Vn-Index lao dốc
Mở đầu tuần mới, lực bán trong cuối phiên tuần trước tiếp tục duy trì và có phần mạnh hơn đã khiến cả 2 sàn chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đắc lực của SAB, VCB, ROS và VPB, nên đà giảm được hãm lại.
Nhưng SAB và ROS nới rộng đà tăng, VIC có sắc xanh nhạt, nhưng chỉ đủ giúp VN-Index không mất ngưỡng hỗ trợ 820 điểm, chứ không thể giúp chỉ số thoát khỏi phiên giảm sâu.
Toàn bộ 7 mã ngân hàng niêm yết trên HOSE đều chìm trong sắc đỏ. VCB giảm 2,2%, BID giảm 2,34%, CTG giảm 2,57%, VPB giảm 1,21, MBB giảm 1,33%, STB giảm 2,16%, EIB mất 0,4%.
Các mã lớn khác cũng đồng loạt giảm như VNM giảm 0,34%, GAS giảm 3,68%, PLX giảm 1,42%, MSN giảm 0,88%...
ROS vẫn đi ngược thị trường khi được kéo lên mức giá gần trần với 2,6 triệu đơn vị được khớp.
SAB cũng hãm đà rơi của thị trường khi đóng cửa tăng 3,7%, với thanh khoản nhỏ giọt. VIC cũng đảo chiều tăng nhẹ 0,18%.
Nhóm cổ phiếu thị trường, FLC giữ được sắc xanh nhạt trong phiên sáng, nhưng với lực cầu khủng được tung ra trong phiên chiều, FLC đã quay đầu giảm 4,08%, với 48 triệu đơn vị được khớp.
AMD cũng có giao dịch rất sôi động trong phiên chiều. Cổ phiếu này cũng bị bán mạnh và xuống mức sàn 9.300 đồng, nhưng nhờ lực cầu đỡ giá nên đóng cửa chỉ còn giảm 6%.
HAI vẫn đóng cửa ở mức sàn với 2,93 triệu đơn vị được khớp.
Cũng lùi về mức sàn còn có OGC, HAR, CTS, CDO,PXS..
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 846.540 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 91,69 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 359.820 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,06 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 126.500 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 9,81 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/10: VN-Index giảm 6,80 điểm (-0,82%), xuống 820,04 điểm; HNX-Index giảm 1,9 điểm (-1,76%), xuống 106,24 điểm; UPCoM-Index giảm 0,6 điểm (-1,1%), xuống 53,79 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.557 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ lại lên mức kỷ lục mới trong ngày thứ Sáu, trong đó S&P 500 ghi nhận 6 tuần đi lên liên tiếp sau khi Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách mới, trong đó có kế hoạch cắt giảm thuế mà ông Donald Trump đề xuất.
Chứng khoán đã liên tục leo dốc sau cuộc bầu cử hồi tháng 11/2016 của ông Trump, một phần nhờ những cam kết của ông về cắt giảm thuế suất và nới lỏng quy định.
Vào ngày thứ Sáu, chỉ số tài chính thuộc S&P 500, vốn dự kiến sẽ được hưởng lợi từ chính sách được đề xuất của Chính quyền ông Trump, đã vọt 1,2% và là một trong những lĩnh vực có thành quả tốt nhất trong phiên.
Cổ phiếu General Electric tăng 1,1% sau khi lao dốc 6,3% trong phiên sáng. Chỉ số công nghiệp thuộc S&P 500 cũng tăng 1,1%.
Tất cả 3 chỉ số chính đồng loạt lập kỷ lục mới, qua đó nới rộng hành trình lập kỷ lục gần đây. Dow Jones đã chính thức vượt ngưỡng 23.000 điểm và vọt 2% trong tuần qua. Cũng trong tuần qua, S&P 500 tăng 0.9% và Nasdaq Composite cộng 0.4%.
Dow Jones và S&P 500 ghi nhận tuần thứ 6 tăng điểm liên tiếp, còn Nasdaq Composite cũng có tuần thứ 4 đi lên.
Kết thúc phiên 20/10, chỉ số Dow Jones tăng 165,59 điểm (+0,71%), lên 23.328,63 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,11 điểm (+0,51%), lên 2.575,21 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 23,99 điểm (+036%), lên 6.629,05 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 21 năm, và là phiên thứ 15 liên tiếp tăng nhờ đồng yên yếu sau khi liên minh của Thủ tướng Shinzo Abe giành được chiến thắng bầu cử vang dội.
Chỉ số Nikkei đã tăng 1,4% trong tuần qua, là tuần tăng thứ 6 liên tiếp và là chuỗi tăng dài nhất trong năm.
Liên minh của thủ tướng Abe dành tới 2/3 số ghế ở Hạ viện, điều này khiến giới đầu tư yên tâm rằng mô hình kinh tế "Abenomics" của ông sẽ tiếp tục, bao gồm chính sách tiền tệ nới lỏng, làm cho đồng yên suy yếu, qua đó làm lợi cho các nhà xuất khẩu.
Được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Abe và hy vọng cải cách thuế của Trump, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua, ở mức 114 yên/USD, mặc dù sau đó giảm xuống dưới mức này.
Dĩ nhiên, các cổ phiếu xuất khẩu tăng, với Tokyo Electron tăng 2,5% và Murata Manufacturing tăng thêm 1,1%.
Tuy nhiên, Toshiba giảm 1,2% sau khi cho biết họ sẽ lỗ ròng 110 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm sau, so với dự báo trước đó về lợi nhuận ròng 230 tỷ yên.
Ngành bảo hiểm cũng tăng 1,4%, với đầu tàu T & D Holdings tăng 1,5%.
Các ngân hàng cũng tăng điểm, với chỉ số ngân hàng tăng 1,1%. Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,6%.
Cổ phiếu của Kobe Steel Ltd giảm 0,1%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ nhờ sự ổn định của các cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ, mặc dù thanh khoản vẫn còn rất thấp do các nhà đầu tư chờ đợi các chính sách từ đại hội Đảng cộng sản nước này.
Các nhà hoạch tại Đại hội Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh đã gợi ý rằng họ đang xây dựng kế hoạch trao quyền tự do hơn cho cảng Thượng Hải và thúc đẩy việc xây dựng khu kinh tế đặc biệt Hùng An, dẫn đến việc mua vào cổ phiếu có thể có lợi từ hai dự án này.
Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,1%, lên mức 3.930,80 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite Index cũng tăng 0,1%.
Diễn biến ngành trái chiều vào phiên hôm nay.
Các cổ phiếu bất động sản vẫn yếu. Bộ trưởng Xây dựng Trung Quốc cho biết doanh số bán bất động sản có thể sẽ chậm lại vào quý IV nhưng giá vẫn ổn định, và nhắc lại lập trường của chính phủ rằng "nhà ở để ở, chứ không phải để đầu cơ".
Cổ phiếu hàng tiêu dùng và các công ty chăm sóc sức khoẻ đã vượt trội hơn thị trường chung.
Chỉ số theo dõi các công ty chăm sóc sức khoẻ lớn tăng 1,1% lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015, dẫn đầu là Dược phẩm Baiyunshan, sau khi công ty này công bố lợi nhuận ròng tăng trưởng.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, dẫn đầu bởi các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, giữa lúc lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, nơi mà các chính phủ kiềm chế hoạt động đầu cơ bất động sản đã làm tổn thương doanh số bán thị trường này.
Chỉ số Hang Seng giảm 0,6%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc cũng giảm 0,6%, xuống còn 11.491,07 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng về giá nhà ở Trung Quốc đã giảm dần trong tháng 9, chỉ tăng 0,2% so với tháng trước.
Chỉ số theo dõi bất động sản giảm 0,6%, trong khi khu vực tài chính giảm 0,8%.
Kết thúc phiên 23/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 239,01 điểm (+1,11%), lên 21.696,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 181,36 điểm (-0,64%), xuống 28.305,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,05 điểm (+0,06%), lên 3.380,70 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,33 - 36,55 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.465đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cơn sốt tiền ảo tăng nhiệt
Sự tăng giá chưa biết điểm dừng của đồng Bitcoin khiến giới đầu tư phát cuồng. Tại Việt Nam, cơn sốt tiền ảo chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số fintech đã bắt đầu nhắm vào phân khúc mới mẻ, nhiều tiềm năng này..>> Chi tiết
- Mua cổ phiếu quỹ, lợi ích về tay ai?
Gần 10 doanh nghiệp (DN) công bố mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ với khối lượng không nhỏ kể từ đầu tháng 10 đến nay.
Tuy nhiên, thay vì hồ hởi mua theo các công bố của DN như trước, nhà đầu tư có tâm thái bình tĩnh hơn, bởi thực tế, không phải DN nào cũng giữ chữ tín công bố là thực hiện..>> Chi tiết
- Dòng tiền không ngại rủi ro
Xu hướng trên thị trường chứng khoán toàn cầu cho thấy, dòng tiền đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và không ngại rủi ro. Một nhịp điều chỉnh nếu xảy ra là thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu..>> Chi tiết
- Chính sách mới đưa doanh nghiệp phân bón về đâu?
Nghị định 108/2017/NĐ-CP siết chặt thị trường phân bón và quyết định áp thuế tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP/MAP nhập khẩu của Bộ Công thương. Cùng với đó, đề xuất mặt hàng phân bón chịu thuế suất VAT 0% được kỳ vọng hỗ trợ khối DN phân bón..>> Chi tiết
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dự báo năm nay đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế, xã hội
“Dự báo năm nay đạt và vượt 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là thành công lớn của đất nước ta, đặt biệt là trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng..>> Chi tiết
- Dòng tiền lớn quay trở lại thị trường chứng khoán Trung Quốc
Bất động sản, đầu tư ra nước ngoài và các sản phẩm “ngân hàng trong bóng tối (shadow-banking)” đều là đối tượng chịu kiểm soát bởi các chiến dịch của giới chức Trung Quốc nhằm hạn chế rủi ro ngành tài chính trong năm vừa qua.
Vậy giới đầu tư còn lại nơi nào để đổ vốn?..>> Chi tiết