Thị trường tài chính 24h: Chờ sóng kết quả kinh doanh quý II

Thị trường tài chính 24h: Chờ sóng kết quả kinh doanh quý II

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Lãi suất 0% là phi thực tiễn; Cổ phiếu bất động sản công nghiệp lưỡng lự sóng mới; Đón sóng kết quả kinh doanh quý II; Vật vờ cổ phiếu “xác sống” trên sàn; Chứng khoán châu Á phần lớn biến động nhẹ; Chủ tịch Fed: Lạm phát kiểu những năm 1970 tại Mỹ sẽ rất khó xảy ra lần nữa…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/6 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,55 – 57,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,6 USD xuống 1.778,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.780 USD/ounce và rung lắc nhẹ cho cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,24% lên 91,75 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.191 đồng, tăng 7 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,56 USD (+0,77%), lên 73,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent ) tăng 0,67 USD (+0,90%), lên 75,48 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua có thời điểm giảm thủng mốc tâm lý 30.000 USD đã dần hồi phục sau đó và sang hôm nay tiếp tục nhích lên quanh 34.000 USD/BTC, nhưng sau đó đã chững lại và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index điều chỉnh nhẹ, nhưng thanh khoản tiếp tục ở mức thấp

Trong phiên sáng, sau những phút đầu tiến tới chinh phục mốc 1.390 điểm nhưng bất thành, VN-Index đã yếu dần sau đó về dưới tham chiếu.

Bước vào phiên chiều, giao dịch chủ yếu của thị trường là giằng co ở vùng giá thấp quanh 1.375 điểm, khi nhóm bluechip phần lớn nhuốm sắc đỏ và được bù đắp bởi một số mã lớn ngân hàng như VCB, VPB.

Một điểm đáng chú ý là thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm trong phiên hôm nay, xuống mức thấp nhất hơn 1 tháng.

Trong nhóm ngân hàng, VPB tăng tốt nhất +4,5%, VCB +2%, CTG +1,5% là lực đỡ chính cho thị trường.

Nhóm cổ phiếu thị trường giảm mạnh với FLC -5,8%, HQC -4,3%, AAA -2,6%, HNG -3,1%, DLG - 6,1%. LCG, TTF, HHS, LDG... giảm từ hơn 2% đến hơn 3%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,13 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 147,35 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/6: VN-Index giảm 3,1 điểm (-0,22%), xuống 1.376,87 điểm; HNX-Index giảm 1,29 điểm (-0,41%), xuống 315,8 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,21%), xuống 89,91 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall kéo đà tăng điểm trong phiên thứ Ba (22/6), trong đó trọng tâm là nhóm cổ phiếu công nghệ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ đã tái khẳng định, quan điểm của ngân hàng trung ương Mỹ là khuyến khích sự phục hồi “sâu rộng” của thị trường việc làm và không tăng lãi suất quá nhanh chỉ vì lo ngại lạm phát sắp tới.

Trong phiên, nhóm cổ phiếu giá trị, được cho là hưởng lợi từ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, đã dẫn dắt thị trường phiên đêm qua.

Microsoft tăng 1,1%, nâng giá trị vốn hóa thị trường của gã khổng lồ công nghệ lần đầu tiên đạt mức 2.000 tỷ USD, trong khi Apple, Facebook và Amazon cũng tăng hơn 1%.

Kết thúc phiên 22/6, chỉ số Dow Jones tăng 68,61 điểm (+0,20%), lên 33.935,58 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,65 điểm (+0,51%), lên 4.246,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 111,79 điểm (+0,79%), lên 14.253,27 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm nhẹ, khi mức tăng của các cổ phiếu lớn liên quan đến chip đã bù đắp gần hết cho đà sụt giảm ở nhóm cổ phiếu dược phẩm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,03% xuống 28.874,89 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,53% xuống 1.949,14 điểm.

Các công ty liên quan đến chip như Tokyo Electron và Advantest lần lượt tăng 0,89% và 1,9% đã bù đắp cho ngành dược phẩm, trong đó, do Eisai Co bị kéo xuống, giảm 5,04%.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là Nitori Holdings, tăng 5,28% sau khi truyền thông địa phương đưa tin, Công ty đồ nội thất này sẽ công bố lợi nhuận hoạt động kỷ lục trong 6 tháng đầu năm.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ nhóm cổ phiếu ô tô thúc đẩy, cùng tâm lý nhà đầu tư được trấn an, sau khi Fed cho biết sẽ không vội tăng lãi suất.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,25% lên 3.566,22 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,49% lên 5.147,39 điểm.

Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ ngành kim loại màu, tăng 1,68% với ngành con là than tăng 3,48%. Giá than cốc giao kỳ hạn của Trung Quốc tăng hơn 5% trong hôm nay, kéo dài mức tăng sang phiên thứ hai liên tiếp, do lo ngại về nguồn cung thiết hụt, khi việc kiểm tra an toàn của các nhà chức trách đã khiến một số mỏ nhỏ phải tạm dừng sản xuất.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô tăng mạnh với Liaoning SG Automotive Group Co Ltd và Anui Jianghuai Automobile Group Corp Ltd đều tối đa 10%.

Chứng khoán Hồng Kông có phiên tăng mạnh nhất trong gần ba tháng, với mức sự khởi sắc ở nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi Chủ tịch Fed cho biết rằng, sẽ không vội tăng lãi suất.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,79%, lên 28.817,07 điểm, mức tăng trong một phiên tốt nhất kể từ ngày 01/4. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,95% lên 10.673,91.

Chỉ số phụ của theo dõi ngành năng lượng tăng 1,1%, ngành lĩnh vực CNTT tăng 2,62%, tài chính tăng 1,43% và bất động sản tăng 1,04%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng với sự hứng khởi từ đà tăng mạnh của gã khổng lồ internet Naver và Kakao.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,38% lên 3.276,19 điểm.

Cổ phiếu lớn Naver và công ty sở hữu ứng dụng nhắn tin di động Kakao lần lượt tăng 8,31% và 6,6%, dẫn đầu mức tăng trên sàn nhờ ảnh hưởng tích cực của chỉ số Nasdaq đêm qua trên phố Wall.

Kết thúc phiên 23/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 9,24 điểm (-0,03%), xuống 28.874,89 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,81 điểm (+0,25%), lên 3.566,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 507,31 điểm (+1,79%), lên 28.817,07 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 12,31 điểm (+0,38%), lên 3.277,19 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất 0% là phi thực tiễn

Giả sử chúng ta áp dụng lãi suất bằng 0% trong khi lạm phát khoảng 3,5%, với mức độ làm phát như vậy thì người gửi tiền nhận lãi suất thực -3,5%..>> Chi tiết

- Cổ phiếu bất động sản công nghiệp lưỡng lự sóng mới

Giá thuê đất thiết lập mặt bằng mới và tạm neo ở mức giá cao hay còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, làm bệ đỡ cho triển vọng giá cổ phiếu là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra..>> Chi tiết

- Đón sóng kết quả kinh doanh quý II

Kết quả kinh doanh quý thường tạo sóng cho giá cổ phiếu và quý II/2021 nhiều khả năng cũng vậy, nhưng sóng có thể xuất hiện trước trên cơ sở kỳ vọng của nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Vật vờ cổ phiếu “xác sống” trên sàn

Vật vờ như “xác sống” với kỳ vọng về phương án tái cơ cấu, cổ phiếu AVF của Việt An vẫn tồn tại trên sàn và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch..>> Chi tiết

- Chủ tịch Fed: Lạm phát kiểu những năm 1970 tại Mỹ sẽ rất khó xảy ra lần nữa

Hôm thứ Ba (22/6), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell thừa nhận rằng áp lực lạm phát đã mạnh hơn và dai dẳng hơn những gì ông dự đoán, nhưng vẫn không sánh bằng với một số giai đoạn tồi tệ nhất mà Mỹ từng chứng kiến ​​trong lịch sử..>> Chi tiết

Tin bài liên quan