Thị trường tài chính 24h: Mở ra cơ hội đầu tư theo chiến lược Net Net

Thị trường tài chính 24h: Mở ra cơ hội đầu tư theo chiến lược Net Net

(ĐTCK) VN-Index nhích lên gần 700 điểm; Bơm vốn rẻ, tín dụng vẫn khó tăng; Khối ngoại không chỉ rút vốn tại Việt Nam; Chiến lược đầu tư trong thị trường giá xuống (NET NET) “Tủ thuốc” chống suy giảm quá đà trên thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á tăng trở lại; Sản xuất vừa phục hồi, Trung Quốc lại đón cú sốc thứ hai...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 27/3 tăng 450.000 đồng/lượng chiều mua vào và 550.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 250.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 46,95 – 47,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 11,6 USD lên 1.624,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng đã hạ nhiệt xuống dưới 1.620 USD/ounce, trước khi bật trở lại về quanh 1.625 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,13% lên 99,49 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.235 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.540 - 23.700 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,13 USD (+0,58%), lên 22,73 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,19 USD (-0,66%), xuống 8,46 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thêm một phiên "xanh vỏ đỏ lòng"

Áp lực chốt lời gia tăng, khiến thị trường điều chỉnh ngay khi mở cửa và chỉ khi tụt xuống vùng 680 điểm, lực cầu bắt đáy mới xuất hiện, đặc biệt là tại các mã lớn, kéo VN-Index tăng và chạm 700 điểm.

Bước sang phiên chiều, chỉ số nhích từng bước nhưng dần đuối sức trước áp lực bán gia tăng. Tuy nhiên, thị trường đã chứng kiến thêm một phiên xanh vỏ đỏ lòng do sắc xanh chủ yếu được giữ bởi nhóm cổ phiếu lớn khi đóng cửa.

Cổ phiếu VIC là đầu tàu hỗ trợ thị trường + 6,11%, cùng VCB +1,4%, SAB +3,7%, CTG +1,1%.

Trái lại, MWG sau quyết định tạm đóng cửa các siêu thị Thế giới di động và Điện máy xanh tại các vùng có dịch Covid-19 đã chính nằm sàn.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS thoát sắc xanh mắt mèo, thì FLC, HAI, AMD đều dừng chân tại mức giá sàn.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,88 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 31,11 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/3: VN-Index tăng 1,85 điểm (+0,27%) lên 696,06 điểm; HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,47%), xuống 97,35 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,38%), xuống 48,82 điểm

Chứng khoán Mỹ

Theo số liệu vừa công bố hôm thứ Năm, số lượng người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức kỷ lục 3,28 triệu vào tuần trước vì các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, giới đầu tư đã bỏ qua thông tin về số liệu thất nghiệp, vấn đề trọng tâm chú ý của giới đầu tư hiện nay là gói kích thích 2.200 tỷ USD.

Kỳ vọng về gói kích thích này giúp phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng mạnh trong phiên thứ Năm với việc Dow Jones có chuỗi 3 ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 1931.

Kết thúc phiên 26/3, chỉ số Dow Jones tăng 1.351,62 điểm (+6,38%), lên 22.552,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 154,51 điểm (+6,24%), lên 2.630,07 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 413,24 điểm (+5,60%), lên 7.797,54 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục khá mạnh, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong lịch sử, nhờ các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới nỗ lực đưa ra hàng loạt các gói kích thích kinh tế để giảm bớt thiệt hại do Covid-19 gây ra.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 3,88% lên 19.389,43 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng 17,1%, nhưng vẫn giảm 18% từ đầu năm sau khi sự lây lan nhanh chóng của virus corona gây ra khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

Chỏ số Topix tăng 4,3% lên 1.459,49 điểm với 32/33 chỉ số phụ đóng cửa tăng điểm.

Thông tin kích thích thị trường là việc Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ ra lệnh cho nội các biên soạn một gói  kích thích kinh tế trị giá từ 135 tỷ USD trở lên.

Khi Tokyo tiến gần hơn tới việc kiểm soát đi lại toàn thành phố thì nhóm cổ phiếu  thực phẩm và thuốc đã được tìm mua và tăng mạnh với với Nichirei Corp tăng 7,2%, Nissin Food Holdings Co Ltd tăng 6,6% và Ajinomoto Co Inc tăng 5,8%, và MatsumotoKiyoshi Holdings Co Ltd tăng 7,5%.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng, được thúc đẩy bởi hy vọng sẽ có nhiều kích thích hơn để bảo vệ nền kinh tế trong nước do Covid-19 gây tác động.

Đóng cửa, Shanghai Composite 0,26% lên 2.772,20 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,32% lên 3.710,06 điểm.

Trong tuần, CSI300 tăng 1,6%, SSEC tăng 1%, chấm dứt chuỗi 2 tuần liên tiếp giảm..

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc giảm trong 2 tháng đầu năm xuống mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ gần đây, với các ngành chính như khai thác, sản xuất và năng lượng giảm mạnh nhất. Điều này càng khiến giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào việc Bắc Kinh sẽ tung thêm những gói kích thích kinh tế mới.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, đặc biệt là nhịp nảy mạnh về cuối phiên, bất chấp nhận được được cảnh báo từ Cơ giam giám sát thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,56% lên 24.484,28 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,61% lên 9,456,51 điểm. Trong tuần, HSI tăng 3%, còn HSCE tăng 4,2%.

Thị trường được kích thích bằng thông tin các nhà lãnh đạo G20 cam kết sẽ bơm hơn 5.000 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù vậy, được chú ý hơn cả là việc Cơ quan giám sát thị trường của Hồng Kông cảnh báo các nhà quản lý quỹ phải thận trọng khi bán các sản phẩm đầu tư thanh khoản kém cho khách hàng, trong bối cảnh biến động thị trường chịu nhiều ảnh hưởng bất thường từ Covid-19.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm và ghi nhận tuần giao dịch tốt nhất trong hơn 11 năm qua, nhờ hy vọng vào các gói kích thích kinh tế trên toàn cầu đã cải thiện niềm tin của nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,87% lên 1.717,73 điểm. KOSPI đã tăng 9,68% trong tuần này, hiệu suất hàng tuần tốt nhất kể từ cuối tháng 10/2008.

Kết thúc phiên 27/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 724,83 điểm (+3,88%), lên 19.389,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 72,9 điểm (+0,26%), lên 2.772,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 131,94 điểm (+0,56%), lên 23.484,28 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,49 điểm (+1,87%), lên 1.717,73 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Bơm vốn rẻ, tín dụng vẫn khó tăng

Mặc dù tung hàng loạt gói lãi suất ưu đãi, nhưng nhiều ngân hàng cho biết, tăng trưởng tín dụng vẫn âm..>> Chi tiết

Khối ngoại không chỉ rút vốn tại Việt Nam

Nếu như tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khối ngoại có động thái bán ròng, thì ở các thị trường mới nổi, khối này tạo ra làn sóng bán rút vốn..>> Chi tiết

Chiến lược đầu tư trong thị trường giá xuống

Từ đầu năm 2020 đến nay, thị trường chứng khoán lao dốc vì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, VN-Index mất 1/3 giá trị, trong đó không ít cổ phiếu giảm giá 30 - 50%, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư theo chiến lược Net Net..>> Chi tiết

“Tủ thuốc” chống suy giảm quá đà trên thị trường chứng khoán

Sự suy giảm với biên độ lớn trên TTCK kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đến nay khiến nhiều ý kiến cho rằng, các loại “thuốc” cho nền kinh tế lẫn TTCK “uống” mới là liều nhẹ, với kỳ vọng “hạ sốt”, trong khi thực tiễn nhà đầu tư trông đợi nhiều hơn thế..>> Chi tiết

Sản xuất vừa phục hồi, Trung Quốc lại đón cú sốc thứ hai

Kể từ tuần trước, email của Grace Gao, Giám đốc xuất khẩu của Shandong Pangu Industrial Co đã tràn ngập thư khách hàng nước ngoài gửi tới với cùng nội dung: đề nghị hoãn vận chuyển hàng hoá đã sản xuất theo đơn đặt hàng trước đó..>> Chi tiết

Tin bài liên quan