Chứng khoán trong nước diễn biến nhàm chán
Mặc dù thị trường đã đảo chiều hồi phục nhưng với phần lớn bluechip chỉ tăng trong biên độ tăng hẹp nên VN-Index chỉ nhúc nhắc quanh ngưỡng 990 điểm trong suốt cả phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, tiền tham gia khá yếu, VN-Index đã dần thu hẹp đà tăng và quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng.
Dòng bank đóng vai trò là lực hãm chính với BID -1,7%, CTG -1,4%, VCB, MBB, STB, VPB đều giảm nhẹ.
VNM đóng vai trò là trụ đỡ chính hãm đà giảm sâu của thị trường khi +1,1%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC vẫn là điểm nóng khi có tới hơn 14,1 triệu cổ phiếu dư mua trần.
Nhiều mã vừa và nhỏ khác như HAX, FIT, FTM, KMR… cũng kết phiên trong sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 327.100 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 42,79 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 18/10: VN-Index giảm 0,62 điểm (-0,06%), xuống 989,2 điểm; HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,55%), xuống 105,48 điểm; UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%), xuống 56,46 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi sắc vào ngày thứ Năm sau kết quả lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty như Netflix và Morgan Stanley. Cùng với thông tin Liên minh châu Âu (EU) và Anh đạt được một thỏa thuận Brexit,
Cổ phiếu Netflix vọt 2,5% sau khi công bố lợi nhuận vượt qua dự báo của các nhà phân tích. Netflix cho biết số thuê bao đăng ký quốc tế đã tăng mạnh hơn dự kiến, qua đó bù đắp sự sụt giảm của số thuê bao đăng ký nội địa.
Morgan Stanley cũng nhận được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh quý III, và tăng 1%. Kết quả tích cực đến từ doanh thu tư vấn và giao dịch tốt.
Kết thúc phiên 17/10, chỉ số Dow Jones tăng 23,9 điểm (+0,09%), lên 27.025,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,26 điểm (+0,28%), lên 2.997,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,67 điểm (+0,40%), lên 8.156,85 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản leo lên mức cao nhất trong 10 tháng, sau khi các công ty công nghệ cao nhảy vọt nhờ thông tin đến từ TSMC.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18% lên 22.492,68 điểm. Trong tuần, Nikkei đã tăng 3,18%. Topix giảm 0,13% xuống 1.621,99 điểm.
Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu đà tăng sau Công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC dự báo doanh thu quý IV tăng gần 10% do nhu cầu tăng nhanh đối với chip di động.
Theo đó, các cổ phiếu cùng ngành của Nhật tăng vọt với Screen Holdings tăng 7,9% và Sumco tăng 4,3%.
Trái lại, nhóm cổ phiếu phòng thủ giảm mạnh nhất với NH Food mất 2,4%, hãng Shiseido giảm 3,1% và Keisei Electric Railway giảm 2,1%.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong một tháng, sau khi dữ liệu GDP quý III cho thấy mức tăng trưởng thấp nhất trong 27 năm trở lại đây.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,32% xuống 2.938,14 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,42% xuống 3.869,38 điểm.
Trong tuần, CSI300 mất 1,1%, còn SSEC giảm 1,2%.
GDP quý III của Trung Quốc tăng 6% so với năm ngoái, mức thấp nhất hơn 27 năm do nhu cầu trong và ngoài nước đi xuống giữa chiến tranh thương mại.
Xuất khẩu được cho là không thể hồi phục và áp lực giảm đối với nền kinh có thể sẽ còn tiếp diễn với tăng trưởng kinh tế quý IV báo sẽ chỉ còn 5,9%, nhà kinh tế Nie Wen của Nie Wen nhận định.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, sau dữ liệu tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc giảm tốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,48% xuống 26.719,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,45% xuống 10.540,04.
Trong tuần, HSI tăng 1,6%, còn HSCE tăng 0,8%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,83% xuống 2.060,69 điểm, do dữ liệu tăng trưởng yếu của Trung Quốc đã làm giảm đi sự lạc quan đến từ Brexit tiến triển.
Kết thúc phiên 18/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 40,82 điểm (+0,18%), lên 22.492,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 39,19 điểm (-1,32%), xuống 2.938,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 128,91 điểm (-0,48%), xuống 26.719,58 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng chững lại. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 1,5 USD lên 1.491,5 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục thoái lui về về gần 1.489 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,48 – 41,77 triệu đồng/lượng, không đổi so với với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.154 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145- 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- M&A ngân hàng dự báo sẽ sôi động
Tỷ lệ sở hữu hạn chế, cơ chế kiểm soát cổ đông ngoại chặt chẽ…, nhưng ngành ngân hàng Việt chưa từng kém sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, hoạt động M&A lĩnh vực này tiếp tục được dự báo sôi động trong thời gian tới..>> Chi tiết
- Lo sốt vó vì margin
Tổng giám đốc một doanh nghiệp niêm yết 2 ngày nay chạy đôn chạy đáo, lo sốt vó vì công ty chứng khoán sau “hiệu ứng FTM” (cổ phiếu FTM bị cắt margin do có dấu hiệu bị làm giá) đã rà soát lại toàn bộ danh mục cho vay ký quỹ (margin) và thực hiện thông báo cắt margin đối với một số mã cổ phiếu..>> Chi tiết
- Điểm mặt cổ phiếu cổ tức cao, thị giá thấp
Trong đầu tư chứng khoán, các công ty có cổ tức cao nhưng thị giá thấp có thể là sự lựa chọn tuyệt vời theo nguyên lý “mua công ty tốt với giá rẻ”..>> Chi tiết
- Chứng khoán Fintech trong thời đại số
Fintech đang là cụm từ được nhắc đến nhiều trong ngành tài chính thế giới. Tại Việt Nam, đã có công ty chứng khoán đi theo hướng áp dụng công nghệ tài chính hiện đại trong hoạt động của mình..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp bán lẻ không dễ kiếm tiền
Bán lẻ với mô hình cửa hàng tiện lợi dù có triển vọng phát triển nhưng không dễ kiếm tiền như kỳ vọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn và trường vốn để trụ lại trong giai đoạn đầu kinh doanh khó khăn..>> Chi tiết
- SoftBank bơm thêm tiền, WeWork liệu sống sót?
Chỉ cách đây 6 tuần, WeWork vẫn còn là gã khổng lồ ngành dịch vụ chia sẻ không gian làm việc chuẩn bị tiến hành IPO với giá trị 47 tỷ USD..>> Chi tiết