Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/3 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 55,20 – 55,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 5,6 USD xuống 1.739,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đi ngang và nhích nhẹ lên trên 1.740 USD/ounce về cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,33% lên 92,04 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.197 đồng, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.990 - 23.170 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,17 USD (-3,53%), xuống 59,39 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,29 USD (-3,54%), xuống 62,33 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index đánh mất gần 11 điểm
Sau phiên sáng giảm mạnh và thanh khoản chạm ngưỡng nghẽn, thị trường bước vào phiên chiều với tâm thế rằng chỉ số đã “chốt sổ”. Một số lệnh túc tắc được khớp sau phiên chiều khiến VN-Index gần như chỉ dao động trong khoảng hẹp 1.180-1.183 điểm cho đến khi đóng cửa.
Giao dịch sôi động nhất vẫn tại FLC, khi khớp 45 triệu đơn vị còn dư mua giá trần hơn 31 triệu đơn vị. Đóng cửa, FLC +7%. Còn ROS vọt 3,5%, khớp lệnh cũng chỉ đứng sau FLC với hơn 33,6 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 96.370 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 261,65 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/3: VN-Index giảm 10,98 điểm (-0,92%), xuống 1.183,45 điểm; HNX-Index giảm 2,5 điểm (-0,91%), xuống 272,34 điểm; UpCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,16%), xuống 81,14 điểm.
Giao dịch chứng khoán phiên chiều 23/3: Sàn HOSE đứng hình, lệnh vào FLC vẫn mượt
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi sắc trong phiên ngày thứ Hai (22/3) trong bối cảnh lợi suất trái phiếu giảm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm 5 điểm cơ sở trong phiên đêm qua, xuống mức 1,68%, sau khi chạm đỉnh 14 tháng vào cuối tuần trước.
Việc lợi suất trái phiếu hạ nhiệt trong phiên đêm qua giúp cổ phiếu công nghệ khởi sắc. Cổ phiếu Tesla tăng 2,3%, cổ phiếu Apple, Microsoft, Netflix đều tăng hơn 2%, còn cổ phiếu Amazon và Facebook tăng hơn 1%.
Kết thúc phiên 22/3, chỉ số Dow Jones tăng 103,23 điểm (+0,32%), lên 32.731,20 điểm. Chỉ số S&P 50 tăng 27,49 điểm (+0,70%), lên 3.940,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 162,31 điểm (+1,23%), lên 13.377,54 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiếu có doanh thu lớn tại Trung Quốc, trong khi sự biến động của lợi suất trái phiếu Mỹ cũng làm giảm tâm lý thị trường.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,61% xuống 28.995,9 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,94% xuống 1.971,48 điểm.
Những lo lắng dai dẳng về việc thắt chặt chính sách ở Trung Quốc đè nặng lên các công ty có doanh thu lớn tại nước này, với nhà sản xuất robot Fanuc giảm 1,53% và nhà sản xuất máy xây dựng Komatsu giảm 1,24%.
Ở chiều ngược lại, Japan Exchange Group tăng 2,78% ,sau khi nhà điều hành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm từ 45,5 tỷ yên lên 51,5 tỷ yên (473,17 triệu USD).
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Trung Quốc làm giảm tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,93% xuống 3.411,51 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,95% xuống 5.009,25 điểm.
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, và Bắc Kinh đã đáp trả ngay lập tức bằng các biện pháp trừng phạt đối với EU.
Jin Jing, một nhà phân tích của Caitong Securities cho biết: “Các biện pháp trừng phạt làm ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã bán mạnh cổ phiếu qua Stock Connect”.
Theo dữ liệu, các nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã bán ròng 5,1 tỷ nhân dân tệ (783,51 triệu USD) cổ phiếu A thông qua chương trình kết nối chứng khoán Đại lục và Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do nhóm cổ phiếu tiêu dùng và vật liệu đi xuống, khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Trung Quốc đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,34% xuống 28.497,38 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,73% xuống 11.111,18 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng và vật liệu giảm mạnh nhất, lần lượt giảm 4% và 5,6%.
Các công ty công nghệ, vốn nhạy cảm với quan hệ Trung-Mỹ cũng giảm, với chỉ số công nghệ giảm 2,5%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, khi các nhà đầu tư chờ đợi những bình luận mới từ các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,01% xuống 3.004,74 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 11/3.
Hai gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix giảm 0,24% và 2,17%, kéo mạnh sự sụt giảm điểm chuẩn, trong khi nhà sản xuất pin LG Chem và Naver lần lượt giảm 3,73% và 2,65%.
Kết thúc phiên 23/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 178,23 điểm (-0,61%), xuống 28.995,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 31,93 điểm (-0,93%), xuống 3.411,51 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 387,96 điểm (-1,34%), xuống 28.497,38 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 30,72 điểm (-1,01%), xuống 3.004,74 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Làn sóng tăng vốn ngân hàng trong năm 2021
Các ngân hàng hé lộ kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tăng vốn trong kỳ họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay..>> Chi tiết
- Đãi thông tin, tìm cổ phiếu tốt
Tiếp cận thông tin về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp không quá khó, điểm quan trọng đối với nhà đầu tư là làm thế nào để chọn được cổ phiếu có sức bật trong bối cảnh giá nhiều cổ phiếu đang “neo” ở mức khá cao..>> Chi tiết
- Sốt đất, tiền có rút khỏi chứng khoán?
Trong giai đoạn đầu năm 2021, thị trường bất động sản ở nhiều khu vực trong cả nước có dấu hiệu sôi động trở lại sau một năm trầm lắng do đại dịch Covid-19..>> Chi tiết
- Nhóm cố vấn của Tổng thống Mỹ đề xuất thêm gói kích thích 3.000 tỷ USD
Sau khi thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những dấu hiệu về kế hoạch tiếp theo đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng..>> Chi tiết