Thị trường tài chính 24h: Chờ các quỹ đảo danh mục

Thị trường tài chính 24h: Chờ các quỹ đảo danh mục

(ĐTCK) Giá vàng giảm sâu; VN-Index đảo chiều hồi phục; Lo lợi nhuận giảm, ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu; Chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 300.000 tỷ đồng vốn hóa từ đầu năm Canh Tý;  Quỹ ETF đảo danh mục quý I: Sẽ nhộn nhịp bán - mua; Bài toán kinh doanh 2020 “cân não” doanh nghiệp; Chứng khoán châu Á nhìn chung có sự tích cực trở lại; Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc “lâm bệnh” thời Covid-19...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 25/2 giảm 1 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội giảm thêm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và 600.000 đồng/lượng chiều bán, hiện niêm yết tại mức 46,50 – 47,42 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 16,4 USD lên 1.659,4 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã lao dốc khá mạnh xuống quanh 1.536 USD/ounce, trước khi bật trở lại mức 1.655 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,07% xuống 99,29 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.245 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.185 - 23.325 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,24 USD (-0,47%), xuống 51,19 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,21 USD (-0,38%), xuống 55,56 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhận được trợ lực lớn từ nhóm ngân hàng

Sự khởi sắc của nhóm ngân hàng với đầu tàu CTG  đã tạo động lực tâm lớn đến thị trường trong phiên chiều, qua đó, kéo VN-Index lình xình giữa phiên bật tăng lên gần 910 điểm khi đóng cửa.

CTG +7% kéo theo nhiều mã trong nhóm tăng tốt với VPB +5,6%; BID +5,4% MBB +3,5%; TPB +3,5%; TCB +3,3%; HDB +2,8%; STB +2,8%.

Một số bluechip khác hỗ trợ chỉ số chung như FPT +2,9%; CTD +2,4%; PNJ +2,2%; HPG +1,8%; BVH +1,6%; VNM +1,5%

Nhóm cổ phiếu thị trường nhiều mã tăng trở lại như DLG, FLC, HAI, AMD, HSG, AAA, ITA, KBC, PVD HQC, DRH….GAB +6,1%.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,87 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 142,85 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/2: VN-Index tăng 6,33 điểm (+0,70%), lên 909,67 điểm; HNX-Index tăng 2,49 điểm (+2,39%), lên 106,66 điểm; UpCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,55%), lên 55,53 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Liên tục những thông tin tiêu cực về Covid-19 từ Đông Á, đến Trung Đông và cả châu Âu đã khiến giới đầu tư hoảng sợ trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Bắt đầu tư chứng khoán châu Á, việc bán tháo lây lan dần sáng chứng khoán châu Âu và cuối cùng là chứng khoán Mỹ.

Đà bán tháo trong phiên đầu tuần khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm hơn 3%, trong đó S&P 500 và Dow Jones có phiên giảm mạnh nhất 2 năm. Riêng với S&P 500, đại diện cho hơn 40% vốn hóa của chứng khoán toàn cầu đã mất 927 tỷ USD vốn hóa trong phiên này. Còn nếu tính từ phiên đóng cửa thứ Tư tuần trước, vốn hóa của S&P 500 đã mất tới 1.330 tỷ USD.

Trong khi đó, chỉ số CBOE (VIX) đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư đã nhảy vọt trong phiên với mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2018 lên 25,03, mức cao nhất kể từ tháng 1/2019.

Kết thúc phiên 24/2, chỉ số Dow Jones giảm 1.031,61 điểm (-3,56%), xuống 27.960,80 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 111,86 điểm (-3,35%), xuống 3.225,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 355,31 điểm (-3,71%), xuống 9.221,28 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản bị bán tháo phiên giao dịch trở lại sau ngày nghỉ lễ hôm qua, xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 3,33% xuống 22.605,41 điểm. Topix giảm 3,33% xuống 1.618,26 điểm, với 98% cổ phiếu trên bảng điện tử giảm, tỷ lệ cao nhất trong hơn 2 năm qua

Nhóm cổ phiếu của các công ty khai thác đường sắt, thường được coi có tính phòng thủ cao đã bị tổn thất nặng nề, sau khi chính phủ Nhật Bản khuyên người dân và các công ty không nên đến các sự kiện có tụ tập đông người không cần thiết, khiến cho nhiều sự kiện và chuyến đi bị hủy bỏ.

Theo đó, Central Japan Railway giảm 6,3% xuống mức thấp nhất trong gần 4năm; East Japan Railway giảm 2,9% xuống mức thấp trong 3 năm rưỡi; Keisei Electric Railway giảm hơn 5,5%.

ở một số nơi khác, Công ty quảng cáo Dentsu đã giảm 8% xuống mức thấp trong 6 năm rưỡi, giữa những nghi ngờ về việc liệu Thế vận hội Tokyo có được tổ chức đúng theo kế hoạch hay không.

Fujifilm Holdings là điểm sáng hiếm hoi, khi tăng 2,8%, sau khi một phương tiền truyền thông đưa tin, rằng chính phủ đang xem xét sử dụng thuốc chống cúm Avigan, do công ty con của họ sản xuất, để điều trị bệnh nhiễm virus corona.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đi xuống, nhưng đà giảm đã được hãm lại, khi giới đầu tư nhận định sự lây nhiễm virus bên ngoài Trung Quốc sẽ có tác động hạn chế đến thị trường nước này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 3.013,05 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,22% xuống 4.123,85 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông phục hồi, khi các nhà đầu tư dự kiến sự bùng phát vius corona bên ngoài Trung Quốc sẽ có tác động hạn chế đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,27% lên 26.893,23 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterpreises tăng 0,11% lên 10.579,92 điểm.

Trong ngắn hạn, tâm lý hoảng loạn do lây nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc có thể có tác động tương đối hạn chế trên thị trường vốn của Trung Quốc, do tình hình ở đây đã trở nên tốt hơn, khi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, công ty STAROCK trong một báo cáo lưu ý. 

Chứng khoán Hàn Quốc cũng đã phục hồi khá, khi sự lây lan của virus corona chậm lại ở quốc gia này và thông tin Ngân hàng Hàn Quốc dự kiến sẽ hạ lãi suất cơ bảnh xuống mức thấp kỷ lục để bù đắp tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Kết thúc phiên 25/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 781,33 điểm (-3,34%), xuống 22.605,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 18,18 điểm (-0,60%), xuống 3.013,05 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 72,35 điểm (+0,27%), lên 26.893,23 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 24,57 điểm (+1,18%), lên 2.103,61 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lo lợi nhuận giảm, ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu

Để bù đắp doanh thu và lợi nhuận do tín dụng sụt giảm, các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu bằng các dịch vụ ngoài lãi, đa dạng hóa cơ cấu khách vay..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 300.000 tỷ đồng vốn hóa từ đầu năm Canh Tý

Chỉ số VN-Index giảm sốc 30 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/2, đóng cửa tại mốc 903 điểm. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019..>> Chi tiết

Quỹ ETF đảo danh mục quý I: Sẽ nhộn nhịp bán - mua

Trong kỳ đảo danh mục quý I/2020, các dự báo cho thấy biến động lớn ít có khả năng xảy ra, nhưng sẽ có một số mã được mua vào, bán ra với khối lượng không nhỏ và trọng tâm là cổ phiếu ROS..>> Chi tiết

Bài toán kinh doanh 2020 “cân não” doanh nghiệp

Hiện tại, có hơn 20 doanh nghiệp thua lỗ trong năm 2018 và 2019, nên bài toán kinh doanh năm 2020 là một thử thách lớn, bởi điều này quyết định việc doanh nghiệp ra đi hay ở lại sàn chứng khoán..>> Chi tiết

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc “lâm bệnh” thời Covid-19

Sức khỏe của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc xuống dốc trong tháng 2 do “bóng ma” Covid-19 bao phủ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan