Thị trường giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp
Trong phiên sáng, các bluechip đều khởi sắc nhưng biên độ tăng khá hẹp trước tâm lý giao dịch thận trọng khiến chỉ số hạ dần độ cao về cuối phiên và chớm đỏ.
Bước sang phiên chiều, thị trường vẫn khá ảm đạm trước áp lực bán có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, do biên độ giảm không quá lớn, nhưng đủ khiến VN-Index có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.
Nhóm cổ phiếu Vin giao dịch kém khởi sắc, với VHM -1%, VIC -0,2%, VRE -1,6%, cùng một số bluechip giảm nhẹ như GAS, BVH, MWG, GMD…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HCD, HVG, MCG, CLG được kéo lên trần. Cùng với đó, FLC, DLG, ITA, HAG đảo chiều hồi phục, trong đó, FLC tăng 1,8%, khớp lệnh 8,67 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,6 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng 1,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/11: VN-Index giảm 1,54 điểm (-0,15%), xuống 1.022,49 điểm; HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,37%), lên 107,27 điểm; UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 56,73 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, 2 gã khổng lồ kinh tế của thế giới đang thực hiện một thỏa thuận sẽ đẩy lùi thuế quan thương mại trong các giai đoạn khác nhau.
Thông tin trên khiến giới đầu tư hào hứng đổ tiền vào chứng khoán, giúp phố Wall trong phiên thứ Năm tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới trong phiên thứ Năm sau khi lình xình và đóng cửa gần như không đổi trong phiên trước đó.
Tuy nhiên, đà tăng có phần bị hãm lại cuối phiên khi thông tin từ Reuters cho biết, kế hoạch rút thuế quan với hàng Trung Quốc đối mặt với sự phản đối mạnh trong nội bộ Nhà Trắng.
Kết thúc phiên 7/11, chỉ số Dow Jones tăng 182,24 điểm (+0,66%), lên 27.674,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,40 điểm (+0,27%), lên 3.085,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 23,89 điểm (+0,28%), lên 8.434,52 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ những báo cáo kết quả kinh quý vừa qua của các công ty khởi sắc, mặc dù vậy, đà tăng bị hãm lại bởi những thông tin mâu thuẫn về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 23.391,87 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng 2,37%, tuần thứ 5 liên tiếp tăng.
Topix tăng 0,27% lên 1.702,77 điểm, với tổng giá trị giao dịch đạt 3,12 nghìn tỷ Yên (28,6 tỷ USD), cao hơn 47% so với mức trung bình hàng ngày trong 3 tháng qua.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã cùng Mỹ đồng ý hủy bỏ thuế quan theo từng giai đoạn của thỏa thuận thương mại.
Mặc dù vậy, kế hoạch này dường như đã gặp phải sự phản đối của một số cố vấn Nhà trắng và không có sự rõ ràng về thời điểm và nơi thỏa thuận sẽ được ký kết.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý có Terumo tăng 13,4% và Isetan Mitsukoshi tăng 11,7% với cùng lý do công bố thu nhập tăng mạnh trong quý vừa qua.
Toyota tăng 2,2% lên mức cao nhất trong bốn năm, nhờ kế hoạch mua lại cổ phiếu. Tương tự, Kirin Holdings đã tăng 9,6% sau khi thông báo mua lại 6,8% cổ phần đang lưu hành.
Chứng khoán Trung Quốc suy yếu, sau khi Reuters đưa tin các quan chức Nhà Trắng phản đối việc đẩy lùi thuế quan đối với Bắc Kinh, qua đó, làm gia tăng sự không chắc chắn xung quanh giai đoạn đầu của một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,49% xuống 2.964,18 điểm.Chỉ số này nhích lên 0,2% so với tuần trước.
Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,47% xuống 3.973,01 điểm, nhưng tăng 0,5% trong tuần.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm, cũng bởi giới đầu tư đón nhận trong khi ngại thông tin một số quan chức Nhà Trắng không đồng ý với việc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index đã giảm 0,7% xuống 27.651,14 điểm, nhưng vẫn tăng 2,2% trong tuần.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,49% xuống 10.882,30 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, chấm dứt chuỗi 6 phiên liên tiếp tăng trước đó, và cũng bởi thông tin kế hoạch tạm thời để hủy bỏ thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc gặp phải sự phản đối từ một số quan chức Nhà Trắng.
Kết thúc phiên 8/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 61,55 điểm (+0,26%), lên 23.391,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,53 điểm (-0,49%), xuống 2.964,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 196,09 điểm (-0,70%), xuống 27.651,14 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 7,06 (-0,33%), xuống 2.137,23 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng hồi mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau đêm qua tại Mỹ giảm 21,9 USD lên 1.468,4 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã hồi nhẹ, nhưng sau đó đã yếu đà và về quanh 1.466 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 330.000 đồng/lượng chiều mua vào và 320.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,37 – 41,67 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 100.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.133 đồng, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hình thành thị trường mua bán nợ, cần thêm những đối tác bán - mua
Lâu nay, việc mua bán nợ chủ yếu diễn ra giữa các tổ chức tín dụng với VAMC, DATC, mà thiếu vắng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng với nhau, đặc biệt là chưa có sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, dẫn đến chưa thể hình thành thị trường mua bán nợ chính thức..>> Chi tiết
- Dòng margin khởi sắc theo đà tăng của chỉ sốSo với thời điểm cuối quý III/2019, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của nhiều công ty chứng khoán trong thời gian qua có xu hướng tăng, song mức tăng không đồng đều và khối công ty ngoại dần chiếm ưu thế..>> Chi tiết
- “Khoảng trống” khi VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm
Sau nhiều lần thử thách, VN-Index đã vượt qua mức 1.000 điểm lần thứ hai trong năm 2019. Tuy nhiên, sự bứt phá của chỉ số trong ngày đầu tháng 11 và một số phiên tăng điểm sau đó đang tạo ra “khoảng trống”, cần được củng cố thêm..>> Chi tiết
- Thoái vốn và IPO là điều kiện tiên quyết để thị trường chứng khoán đạt quy mô 100% GDP
Tăng nguồn cung hàng hóa trên thị trường, cụ thể là thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước,…được kỳ vọng trở thành yếu tố góp phần thúc đẩy vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 100% GDP, với ước tính Index cần tăng 35%..>> Chi tiết
- Mỹ - Trung nhất trí dỡ thuế nếu giai đoạn một của thỏa thuận thương mại được ký kết
Theo Reuters, các quan chức của cả chính quyền Washington và Bắc Kinh cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý dỡ dần thuế quan bổ sung đang áp lên hàng hóa nhập khẩu của nhau. Tuy nhiên, điều này đang gây ra sự chia rẽ trong nội Nhà Trắng..>> Chi tiết