Chuyển động thị trường:
- TTCK Việt Nam hai sàn tăng giảm trái chiều: VN-Index có phiên điều chỉnh thứ 2 liên tiếp trong khi HNX-Index duy trì được đà tăng khá vững. Áp lực giảm mạnh từ mã trụ, đặc biệt từ VCB – mã hiện có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, và MSN đã nhấn chìm đà tăng của nhóm cổ phiếu dầu khí, chứng khoán và bất động sản. Theo đó, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,41 điểm (-0,42%) xuống 567,9 điểm; HNX-Index tăng 0,82 điểm (+0,98%) lên 83,95 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn giữ ở mức khá cao, đạt hơn 2.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó, có sự đóng góp đáng kể từ giao dịch đột biến hơn 28 triệu cổ phiếu CII, trị giá gần 600 tỷ đồng.
>> Phiên giao dịch chiều 3/6: Sức ép từ "ông lớn"
- Cũng liên quan đến câu chuyện trên sàn, cổ phiếu SHN của CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội có lẽ là tâm điểm bàn luận trên nhiều diễn đàn chứng khoán trong những ngày qua. Cổ phiếu này đã tăng phi mã từ mức 2.900 đồng/cp ngày 15/4 tăng lên 13.000 đồng (kết thúc phiên giao dịch ngày 3/6).
Trong khi công ty thường xuyên thua lỗ, vốn chủ sở hữu của SHN tại ngày 31/3/2015 chỉ còn 22,897 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản của Công ty gần như toàn bộ là những khoản phải thu chưa biết ngày lấy được tiền về, mà giá trị lớn nhất là khoản cho vay CTCP Beta BQP 237,7 tỷ đồng, phải thu Công ty TNHH Dubai Capital 53,87 tỷ đồng.
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần chưa tới 800 đồng. Vậy điều gì tạo nên sức hấp dẫn cho SHN? Có lẽ nhà đầu tư kỳ vọng SHN sẽ có chuyển biến trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới khi công ty thực hiện tái cấu trúc. Chia sẻ với ĐTCK mới đây, Chủ tịch SHN cho biết, trong tuần tới, Công ty sẽ công bố danh tính đối tác cũng như nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp.
>> SHN "làm giá" với chiêu mập mờ tái cấu trúc?
>> Chủ tịch SHN: Tuần tới sẽ công bố danh tính đối tác tái cấu trúc
-Năm 2015, thị trường bất động sản được nhìn nhận sẽ ấm dần với nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ. Kéo theo đó nhóm cổ phiếu của ngành này cũng được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội khởi sắc sau những nhóm cổ phiếu dẫn dắt khác như dầu khí, ngân hàng…
Tuy nhiên, trong số gần trăm mã cổ phiếu bất động sản đang niêm yết trên sàn, không phải mã nào cũng là cơ hội đầu tư tối ưu trong giai đoạn này. Cổ phiếu của các công ty bất động sản có doanh thu ổn định, giữ vững tăng trưởng và vượt qua giai đoạn khó khăn mới có tiềm tăng tăng mạnh. Vậy đâu là những điểm đến của dòng tiền đâu tư? Xem chi tiết
- Bản tin tài chính kinh doanh trưa 3/6/2015:
- Trên TTCK thế giới.
+ Chứng khoán Mỹ giảm điểm: Chứng khoán phố Wall tiếp tục có phiên giao dịch giằng co trước những thông tin kinh tế trái chiều. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 28,43 điểm (-0,16%), xuống 18.011,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,13 điểm (-0,10%), xuống 2.109,60 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,40 điểm (-0,13%), xuống 5.076,52 điểm.
Hiện giới đầu tư đang tập trung vào các báo cáo kinh tế lớn của Mỹ trong tuần, trong đó quan trọng nhất là báo cáo việc làm sẽ được công bố vào thứ Sáu.
>> Chứng khoán vẫn lình xình, vàng, dầu tăng trở lại
+ Chứng khoán châu Á: Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei trên TTCK Nhật Bản giảm 69,68 điểm (-0,34%) xuống 20.473,51 điểm; chỉ số Hang Seng Index trên TTCK Hồng Kong tăng 190,75 điểm (+0,69%) lên 27.657,47 điểm; chỉ số Shanghai Composite Index 0,55 điểm (-0,01%) xuống 4.909,98 điểm.
- Giá vàng SJC tăng 20.000 đồng/lượng: giá vàng trong nước vẫn dao động trong biên độ hẹp. Đến cuối ngày hôm nay, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 34,87 – 34,93 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua.
- Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND tiếp tục được giữ ổn định. Tại Vietcombank, tỷ giá được niêm yết ở mức 21.780 – 21.840 đồng; tại Techcombank là 21.760 – 21.850 đồng/USD.
- Thị trường trái phiếu thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội hôm nay có tổng cộng 14 triệu trái phiếu, trị giá 1.456 tỷ đồng được giao dịch.