Thị trường tài chính 24h: Hoảng loạn, khắp nơi bán tháo

Thị trường tài chính 24h: Hoảng loạn, khắp nơi bán tháo

(ĐTCK) VN-Index có phiên bị bán tháo ồ ạt, mất 56 điểm; Chưa có cơ chế chính thức, ngân hàng vẫn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp; Giới đầu tư chứng khoán bấn loạn vì Covid-19; Cái lý riêng của “cổ phiếu vua“; Tháng 3, chứng khoán chưa kết thúc quá trình dò đáy; Chứng khoán châu Á hoảng loạn vì dịch bệnh và giá dầu; Ả Rập Xê út “bắn đại bác” khai chiến trên thị trường dầu mỏ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 9/3 tăng 450.000 đồng/lượng chiều mua vào và 550.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 100.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giữ nguyên chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 47,15 – 47,87 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 1.3 USD lên 1.673,1 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã có thời điểm vọt lên 1.700 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về gần 1.680 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,93% xuống 95,06 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.195 đồng, giảm 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.1`0 - 23.250 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 9,18 USD (-22,24%), xuống 32,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 9,69 USD (-21,40%), xuống 35,58 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index có phiên giảm sâu nhất trong 19 năm

Thị trường đỏ lửa ngay khi mở cửa, và tiếp nối đà giảm trong phiên chiều khiến VN-Index đóng cửa có phiên "thảm họa" mất đi gần 56 điểm. Trong nhóm VN30 có tới 23 mã nằm sàn, trong đó hầu hết các mã vốn hóa lớn đều giảm hết biên độ như VNM, VHM, VIC, BID, CTG, GAS…

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã cũng đua nhau giảm sàn như FLC, DLG, ITA, HQC, DXG, HAG, HDG…

Tuy nhiên, AMD vẫn giữ sắc tím với khối lượng khớp lệnh 20,64 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường và dư mua trần hơn 4,9 triệu đơn vị

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,11 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 227,24 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/3: VN-Index giảm 55,95 điểm (-6,28%) xuống 835,49 điểm; HNX-Index giảm 7,31 điểm (-6,43%), xuống 106,34 điểm; UPCoM-Index giảm 2,97 điểm (-5,37%), về 52,44 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall suy giảm trong ngày thứ Sáu khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 0,7% lần đầu tiên.

Nhà đầu tư tiếp tục tìm đến các tài sản an toàn hơn trong bối cảnh lo ngại dịch COVID-19 sẽ làm phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và đưa nền kinh tế rơi vào suy thoái. Một tài sản trú ẩn an toàn khác, vàng, đã chứng kiến tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày thứ Sáu đã ký một dự luật chi tiêu mạnh trị giá 8,3 tỷ USD để hỗ trợ các nỗ lực phòng ngừa và nghiên cứu nhằm nhanh chóng sản xuất ra vắc-xin cho dịch bệnh này.

Kết thúc phiên 6/3chỉ số Dow Jones giảm 256,0 điểm (-0,98%), xuống 25.864,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 51,57 điểm (-1,71%), xuống 2.972,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 162,97 điểm (-1,86%), xuống 8.575,62 điểm.

Chứng khoán châu Á đồng loạt bị bán tháo bởi dịch bệnh và giá dầu

Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng, do lo ngại về sự gia tăng lây nhiễm của dịch Covid-19 có thể phá vỡ nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu cùng đà lao dốc của giá dầu thô.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 5,1% xuống 19,473.07 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1/2019, và đánh dấu phiên tệ nhất kể từ 24/6/2016.

Chỉ số Topix giảm 5,6% xuống 1.388,97 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11/11/2016.

Các nhà máy lọc dầu và kinh doanh xăng dầu bị bán tháo, sau Ả Rập Saudi có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô với JXTG Holdings Inc và Idemitsu Kosan Co Ltd lần lượt giảm 8,2% và 6,6%. Còn Mitsui & Co và Itochu Corp giảm 6,9% và 5,6%/

Lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 0,5% đã kéo nhóm cổ phiếu tài chính Nhật Bản giảm điểm nghiêm trọng với Mitsubishi UFJ giảm 11,3% và Tập đoàn tài chính Mizuho giảm 13,1%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng lao dốc mạnh, do lo ngại về tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên trầm trọng hơn do sự sụp đổ của giá dầu.

Đóng của, Shanghai Composite giảm 3,01% xuống 2.943,29 điểm. Chỉ số CSI300 giảm 3,42% xuống 3.997,13 điểm.

Áp lực bán tháo từ dịch bệnh và giá dầu thô đã khiến giới đầu tư nước ngoài bán ròng các cổ phiếu hạng A trị giá hơn 12 tỷ nhân dân tệ (1,73 tỷ USD) thông qua chương trình kết nối chứng khoán Đại lục và Hồng Kông.

Tuy nhiên, thiệt hại được hạn chế so với các thị trường khác, nhờ số lượng các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tại Trung Quốc giảm và kỳ vọng về sự hỗ trợ chính sách của Bắc Kinh để củng cố nền kinh tế.

Các nhà phân tích cũng lập luận một đồng nhân dân tệ vững chắc và mức chênh lệch lãi suất cao trong lịch sử giữa Trung Quốc và Mỹ có thể giúp tăng cường sức hấp dẫn của thị trường vốn tại Trung Quốc.

Chứng khoán Hồng Kông mất hơn 4%, mức giảm mạnh trong hơn 2 năm, cũng bởi lo ngại gia tăng về tác động kinh tế của dịch Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 4,23% xuống 25.040,46 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 4,52% xuống 9.984,44 điểm.

Cổ phiếu ngành năng lượng giảm sâu với chỉ số theo dõi mất 10,9%, phiên tệ nhất kể từ cuối năm 2008, sau khi Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ nâng sản lượng khai thác dầu.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng lao dốc, giảm hơn 4% khi các nhà đầu tư đổ xô đến các tài sản trú ẩn an toàn vì lo ngại về sự bùng phát Covid-19 và giá dầu giảm mạnh hơn 30%.

Kết thúc phiên 9/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1.050,99 điểm (-5,07%), xuống 19.698,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 91,22 điểm (-3,01%), xuống 2.943,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1.106,21 điểm (-4,23%), xuống 25.040,46 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 85,45 điểm (-4,19%), xuống 1.954,77 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Chưa có cơ chế chính thức, ngân hàng vẫn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng đang chờ văn bản hướng dẫn chi tiết trong dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19..>> Chi tiết

Giới đầu tư chứng khoán bấn loạn vì Covid-19

Giới đầu tư đang quay cuồng trước sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán, không chỉ là phiên lao dốc sáng nay của chứng khoán Việt Nam mà tình trạng này cũng diễn ra trên toàn cầu..>> Chi tiết

Cái lý riêng của “cổ phiếu vua“

Trong bối cảnh các cổ phiếu của nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 như hàng không, dệt may, thuỷ sản, dịch vụ du lịch - khách sạn… đồng loạt giảm mạnh, thì nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến tích cực và là bệ đỡ chính giúp thị trường không giảm sâu..>> Chi tiết

Tháng 3, chứng khoán chưa kết thúc quá trình dò đáy

Tuần qua (2/3-6/3), chỉ số VN-Index hồi phục 9,25 điểm (+1%) sau ba tuần giảm điểm liên tiếp. Dù vậy, thị trường vẫn loay hoay trong việc dò đáy hay thoát đáy..>> Chi tiết

Ả Rập Xê út “bắn đại bác” khai chiến trên thị trường dầu mỏ

Vương quốc dầu mỏ quyết định nâng cao sản lượng lên mức trên 10 triệu thùng/ngày trong tháng tới, mở đầu cuộc chiến trên thị trường dầu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan