Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư có thêm kỳ vọng vào sự trở lại của “cổ phiếu vua”

Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư có thêm kỳ vọng vào sự trở lại của “cổ phiếu vua”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; Ngân hàng tìm cách giữ lợi nhuận; Thị trường chứng khoán 2021 có thêm nhiều kỷ lục; Nới tín dụng tiếp sức cổ phiếu “dòng bank”; WB: Nguy cơ suy thoái kép khi lạm phát gia tăng và các biện pháp hạn chế do Covid-19…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 30/12 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội tăng trở lại đúng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 60,60 – 61,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 1,4 USD xuống 1.804,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và có thời điểm thủng mốc 1.800 USD/ounce, trước khi bật trở lại ngưỡng này vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,17 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.145 đồng/USD, giảm 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.640 – 22.920 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,62 USD (-0,81%), xuống 75,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,61 USD (-0,77%), xuống 78,62 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lùi về gần 46.300 USD, thì sang ngày hôm nay đã nhích dần và lên trên 46.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index gần như không đổi

Sau phiên sáng nhích nhẹ, giao dịch chậm lại và tương đối nhàm chán sau giờ nghỉ trưa, VN-Index gần như chỉ giằng co nhẹ ngay dưới ngưỡng 1.490 điểm.

Tuy vậy, lực bán bất ngờ mạnh lên sau đó, đẩy chỉ số lùi về tham chiếu, trước khi bật lên sắc xanh nhạt và đóng cửa gần như không đổi.

Nhóm cổ phiếu thị trường phần lớn bị chốt lời, với ROS -5,6%, khớp 40,8 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.

Giảm sâu còn có HQC -3,4%, DLG -4,9%, LDG -5,4%, LCG -3,8%, FIT -3,2%, HNG -4,8%, TTF -3,9%, QBS -5,7%, DRH -3,7%, CKG -5%...

Tâm điểm là nhóm công ty chứng khoán, với APG, CTS, BSI, VIX, ORS, AGR đều đã vọt lên mức giá trần, còn SSI +5,9%, FTS +6,2%, VND +4,8%, HCM +4,4%, TVB +4,4%, VDS +4,2%, VCI +2,9%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,12 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 98,18 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/12: VN-Index tăng 0,15 điểm (+0,01%), lên 1.485,97 điểm; HNX-Index tăng 3,82 điểm (+0,83%), lên 461,65 điểm; UpCoM-Index tăng 0,8 điểm (+0,72%), lên 111,56 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ Tư (29/12) với chỉ số với S&P 500 lên mức cao kỷ lục.

S&P 500 khép phiên ở mức cao kỷ lục 28% thời gian trong năm 2021. Năm nay chứng kiến số lần lập kỷ lục cao nhiều thứ 2 từ trước đến nay, sau 77 lần lập kỷ lục mới hồi năm 1995.

Đáng chú ý trong phiên là cổ phiếu Biogen vọt 9,5% và dẫn đầu đà tăng của S&P 500 sau khi một báo cáo của truyền thông Hàn Quốc cho biết, Samsung đang đàm phán để mua lại Biogen với thỏa thuận có thể lên tới hơn 40 tỷ USD.

Kết thúc phiên 29/12, chỉ số Dow Jones tăng 90,42 điểm (+0,25%), lên 36.488,63 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,71 điểm (+0,14%), lên 4.793,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 15,51 điểm (-0,09%), xuống 15.766,22 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, trong bối cảnh giao dịch khá thưa thớt trước kỳ nghỉ năm mới kéo dài 4 ngày.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei225 giảm 0,4% xuống 28,791,71 điểm. Chỉ số Topix mất 0,33% xuống 1.992,33 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 đã tăng 4,9% trong năm nay, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, cũng như sự lạc quan về sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Masahiro Ichikawa, Chiến lược gia thị trường tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết, bối cảnh cho thị trường chứng khoán có vẻ tốt trong năm 2022 tới và dự đoán Nikkei 225 sẽ đạt mức 30.000 điểm vào cuối tháng 3.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, dẫn đầu bởi các công ty công nghệ thông tin, tài chính và tiêu dùng, khi tâm lý giới đầu tư được cải thiện nhờ chính phủ cam kết tập trung phục hồi tiêu dùng và giảm một số mức thuế thu nhập nhất định.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,62% lên 3.619,19 điểm Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,78% lên 4.921,51 điểm.

Nhóm cổ phiếu CNTT tăng 1,7%, truyền thông tăng 5,4% và chất bán dẫn tăng 2,6%. Cùng các mặt hàng tiêu dùng tăng 0,8%.

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ tập trung vào sự phục hồi tiêu thụ tiếp tục vào năm 2022.

Trung Quốc cũng cho biết, họ sẽ mở rộng một số chính sách thuế thu nhập thuận lợi để giảm bớt gánh nặng cho nhóm lao động thu nhập trung bình và thấp, truyền thông nhà nước đưa tin, trích dẫn cuộc họp nội các do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì.

Biện pháp này dự kiến ​​sẽ cắt giảm 110 tỷ nhân dân tệ (17,27 tỷ USD) tiền thuế mỗi năm.

Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, nhờ nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và cổ phiếu công nghệ lớn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,11% lên 23.112,01. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,03% xuống 8.096,44 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe tăng 1,1%. Cổ phiếu công nghệ lớn cũng tăng trở, trong đó gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan tăng 1,1%.

Đáng chú ý trong phiên là cổ phiếu của SenseTime Group, công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, đã có thời điểm tăng 23% trong phiên giao dịch đầu tiên, trước khi đóng cửa tăng 7,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, với giao dịch cũng trầm lắng do các nhà đầu tư hạn chế mua bán.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,52%, xuống 2.977,65 điểm. Chỉ số này đã tăng 3,6% trong năm nay, sau khi tăng 30,8% vào năm 2020.

Kết thúc phiên 30/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 115,17 điểm (-0,40%), xuống 28.781,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,19 điểm (+0,62%), lên 3.619,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 25,47 điểm (+0,11%), lên 23.112,01 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 15,64 điểm (-0,52%), xuống 2.977,65 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng tìm cách giữ lợi nhuận

Nhằm bù đắp phần lợi nhuận giảm do hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các ngân hàng nỗ lực tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, đẩy mạnh kênh bán bảo hiểm, thu ngoài lãi...>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán 2021 có thêm nhiều kỷ lục

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng tiền đầu tư, giúp chỉ số lập kỷ lục mới, thanh khoản bùng nổ, thị trường có thêm không ít doanh nghiệp đạt giá trị vốn hóa tỷ USD…>> Chi tiết

- Nới tín dụng tiếp sức cổ phiếu “dòng bank”

Với thông tin room tín dụng sẽ tiếp tục được nới trong những ngày cuối năm và ngân hàng vẫn là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang về lợi nhuận tốt trong năm 2021, nhà đầu tư có thêm kỳ vọng vào sự trở lại của “cổ phiếu vua”..>> Chi tiết

- Trái phiếu doanh nghiệp, đằng sau những con số

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, thị trường trái phiếu ngày càng thể hiện vai trò quan trọng là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, bên cạnh kênh huy động vốn tín dụng ngân hàng..>> Chi tiết

- WB: Nguy cơ suy thoái kép khi lạm phát gia tăng và các biện pháp hạn chế do Covid-19

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo lạm phát tăng vọt và các biện pháp kiểm soát Covid-19 cứng rắn có nguy cơ gây ra suy thoái kép khi các quốc gia cạn kiệt tài chính sau 2 năm chống chọi với đại dịch..>> Chi tiết

Tin bài liên quan