Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Mất kiên nhẫn

(ĐTCK) Nhà đầu tư mất kiên nhẫn, VN-Index giảm mạnh; “Ưu đãi lãi suất” không như quảng cáo; Thử định giá Vinamilk theo góc nhìn của Warren Buffett; Lối khác cho vốn ngoại vào doanh nghiệp Việt; Cổ phiếu chịu áp lực lãi suất cao; Chứng khoán châu Á tiếp tục gặp sức ép suy giảm lớn; Các thị trường mới nổi cùng chung “nỗi đau” với Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index mất ngưỡng 960 điểm

Thị trường thêm một phiên giao dịch thiếu động lực ngay khi mở cửa, tuy nhiên việc tiết cung giá thấp đã giúp VN-Index dành lại được mốc 965 điểm.

Trong phiên chiều, nhà đầu tư mất dần kiên nhẫn, chỉ số theo đó đổ đèo, khiến thị hàng trăm mã giảm điểm, VN-Index đóng cửa thủng mốc 960 điểm.

Nhóm dầu khí với thông tin giá dầu giảm sâu đã tiếp tục nới rộng biên độ giảm GAS giảm 3,5%, PLX giảm 2,6%, PVD giảm 5,1%, PXS giảm 1,6%…

Dòng bank cũng lùi sâu hơn khi hầu hết các mã đều giảm trên 1%, bộ ba nhà Vingroup đều đứng dưới mốc tham chiếu dù mức giảm không quá mạnh.

Trong nhóm VN30 chỉ còn lác đác một vài chấm xanh nhạt tại HPG, NVL, VJC, đáng kể nhất là SAB tăng 1,3%.

Các mã vừa và nhỏ cũng đua nhau nới rộng biên độ như HSG, ITA có lúc giảm sàn và kết phiên tại mức giá 3.200 đồng, giảm 2,4%, DXG giảm 3,4%, PDR giảm 1,8% …

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,03 triệu đơn vị, giá trị 212,77 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 31/5: VN-Index giảm 9,46 điểm (-0,98%), xuống 959,88 điểm; HNX-Index giảm 0,97 điểm (-0,92%), xuống 104,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,14%), lên 55,13 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Cổ phiếu của công ty phần mềm Keysight Technologies dẫn đầu đà tăng trong lĩnh vực công nghệ, bứt phá 11,3% nhờ công bố lợi nhuận mạnh hơn dự báo.

Các chỉ số chứng khoán chính đã tích tắc chuyển sang sắc đỏ trong phiên chiều, cùng thời điểm đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lấy lại đà tăng trước đó.

Lợi suất trái phiếu đã giảm xuống 2,227%, dao động gần đáy 20 tháng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm bước vào tháng 5 dao động trên mức 2,5%.

Lợi suất lao dốc trong tháng này, cùng với sự đảo ngược đường cong lợi suất, đã làm tăng lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế. Nhà đầu tư thường xem trái phiếu là một kênh thay thế an toàn hơn cho các tài sản rủi ro khi nỗi lo về kinh tế xuất hiện.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm điểm sau khi lợi suất suy yếu. Chứng chỉ quỹ SPDR KS&P Bank ETF mất 1,5% khi cổ phiếu  Bank of America giảm 2,1%. Cổ phiếu J.P. Morgan Chase cũng lùi 1,1%.

S&P 500 đã sụt hơn 5% trong tháng này và vẫn dao động dưới mốc 2.800 điểm – một mốc quan trọng được nhà đầu tư theo dõi, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3/2019.

Về thông tin kinh tế, số liệu thứ 2 về GDP trong quý I của Mỹ cho thấy tăng trưởng kinh tế đạt 3,1%, cao hơn dự báo tăng 3% của Dow Jones.

Kết thúc phiên 30/5chỉ số Dow Jones tăng 43,47 điểm (+0,17%), lên 25.169,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,84 điểm (+0,21%), lên 2.788,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 20,41 điểm (+0,27%), lên 7.567,72 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh, dẫn đầu bởi đà lao dốc của nhóm cổ phiếu sản xuất ô tô, sau khi ông Trump nói rằng sẽ áp thêm thuế mới đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mexico vào tháng tới cho đến khi việc nhập cư bất hợp pháp dừng lại.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,63% xuống 20.601,19 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 8/2. Trong tuần, chỉ số này giảm 2,4%, và giảm 7,4% trong tháng 5.

Chỉ số Topix giảm 1,3% xuống còn 1.512,28 điểm, với 32/33 các chỉ số phụ đều giao dịch dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu ô tô giảm 3,2% và là nhóm ngành mất điểm lớn nhất thị trường với Mazda Motor Corp giảm 7,1%, Toyota Motor Co giảm 2,9%, Nissan Motor Co giảm 5,3% và Honda Motor Co giảm 4,3%.

Nguyên nhân bởi những phát biểu của ông Trump về việc áp dụng 5% đối với tất cả hàng hóa đến từ Mexico bắt đầu từ ngày 10/6 cho đến khi việc nhập cư bất hợp pháp qua biên giới phía nam bị dừng lại.

Tác của việc này đến ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản khiến các nhà đầu tư đang ngày càng lo lắng, do có rất nhiều nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô của Nhật tại Mexico.

Một số cổ phiếu tăng điểm đáng kể có Japan Display Inc, tăng 21% sau khi có thông tin các khoản vay sẽ được đảm bảo mởi một  tập đoàn Đài Loan-Trung Quốc vào tháng Sáu.

Công ty dược phẩm Ono đã tăng 3,1% sau khi công ty cho biết, sẽ mua 2,92% cổ phần của chính mình, trị giá 30 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc đã giảm, và kết thúc tháng 5 ghi nhận tháng tệ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,24% xuống 2.898,70 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip đã giảm 0,31% xuống 3.629,79 điểm.

Trong tháng, CSI300 và SSEC lần lượt giảm 7,2% và 5,8%, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2018.

Căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington trở nên tồi tệ trong tháng 5 này, sau khi ông Trump cáo buộc Trung Quốc từ bỏ các cam kết trước đó trong cuộc đàm phán thương mại và áp thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Thêm vào sự lo lắng cho thị trường, Cơ quan Thống kê Trung Quốc cho biết, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) nước này trong tháng 5 chỉ là 49,4, giảm so với 50,1 tháng trước.

PMI dưới 50 cho thấy sản xuất đang co lại. Con số này cũng thấp hơn dự báo trước đó của các nhà phân tích trong khảo sát của Reuters là 49,9 điểm.

Nhóm cổ phiếu đất hiếm là điểm sáng, khi có thể là công cụ trả đũa thương mại của Trung Quốc với Shenghe Resources Holding Co Ltd, Beijing Zhong Ke San Huan High-Tech Co Ltd và Jl Mag Rare-Earth Co Ltd tăng vọt.

Chứng khoán Hồng Kông ở mức thấp trong bốn tháng, và là tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2018, do sự sụp đổ trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và gây ra lo ngại về giảm tốc nền kinh tế.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,8% xuống 26.901,09 điểm, xuyên qua mức 27.000 điểm, được một số người coi là ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,6% xuống 10.387,17 điểm.

Trong tháng 5 này, chỉ số Hang Seng giảm 9,4%, còn HSCE giảm 10%.

Phiên hôm nay, chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,7%, ngành CNTT tăng 0,32%, tài chính giảm 0,69% và bất động sản giảm 2,02%.

Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là Sandy China Ltd, tăng 1,87%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Wharf Real Investment Company Ltd, giảm 4,55%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất phiên hôm nay là Huaneng Power International Inc tăng 2,7%, China Railway Group Ltd, tăng 2,09% và China Gas Holdings Ltd, tăng 2,02%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm China Mobile Ltd, kết thúc giảm 2,28%, China Huarong Asset Management Co Ltd, giảm 2,2% và CNOOC Ltd, giảm 2,1%.

Kết thúc phiên 31/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 341,34 điểm (-1,63%), xuống 20.601,19 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,11 điểm (-0,24%), xuống 2.898,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 213,79 điểm (-0,79%), xuống 26.901,99 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.475 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng mạnh trở lại 130.000 đồng/lượng chiều mua vào và 110.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,33 - 36,52 triệu đồng/lượng, tăng thêm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.065 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.355 - 23.475 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

“Ưu đãi lãi suất” không như quảng cáo

Do có biên lợi nhuận cao, lại có thể phân tán rủi ro, nhiều ngân hàng đang chạy đua cho vay nhỏ lẻ thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất. Tuy nhiên, các ưu đãi chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, khó có thể kéo dài bởi chi phí huy động không ngừng tăng..>> Chi tiết

Thử định giá Vinamilk theo góc nhìn của Warren Buffett

Việc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư luôn là bài toán khó, đặc biệt trong đầu tư giá trị. Chính vì thế, bài viết này chia sẻ góc nhìn định giá doanh nghiệp mà ví dụ cụ thể là Vinamilk (VNM) bằng phương pháp “Equity/Bond”..>> Chi tiết

Cổ phiếu chịu áp lực lãi suất cao

Trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành đối thủ cạnh tranh hút vốn của thị trường chứng khoán khi các thương vụ phát hành thành công tăng lên..>> Chi tiết

Lối khác cho vốn ngoại vào doanh nghiệp Việt

Giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài được coi là công cụ để hạn chế sự tham gia của khối ngoại vào một số ngành nghề đặc thù riêng. Thế nhưng, trong nhiều tình huống, nhà đầu tư chỉ muốn tham gia như một nhà đầu tư tài chính thuần túy, không tham gia vào các hoạt động quản trị, điều hành thì làm cách nào?..>> Chi tiết

Lạm phát vẫn là ẩn số

Với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm ở mức 2,74%, thì lạm phát tiếp tục là một “ẩn số” của nền kinh tế trong năm 2019..>> Chi tiết

Các thị trường mới nổi cùng chung “nỗi đau” với Trung Quốc

Các biện pháp mà nước Mỹ sử dụng để đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp Đại lục, đồng thời tạo ảnh hưởng lớn tới các thị trường mới nổi nói chung..>> Chi tiết

Tin bài liên quan