Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Nhiều cổ phiếu có cơ hội bật tăng

(ĐTCK) VN-Index thoái hiểm nhờ đợt ATC: Tỷ giá gia tăng: Hai nửa vui - buồn; 101 cách tạm lãng quên “chứng trường“; Nén giá, nhiều cổ phiếu có cơ hội bật tăng; Sau cơn mưa, trời lại sáng; Chứng khoán Châu Á lình xình khi nhận thông tin GDP quý II của Trung Quốc giảm tốc;  Sau chiến tranh thương mại sẽ là chiến tranh gì?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng nhẹ

Trong phiên sáng, sau khi tăng lên trên 917 điểm, áp lực chốt lời ở một số mã tăng tốt 2 phiên vừa qua đã khiến VN-Index lùi về sát tham chiếu. Tín hiệu này gây lo ngại về diễn biến trong phiên chiều.

Lo ngại trở thành sự thật khi VN-Index nhanh chóng bị đẩy xuống dưới tham chiếu chỉ ít phút sau khi bước vào phiên chiều. Sau đó, chỉ số giằng co trong biên độ hẹp 905 - 912 điểm. Áp lực bán khiến nhiều mã quay đầu giảm giá, đặc biệt là đà giảm mạnh tại VHM.

VN-Index này may mắn thoát hiểm trong đợt khớp lệnh ATC nhờ sự hỗ trợ của VNM và một số mã lớn khác.

Giá trị giao dịch tăng mạnh chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận của một số mã lớn, trong đó VIC đóng góp 576,23 tỷ đồng và VNM đóng góp 119,9 tỷ đồng, NVL giá trị 122 tỷ đồng, EIB đóng góp 93,32 tỷ đồng.

Trong phiên khớp lệnh VIC chỉ được khớp hơn 1 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 0,49%, xuống 102.500 đồng. VHM giảm 3,02%, xuống 106.000 đồng.

Cũng có sắc đỏ trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE còn có GAS, SAB và MSN, nhưng mức giảm chưa tới 1%.

Trong khi đó, VNM tăng 1,02%,lên 168.000 đồng; VCB tăng 0,18% lên 54.900 đồng; CTG tăng 0,88%, lên 22.800 đồng; BID tăng 2,77% lên 24.150 đồng.

Các bluechip khác cũng chỉ dao động trong biên độ hẹp quanh tham chiếu, ngoại trừ PNJ tăng 6,24% lên 90.300 đồng. MBB tăng 2,88% lên 24.400 đồng với 6,7 triệu đơn vị được khớp.

Do không còn lực cung, HAG dừng lại ở tổng khớp 8,96 triệu đơn vị. Trong khi đó, FLC trở thành mã có thanh khoản tốt nhất với 9,3 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 2,2%, lên 5.110 đồng.

Với các mã có sắc tím, ngoài HAG, EVG và AGR giữ được mức trần từ phiên sáng, trong phiên chiều còn có thêm LDG khi tăng lên 11.300 đồng.

AMD hạ độ cao khi chỉ còn tăng 5,3% lên 3.780 đồng, dù phiên sáng có lúc leo lên mức trần. TLD lại đảo chiều ngoạn mục từ mức sàn 9.680 đồng của phiên sáng, lên mức 10.500 đồng (+0,97%) khi đóng cửa.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,18 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 87,67 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,67 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 28,11 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 315.000 đơn vị, giá trị bán ròng 2,66 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/7: VN-Index tăng 1,39 điểm (+0,15%), lên 911,11 điểm; HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,48%), lên 103,01 điểm; UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,06%), lên 49,3 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn  4.061 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Không như kỳ vọng trước đó, kết quả kinh doanh của 3 ngân hàng lớn đầu tiên bắt đầu cho mùa công bố kết quả kinh doanh quý II lại gây thất vọng.

Cụ thể, cổ phiếu Citigroup Inc giảm 2,2%, nhiều nhất trong số các tài chính, sau khi công bố doanh thu thấp hơn dự báo bảo lãnh phát hành nợ thấp hơn. Wells Fargo & Co giảm 1,2% sau khi lợi nhuận thấp hơn dự kiến do cho vay chậm lại và chi phí tăng.

Cổ phiếu của JPMorgan Chase & Co cũng giảm 0,5% dù lợi nhuận của ngân hàng này đúng như dự báo.

Kết quả thất vọng từ 3 ngân hàng trên đã khiến nhóm cổ phiếu tài chính giảm 0,5%, tác động tiêu cực lên phố Wall trong phiên cuối tuần qua.

Tuy nhiên, các chỉ số chính của phố Wall vẫn giữ được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghiệp và một số nhóm cổ phiếu khác khi nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào kết quả kinh doanh lạc quan của nhóm này.

Giới đầu tư cũng đang giảm bớt lo dần về căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Mỹ và Trung Quốc có thể mở lại các cuộc đàm phán thương mại nếu Bắc Kinh sẵn sàng thay đổi đáng kể.

Dù hạ nhiệt trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng điểm tích cực khi giới đầu tư bỏ qua nỗi lo chiến tranh thương mại để hướng tới kết quả kinh doanh quý II được dự báo đầu triển vọng.

Cụ thể, trong tuẩn, chỉ số Dow Jones tăng 2,30%, chỉ số S&P 500 tăng 1,50% và Nasdaq tăng 1,79%.

Kết thúc phiên 13/7, chỉ số Dow Jones tăng 94,52 điểm (+0,38%), lên 25.019,41 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,02 điểm (+0,11%), lên 2.801,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,06 điểm (+0,03%), lên 7.825,98 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch Ngày của biển.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm lại trong quý II, trong khi một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đang đe dọa ngành xuất khẩu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 2.814,04 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,6% xuống 3.472,09 điểm.

Kể từ đầu năm cho đến hết phiên hôm nay, chỉ số Shanghai Composite đã mất 14,9%, còn CSI300 cũng giảm tới 13,9%.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu của ngành ngân hàng và bất động sản dẫn đầu đà giảm, với các chỉ số theo dõi lần lượt mất 2,1% và 2,3%.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý II là 6,7%, so với mức 6,8% trong quý I, do Bắc Kinh tập trung xử lý rủi ro tín dụng trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.

Bên cạnh đó, tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 6 xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua là dấu hiệu đáng lo ngại cho đầu tư và xuất khẩu.

Nhóm cổ phiếu tăng giá lớn nhất gồm Baotailong New Materials Co Ltd tăng 10,07%; Triumph Science & Technology Co Ltd tăng 10,07% và Veken Technology Co Ltd tăng 10,05%.

Nhómm cổ phiếu giảm sâu nhất là Anji Foodstuff Co Ltd giảm 10,02%; Dynagreen Environmental Protection Group Co Ltd mất 10,01% và Fujian Furi Electronics Co Ltd  giảm 10,01%.

Chứng khoán Hồng Kông hầu như không đổi trong phiên đầu tuần, trong bối cảnh dữ liệu DGP quý II của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng sụt giảm, nhưng so với quý I cũng chỉ giảm 0,1%.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,05% lên 28.539,66 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,39% xuống 10.704,26 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành CNTT tăng 0,25%, tài chính giảm 0,01% và bất động sản giảm 0,59%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd tăng 2,7%, trong khi mất điểm lớn nhất là Country Garden Holdings Co Ltd giảm 2,15%. 

Nhóm cổ phiếu H tăng giá ấn tượng nhất là China Gas Holdings Ltd tăng 2,79%; China Resources Land Ltd tăng 1,87% và Sinopharm Group Co Ltd tăng 1,36%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm là Byd Co Ltd giảm 5,72%; Anhui Conch Cement Co Ltd giảm 3,2% và ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd giảm 2,3%.

Kết thúc phiên 16/7: Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 14,22 điểm (+0,05%), lên 28.539,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,14 điểm (-0,61%), xuống 2.814,04 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC mất 50.000 đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.080 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,78 - 36,98 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.653 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.010 - 23.080 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tỷ giá gia tăng: Hai nửa vui - buồn

Trong quý II/2018, thị trường ngoại hối xuất hiện những biến động mạnh nhất kể từ đầu năm, khi có 2 đợt sóng tăng tỷ giá VND/USD vào nửa cuối tháng 5 và nửa cuối tháng 6, biến động mỗi đợt tăng vào khoảng 100 - 150 đồng/USD..>> Chi tiết

101 cách tạm lãng quên “chứng trường“

Ở giai đoạn thị trường “con gấu” (giá xuống), ngay cả những huyền thoại đầu tư như Warren Buffett cũng đưa ra lời khuyên rằng, nhà đầu tư “không nên theo dõi thị trường quá sát”..>> Chi tiết

Nén giá, nhiều cổ phiếu có cơ hội bật tăng

TTCK lao dốc trong quý II/2018 đã đẩy thị giá nhiều cổ phiếu về vùng thấp nhất trong 1 năm trở lại đây. Theo giới phân tích, đây là vùng giá hấp dẫn đối với nhà đầu tư, nhất là khi mùa công bố kết quả kinh doanh đang đến gần với nhiều dự báo tích cực..>> Chi tiết

Sau cơn mưa, trời lại sáng

Theo MBS, dù vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn đang mở ra..>> Chi tiết

Ngành thép dự báo tăng trưởng 20%

Bộ Công thương dự báo, năm 2018, ngành thép sẽ duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15%, sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%..>> Chi tiết

Sau chiến tranh thương mại sẽ là chiến tranh gì?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có dẫn đến chiến tranh tiền tệ? Có lẽ, câu hỏi đúng nên đặt ra là điều gì sẽ diễn ra kế tiếp các cuộc chiến, kể cả cuộc chiến thương mại lẫn cuộc chiến tiền tệ?..>> Chi tiết

Tin bài liên quan