Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chờ chính sách tiền tệ

Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chờ chính sách tiền tệ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Chính sách tiền tệ ổn định đến hết năm; Thị trường chứng khoán: Chờ nới van tiền; Rủi ro với chứng khoán không đến từ vĩ mô; Cổ phiếu phân bón bứt phá; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm; Thị trường tiền điện tử ngày càng bị siết chặt… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/6 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,40 – 57,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,1 USD xuống 1.778,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục lùi bước và về quanh 1.700 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,12% lên 92,00 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.177 đồng, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,30 USD (-0,41%), xuống 72,61 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,18 USD (-0,24%), xuống 74,50 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua xoay quanh 34.000 USD thì sang hôm nay đã nhích dần lên, mặc dù quá trình đi lên cũng tương đối khó khăn, nhưng cũng đã ở trên 35.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Xanh vỏ đỏ lòng

Dư âm từ phiên khá tích cực trước đó giúp thị trường tăng lên trên 1.410 điểm điểm trong phiên sáng, nhưng dòng tiền gần như chỉ tập trung tại một số bluechip.

Bước vào phiên chiều, VN-Index lên trên ngưỡng 1.415 điểm sau ít phút. Tuy nhiên, lực bán gia tăng dần đẩy chỉ số có thời điểm về gần tham chiếu, trước khi bật trở lại lên trên 1.410 điểm một lần nữa khi đóng cửa.

Các bluechip nổi bật như VHM + 2,68%, VCB+1,2%, VJC +3,9% FPT +3,4%, STB +2,65% ...

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, TTF gây chú ý với thanh khoản đột biến, đạt gần 27,6 triệu đơn vị, có thời điểm chạm mức giá trần, nhưng kết phiên lại giảm 4,4%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 2.81 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 172,16 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/6: VN-Index tăng 4,23 điểm (+0,3%), lên 1.410,04 điểm; HNX-Index tăng 10,69 điểm (+0,21%), lên 323,79 điểm; UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (+0,57%), lên 90,3 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall trái chiều trong phiên ngày thứ Hai (28/6), với Dow Jones giảm điểm trong khi hai chỉ số chính còn lại tăng, trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào cổ phiếu công nghệ và mùa báo cáo kết quả kinh doanh mạnh mẽ trong khi lãi suất vẫn ở mức thấp.

Tâm điểm đổ dồn vào các công ty công nghệ lớn như Facebook, với việc tăng hơn 4% khi một thẩm phán Mỹ cho phép “gã khổng lồ” công nghệ này bác một vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang, đưa vốn hoá thị trường của Facebook vượt 1.000 tỷ USD.

Tuần này, sự chú ý của nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng, báo cáo việc làm của khu vực vực tư nhân và báo cáo việc làm hàng tháng quan trọng được công bố vào cuối tuần.

Kết thúc phiên 28/6, chỉ số Dow Jones giảm 150,57 điểm (-0,44%), xuống 34.283,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,91 điểm (+0,23%), lên 4.290,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 140,12 điểm (+0,98%), lên 14.500,51 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, do ảnh hưởng từ đà giảm của các cổ phiếu theo chu kỳ, bởi nỗi lo chủng Delta Covid-19 gây áp lực tâm lý.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,81% xuống 28.812,61 điểm. Chỉ số Topix mất 0,82% xuống 1.949,48 điểm.

“Các nhà đầu tư đang bán cổ phiếu theo chu kỳ tại Nhật Bản, sau khi Dow Jones và chứng khoán châu Âu đi xuống. Mặt khác, Nhật Bản không có cổ phiếu công nghệ lớn có sức ảnh hưởng tương đương với nhóm GAFA của Mỹ, do đó, thị trường không tận dụng được sức bật mạnh mẽ Nasdaq để hồi phục”, Soichiro Matsumoto, Giám đốc đầu tư tại Credit Suisse Private Banking Nhật bản cho biết.

Những lo ngại về biến thể Delta của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các cổ phiếu có tính chu kỳ như các nhà sản xuất thép Nippon Steel mất 3,8%, nhà điều hành chuỗi cửa hàng bách hóa Takashimaya giảm 4,7%, và Isetan Mitsukoshi giảm 3,2%.

Ở chiều ngược lại, Shimamura là điểm sáng, tăng 4,8% sau khi báo cáo có lãi trở lại trong quý vừa qua 5 từ mức thua lỗ cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo ngại biến thể virus corona Delta lây nhiễm mạnh, trong khi các nhà đầu tư kiềm chế đặt cược lớn trước dữ liệu việc làm của Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 3.573,18 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,17% xuống 5.190,54 điểm.

Việc rút khỏi các tài sản rủi ro như chứng khoán sau các báo cáo về chủng Delta Covid-19 dễ lây lan hơn ở châu Á và các nơi khác, làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi nền kinh tế chậm lại.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là của nhà sản xuất pin hàng đầu Trung Quốc CATL, khi có thời điểm lên mức cao nhất mọi thời đại, trước khi đóng cửa tăng 3% nhờ gia hạn hợp đồng cung cấp pin cho Tesla Inc đến năm 2025.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các công ty năng lượng suy yếu, sau khi giá dầu đi xuống và các nhà đầu cũng tỏ ra tư thận trọng trước báo cáo việc làm của Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,94% xuống 28.994,10 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,98% xuống 10.757,30 điểm.

Giảm mạnh nhất hôm nay là ngành năng lượng với chỉ số phục theo dõi ngành mất 2,9% do giá dầu thô sụt giảm, với Tập đoàn dầu khí quốc doanh PetrolChina mất 4,2%, trong khi CNOOC giảm 2,9%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do lo ngại rằng biến chủng Delta gây Covid-19 đang lây nhiễm mạnh hơn có thể làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,46% xuống 3.286,68 điểm.

Kết thúc phiên 29/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 235,41 điểm (-0,81%), xuống 28.812,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,19 điểm (-0,92%), xuống 3.573,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 274,20 điểm (-0,94%), xuống 28.994,10 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 15,21 điểm (-0,46%), xuống 3.286,68 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chính sách tiền tệ ổn định đến hết năm

Thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán có sự liên thông, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là tạo điều kiện cho cả 3 thị trường phát triển, nhưng phải điều hướng dòng tiền để đảm bảo an toàn cho thị trường, không tạo “bong bóng”..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Chờ nới van tiền

Trong 2 tuần cuối tháng 6/2021, không ít nhà đầu tư đã bán một phần danh mục cổ phiếu, cầm tiền đứng ngoài thị trường, chờ đợi xu hướng và các chính sách rõ nét hơn..>> Chi tiết

- Rủi ro với thị trường chứng khoán không đến từ vĩ mô

Sau những lo ngại về lạm phát tăng và khả năng lãi suất của các ngân hàng trung ương bao gồm cả Việt Nam, giới đầu tư hiện có thể yên tâm hai yếu tố này đã có thể tiên liệu được..>> Chi tiết

- Cổ phiếu phân bón bứt phá

Giá các mặt hàng phân bón tăng cao mang lại cơ hội thu lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp cổ phiếu ngành này bứt phá..>> Chi tiết

- Thị trường tiền điện tử ngày càng bị siết chặt

Cơ quan quản lý thị trường tại Anh đã ra lệnh cấm sàn giao dịch tiền điện tử Binance hoạt động tại nước này. Đây là một dấu hiệu mới nhất cho thấy các nước ngày một siết chặt đối với thị trường tiền điện tử..>> Chi tiết

Tin bài liên quan