Thị trường vàng, dầu thô và ngoại tệ
Giá vàng thế giới giao ngay sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 23,6 USD lên 1.552,3 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục tăng, và lên trên 1.576 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 980.000 đồng/lượng chiều mua vào và 1,05 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 43,95 – 44,47 triệu đồng/lượng, tăng thêm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,26% xuống 96,83 điểm vào cuối phiên châu Á.
Chỉ số đồng yên Nhật, vốn được coi là nơi trú ẩn tài sản đã nhích lên trên 108 JYP/USD.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay được công bố ở mức 23.167 đồng, tăng 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.230 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,68 USD (+1,08%), lên 63,73 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,83 USD (1,31%), lên 69,47 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Bluechip nhấn chìm thị trường
Ảnh hưởng từ chứng khoán thế giới đã khiến VN-Index thủng mốc 960 điểm khá nhanh khi mở cửa. Tuy nhiên, nhóm dầu khí khởi sắc theo đà tăng của giá dầu thế giới đã đưa VN-Index trở lại mốc điểm trên.
Bước sang phiên chiều, thị trường giao dịch ảm đạm và áp lực bán c gia tăng và lan rộng về cuối phiên khiến VN-Index đóng cửa tại mức trên 955 điểm.
Hầu hết các mã giảm trong nhóm VN30 nới rộng biên độ giảm với VHM -2,1%, VCB -2,7%, BID -1,9%, TCB -2,5%, BVH -1,5%, MSN -1,6%, VRE -2,7%; đặc biệt ROS nằm sàn -6,9%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC lùi sâu khi -6,3%, AMD, HAI, ASM, HQC, FIT… nới rộng biên độ giảm. Trong khi DLG +6,3%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2,86 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng 25,3 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/1: N-Index giảm 9,35 điểm (-0,97%), xuống 955,79 điểm; HNX-Index giảm 1,16 điểm (-1,13%), xuống 101,23 điểm; UpCoM-Index giảm 0,77 điểm (-1,36%) xuống 55,88 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall phiên ngày 3/1 giảm khá mạnh sau khi nhận tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh không kích giết thiếu tướng Qassem Soleimani tại gần Sân bay quốc tế Baghdaq của Iraq.
Vụ không kích này đã làm rung chuyển Trung Đông, gây lo ngại khắp khu vực và cả giới đầu tư toàn cầu, trong đó có giới đầu tư trên thị trường phố Wall.
Trong tuần, Dow Jones giảm 0,04%, S&P 500 giảm 0,16%, còn Nasdaq tăng 0,16%.
Kết thúc phiên 3/1, chỉ số Dow Jones giảm 233,92 điểm (-0,81%), xuống 28.634,88 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23 điểm (-0,71%), xuống 3.234,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 71,58 điểm (-0,79%), xuống 9.020,77 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản bị bán tháo ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2020 do ngại xung đột quân sự Mỹ-Iran.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,91% xuống 23.204,86 điểm. Topix mất 1,39% xuống.697,49 điểm.
Những lo ngại về sự leo thang hơn nữa căng thẳng ở Trung Đông đã tác động đến nhóm cổ phiếu vận tải biển và các hãng hàng không với chỉ số phụ theo dõi lần lượt giảm 3,5% và 2,8%.
Hai cổ phiếu lớn là SoftBank và Fast Retailing cũng góp thêm phần nhấn chìm thị trường khi giảm 3,9% và 3%.
Bên cạnh đó, đồng yên – vốn được coi như một kênh trú ẩn đã tăng giá mạnh khiến nhóm cổ phiếu xuất khẩu chịu thiệt hại lớn với Honda Motor giảm 3% và Toyota Motor Corp mất 1,9%.
Ở chiều ngược lại, giá dầu thô tăng đột biến đã giúp các công ty dầu mỏ ngược dòng thị trường, với chỉ số sản xuất dầu tăng 2,9%. Trong đó, Inpex tăng 4,1%, còn JXTG tăng 3,4%.
Nissan Motor giảm 1,7% xuống mức thấp nhất trong 8 năm, do chịu ảnh hưởng từ cuộc đào thoát kịch tính của cựu Chủ tịch Carlos Ghosn khỏi Nhật Bản.
Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều xuống tham chiếu vào những phút cuối phiên, khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông làm buộc các nhà đầu tư bỏ qua các tín hiệu tích cực như tiến trình đàm phán thương mại Trung Quốc-Mỹ hay các chính sách hỗ trợ Bắc Kinh.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,01% xuống 3.083,41 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,38% xuống 4.129,30 điểm.
Trên thị trường, nhóm cổ phiếu năng lượng cũng được hỗ trợ từ giá dầu thô với chỉ số phụ tăng 2,7% với PetroChina tăng tới 5,5%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm cùng với nhiều thị trường châu Á, khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông thúc đẩy sự không chắc chắn về chính trị và đẩy dòng tiền tìm đến với tài sản trú ẩn an toàn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,79% xuống 28.226,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,78% xuống 11.165,41 điểm.
Gần như tất cả các ngành nghề đều giảm điểm, ngoại trừ cổ phiếu năng lượng tăng 2,1% nhờ giá dầu thô tăng bởi lo ngại gián đoạn nguồn cung do căng thẳng chính trị tại Trung Đông.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng thoát khỏi ảnh hưởng từ tình hình địa chính trị tại Trung Đông.
Kết thúc phiên 6/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 451,76 điểm (-1,91%), xuống 23.204,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,38 điểm (-0,01%), xuống 3.083,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 225,31 điểm (-0,79%), xuống 28.226,19 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 21,39 điểm (-0,98%), xuống 2.155,07 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hàn Quốc muốn có thêm giấy phép ngân hàng tại Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham) đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép cho ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt đang rẻ hơn khu vựcThị trường chứng khoán năm 2019 được coi là một năm thất bát với nhiều nhà đầu tư, nhưng ở góc độ vĩ mô, các doanh nghiệp vẫn gặt hái được thành công từ thị trường chứng khoán khi số vốn huy động trên thị trường tiếp tục tăng..>> Chi tiết
- Chứng khoán phái sinh: Cơ hội canh mua
Sau những nhịp hồi phục liên tiếp thì sự chững lại của chỉ số là diễn biến cần thiết. Ngoại trừ những tin tức liên quan đến tình hình địa chính trị trên thế giới khó kiểm soát thì những góc nhìn khác đều khả quan. Do vậy, xu hướng hồi phục của thị trường chung nhiều khả năng sẽ được duy trì..>> Chi tiết
- Cổ phiếu VRC lao dốc, SHS nguy cơ lỗ nặng?
Cú đảo chiều bất ngờ của cổ phiếu CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC - HOSE) sau thời gian tăng nóng gây chú ý cho thị trường..>> Chi tiết
- Cựu CEO đào tẩu, nhưng Nissan không thể trốn chạy
Carlos Ghosn - cựu CEO Nissan vừa thực hiện “nhiệm vụ bất khả thi” khi trốn thoát khỏi Nhật Bản, tuy nhiên, Nissan thì không thể trốn chạy khỏi những vấn đề hiện tại..>> Chi tiết