Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 26/3 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 46,75 – 47,47 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay giảm 23,1 USD xuống 1.612,9 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng đã chững lại và về quanh 1.605 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,61% xuống 100,43 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.245 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.560 - 23.720 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,49 USD (-2,00%), xuống 24,00 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,58 USD (-1,93%), xuống 29,41 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index nhích nhẹ
Áp lực chốt lời sớm khiến VN-Index mở cửa mất 10 điểm, tuy nhiên, tâm lý tích cực và trợ lực lớn đến từ nhóm cổ phiếu lớn như Vingroup, VNM, VCB, BID, SAB… giúp VN-Index tăng khá mạnh lên trên 700 điểm, bất chấp sức ép bán ra vẫn rất lớn.
Dẫu vậy, áp lực này cũng khiến chỉ số không thể bứt lên, cùng với đó là tâm lý thận trọng gia tăng nên dòng tiền vào thị trường dần hạn chế, qua đó, VN-Index bị đẩy lui trở lại và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ.
Nhóm Vingroup với VIC tăng trần, VHM +3,2%; VRE +5,8%, cùng VNM +2,2%, VCB +1,9%, SAB +4,1%, đặc biệt là sắc tím tại BVH và SBT.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, giao dịch khá hạn chế, sự nổi bật chỉ tập trung tại nhóm cổ phiếu họ FLC với mức giảm sàn đồng loạt của ROS, FLC, AMD, HAI.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,14 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 45,76 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 26/3: VN-Index tăng 3,96 điểm (+0,57%), lên 694,21 điểm;HNX-Index giảm 2,28 điểm (-2,27%), xuống 97,81 điểm; UPCoM-Index giảm 0,53 điểm (-1,06%), xuống 49 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục tăng điểm khi mở cửa phiên thứ Tư, sau đó các chỉ số nhanh chóng quay đầu giảm, nhưng cũng rất nhanh sau đó, đà tăng mạnh đã được thiết lập trở lại, kéo Dow Jones lên mốc 22.000 điểm.
Tuy nhiên, về cuối phiên, đà tăng của các chỉ số chính của phố Wall bị hãm đi một nửa, thậm chí Nasdaq còn bị đẩy xuống dưới tham chiếu khi giới đầu tư hồi hộp chờ đợi cuộc bỏ phiếu của Quốc hội về gói kích thích trị giá 2.000 tỷ USD.
Kết thúc phiên 25/3, chỉ số Dow Jones tăng 495,64 điểm (+2,39%), lên 21.200,55 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 28,23 điểm (+1,15%), lên 2.475,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 33,56 điểm (-0,45%), xuống 7.384,30 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm sâu, sau khi sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước này làm dấy lên lo ngại về những hạn chế đi lại sẽ gắt gao hơn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 4,51% xuống 18.664,60 điểm. Chỉ số Topix rộng giảm 1,78% xuống 1.399,32 điểm.
Thị trường chịu áp lực sau khi Thống đốc Tokyo vào cuối ngày thứ Tư đã yêu cầu người dân tránh các chuyến đi chơi không cần thiết cho đến ngày 12/4, cảnh báo về nguy cơ gia tăng các ca nhiễm virus corona mới ở thủ đô Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị thành lập một trụ sở đặc biệt về phòng chống dịch bệnh, một bước có thể tạo tiền đề cho việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước.
Tokyo đã báo cáo kỷ lục 41 ca nhiễm mới virus corona vào thứ Tư đưa tổng số ca nhiễm lên tới 212, trong khi tổng số trường hợp nhiễm bệnh của cả nước này khoảng 1.300 ca.
Bên cạnh đó, sự chú ý cũng dành cho cổ phiếu lớn SoftBank, giảm 9,4%, sau khi Moody’s hạ 2 bậc xếp hạng từ “Ba1” xuống mức “Ba3”.
Sau động thái này, SoftBank đã ngay lập tức cáo buộc Moody's có những quan điểm sai lệch và nhầm lẫn, dựa trên các giả định bi quan quá mức về môi trường thị trường và hiểu lầm rằng SoftBank sẽ nhanh chóng bán bớt tài sản (để tài trợ vốn cho đợt mua lại cổ phiếu sắt tới) mà không cần xem xét kỹ lưỡng.
Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh nhẹ, do giới đầu tư chốt lời sau khi thị trường đã tăng mạnh trong 2 ngày gần đây.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 2.764,91 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,66% xuống 3.689,05 điểm.
Thông tin được chú ý là Trung Quốc thong báo ngày thứ 2 liên tiếp không có nhiễm virus corona mới tại tâm dịch Hồ Bắc, nhưng các trường hợp từ bên ngoài đã tăng lên, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường kiểm soát để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh.
Chứng khoán Hồng Kông cũng chịu áp lực điều chỉnh, và một phần lo ngại báo cáo tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần của Mỹ sẽ lên mức cao kỷ lục do tình hình dịch Covid-19.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,74% xuống 23.352,34 điểm, sau khi tăng hơn 8% trong hai ngày trước đó. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,86% xuống 9,447,56 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng lùi bước, khi giới nhà đầu tư chọn cách bán chốt lời, trước khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ được công bố.
Kết thúc phiên 26/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 882,03 điểm (-4,51%), xuống 18.664,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,68 điểm (-0,60%), xuống 2.764,91 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 174,85 điểm (-0,74%), xuống 23.352,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,52 điểm (-1,09%), xuống 1.686,24 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Đại hội cổ đông và chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng chậm lại vì dịch bệnh
Thực hiện chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19, hội đồng quản trị các ngân hàng vừa đưa ra quyết định hoãn đại hội cổ đông theo lịch đã công bố trước đó..>> Chi tiết
- Cơ hội thời “tiền mặt là vua”
Hiện tại, hơn 60% mã cổ phiếu trên 3 sàn giao dịch có giá dưới giá trị sổ sách và hàng chục mã được chào bán với giá thấp hơn lượng tiền mặt ròng của doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Cửa kiếm tiền qua quỹ trái phiếu
Trong bối cảnh “giặc Covid-19” hoành hành khắp toàn cầu, các kênh đầu tư có khả năng sinh lời trở nên hiếm hoi. Quỹ đầu tư trái phiếu vẫn đang mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhưng cần xem xét kỹ danh mục của quỹ..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp đại chúng cần chủ động họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến
Trường hợp doanh nghiệp (DN) tổ chức đại hội trực tiếp như mọi năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) yêu cầu DN cần chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho cổ đông tham dự..>> Chi tiết
- Mỹ dự chi gói kích thích 2.000 tỷ USD vào những việc gì?
Các nhà lập pháp Mỹ và chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa đạt được thỏa thuận về gói kích thích trị giá khoảng 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước cú sốc đại dịch Covid-19..>> Chi tiết