 308.400 đồng/CP, tăng 5,3%. Còn “người anh em” BHN cũng đã duy trì sắc tím với mức tăng 6,9% lên 132.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn khác cũng đã hỗ trợ tốt cho thị trường như BVH, GAS, MSN, VRE, ROS, VJC, PLX…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 4,6 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,14 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 968.758 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 17,7 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 2,44 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 50,33 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/11: VN-Index tăng 14,36 điểm (+1,56%), lên 932,66 điểm; HNX-Index tăng 1,27 điểm (+1,17%), lên 109,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,68 điểm (+1,26%), lên 54,24 điểm.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh với cả 3 chỉ số chính đồng loạt lên kỷ lục mới, nhờ đà đi lên của lĩnh vực công nghệ.
Chỉ số công nghệ thuộc S&P 500 tăng 1,2%, chủ yếu nhờ cổ phiếu Apple tăng 1,9%. S&P 500 đã vọt 16,1% từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall đã giảm 0,9% xuống 9,73 điểm, thấp nhất trong hơn 2 tuần.
Mới đây, Goldman Sachs đã nâng dự báo lợi nhuận của các công ty thuộc S&P 500 trong năm 2018 và 2019 dựa trên kỳ vọng về kế hoạch cắt giảm thuế, tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu, và xu hướng nâng lãi suất một cách chậm rãi.
Trong tuần này, ảnh hưởng của mùa báo cáo lợi nhuận quý III đã lắng dịu và không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố. Hoạt động giao dịch chậm lại trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn bắt đầu ngày thứ Năm tới.
Kết thúc phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 160,50 điểm (+0,69%), lên 23.590,83 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,89 điểm (+0,65%), lên 2.599,03 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 71,76 điểm (+1,06%), lên 6.7862,48 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, nhờ những cổ phiếu vốn hóa lớn như SoftBank và Fanuc, cùng các công ty tài chính do sự tăng trưởng toàn cầu sẽ thúc đẩy tâm lý giới đầu tư.
Nikkei tăng 0,5% tại 22.523,15 điểm, đóng cửa cao nhất kể từ ngày 10/11.
Trong phiên này, Tập đoàn SoftBank 1,2% trong khi Fanuc tăng 1,6%.
Các ngân hàng và công ty bảo hiểm cũng tăng vọt, với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui cộng thêm 1% và Dai-ichi Life Holdings tăng 1,2%.
Đáng chú ý, Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo đã tạm thời đình chỉ giao dịch cổ phiếu Nippon Paint Holdings sau khi công ty này đưa ra lời đề nghị mua lại công ty sơn Axalta Coating Systems Ltd của Mỹ bằng tiền mặt.
Qua đó, có thể chấm dứt cuộc đàm phán hợp nhất giữa Axalta và công ty Akzo Nobel của Hà Lan.
Nippon Paint giảm 4,5% xuống 3.535 yên/cổ phiếu, mức giá trước khi bị tạm ngừng giao dịch.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ đóng cửa vào ngày mai dịp ngày tạo ơn người Lao Động.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng nhờ đà đi lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và năng lượng, trong khi đó, các cổ phiếu trong ngành tiêu dùng và ngành chăm sóc sức khoẻ đã rút lui, sau khi đã tăng mạnh gần đây.
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,59% lên 3.430,55 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,25%, với chỉ số theo dõi ngành tài chính tăng 0,82%,bất động sản tăng 1,04%, khu vực tiêu dùng giảm 2,7%, và chăm sóc sức khỏe giảm 0,79%.
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong hôm nay là Tập đoàn Truyền thông Không gian vũ trụ tăng 10,03%, Zhonghang Heibao Co Ltd tăng 10,01% và SJEC Corp tăng 10%.
Ngược lại, những mã giảm sâu nhất là Baotou Huazi Industry Co Ltd giảm 9,78%, Shanghai Material Trading Co Ltd giảm 7,26% và Shengyi Technology Co Ltd giảm 7,02%.
Chỉ số chính của Hồng Kông đã kết thúc ngày trên 30.000 điểm lần đầu tiên trong 10 năm qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc mua vào các cổ phiếu Hồng Kông.
Chỉ số Hang Seng tăng 0,62% lên 30.003,49 điểm, trong khi chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,71% lên 11.958,63 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi nhóm năng lượng tăng 1,5%, khu vực tài chính tăng 0,9%, khu vực bất động sản tăng 0,54%, trong khi công nghệ thông tin giảm 0,41%.
Cho đến nay, chỉ số Hang Seng tăng 35,53%, trong khi chỉ số cổ phiếu nhóm H của Trung Quốc tăng 26,4%. Hang Seng đã tăng 5,57% trong tháng này.
Nhóm cổ phiếu H tăng nhiều nhất là Air China Ltd tăng 7,14%, CRRC Corp Ltd tăng 5,41% và China Minsheng Banking Corp Ltd tăng 4,23%.
3 cổ phiếu lớn nhất giảm điểm là Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của China Ltd, giảm 2,38%, PICC Property và Casualty Co Ltd mất 1,4% và Huaneng Power International Inc giảm 1,1%.
Trong phiên, khoảng 2,55 tỷ cổ phiếu Hang Seng đã được giao dịch, bằng 135,3% trung bình 30 ngày gần nhất.
Kết thúc phiên 22/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 106,67 điểm (+0,48%), lên 22.523,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 185,42 điểm (+0,62%), lên 30.003,49 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 19,97 điểm (+0,59%), lên 3.430,46 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.441 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Năm 2017, VAMC dự kiến xử lý 20.000 tỷ đồng nợ xấu
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/8/2017, đến nay xử lý nợ xấu đạt được khoảng gần 15.000 tỷ đồng..>> Chi tiết
- Ngưỡng 900 điểm: Những cái bẫy ngọt ngào
Với nhiều mã đã đạt và vượt mức giá mục tiêu đầu tư, có khả năng bong bóng sẽ hình thành trên chính các mã đó và dẫn đến hệ quả là tạo ra bong bóng trên chỉ số..>> Chi tiết
- Thuế chứng khoán: Càng hỏi, càng muốn khóc
Với quy định hiện hành, Nhà nước có nguy cơ thất thu một khoản không nhỏ thuế đánh vào thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn, đồng thời gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư chứng khoán khiến họ vô cùng bức xúc..>> Chi tiết
- Buộc ngân hàng niêm yết để minh bạch hoạt động
Nắm bắt đà hồi phục của thị trường chứng khoán, cũng như thực hiện theo quy định tại Thông tư 180/2015/TT-BTC, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, để minh bạch hoạt động, thì UPCoM là chưa đủ..>> Chi tiết
- Giới đầu tư cẩn trọng trước “bẫy” mở cửa tại Trung Quốc
Mới đây, Trung Quốc đã công bố chính sách gỡ bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài đối với các tổ chức tài chính nội địa. Đây được xem là cơ hội đầy hấp dẫn, tuy nhiên, giới đầu tư tại các thị trường phát triển vẫn nên cẩn trọng, bởi rất có thể rơi vào “bẫy”..>> Chi tiết