Thị trường tài chính 24h: Bất ngờ lao dốc

Thị trường tài chính 24h: Bất ngờ lao dốc

(ĐTCK) VN-Index lao dốc trong phiên ATC; Muôn dạng hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới; 5 sự thật “mất lòng” trên TTCK Việt Nam; Chiến lược “mua thấp, bán cao“; “Nóng, lạnh” ngành nhiệt điện và thủy điện; Chứng khoán châu Á thận trọng chờ Brexit; Giới đầu tư “bình tĩnh” trước biến động vĩ mô...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index bị đạp mạnh trong phiên ATC

Thị trường vẫn khá ảm đạm trong phiên sáng. Bên cạnh trạng thái lình xình dưới tham chiếu cùng diễn biến phân hóa của nhóm bluechip, các cổ phiếu “nhà FLC” vẫn tiếp tục dậy sóng.

Bước sang phiên chiều, lực bán tiếp tục gia tăng và đặc biệt tại phiên khớp lệnh ATC với đà lao dốc của SAB và nhóm ngân hàng đã khiến chỉ số giảm xuống ngưỡng 983 điểm khi đóng cửa.

Nhóm VN30 có một số mã giảm khá mạnh như BID -2%, CTG -1,6%, MSN -1,3%, SAB -2,8%, TCB -2%....

Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu thị trường, bên cạnh các thành viên nhà FLC với FLC, HAI, AMD giữ vững sắc tím, các mã nhỏ khác như FTM, HAR, SKG, VOS, HVG cũng được kéo lên trần với lượng dư mua trần khá lớn.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 47,76 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/10: VN-Index giảm 5,64 điểm (-0,57%), xuống 983,56 điểm; HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,39%), xuống 104,01 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,24%), lên 56,6 điểm.

 Chứng khoán Mỹ

GDP quý III của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6%, mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua và thấp hơn mức dự báo 6,1% của giới phân tích. Dữ liệu này đã nay lập tức ảnh hưởng tới chứng khoán châu Á, châu Âu và sau đó là tới phố Wall khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa.

Bên cạnh đó, cổ phiếu Boeing giảm 6,8% sau khi tin nhắn văn bản giữa hai phi công thử nghiệm cho thấy nhà sản xuất máy bay đã đánh lừa Cục Quản lý Hàng không Liên bang về sự an toàn của máy bay 737 MAX có căn cứ bị rò rỉ.

Johnson & Johnson giảm 6,2% sau khi hãng này phải thu hồi bột trẻ em ở Mỹ sau khi các nhà quản lý tìm thấy hàm lượng amiăng trong một mẫu kiểm tra.

Trong tuần, S&P tăng 0,54%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp và Nasdaq tăng 0,4%, tuần tăng thứ 3 liên tiếp.

Kết thúc phiên 18/10, chỉ số Dow Jones giảm 255,68 điểm (-0,95%), xuống 26.770,20 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,75 điểm (-0,39%), xuống 2.986,20 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 67,31 điểm (-0,83%), xuống 8.089,54 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản tăng, mặc dù giao dịch vẫn còn dè dặt do sự không chắc chắn về tiến trình Brexit.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,25% lên 22.548,90 điểm. Topix tăng 0,41% lên 1.628,60 điểm.

Thanh khoản ở mức thấp khi giới đầu tư đứng ngoài chờ đợt Brexit chi tiết hơn và ngày nghỉ lễ vào thứ Ba dịp lên ngôi của Nhật Hoàng Naruhito càng khiến giao dịch ảm đạm.

Chứng khoán Trung Quốc hồi phục nhẹ vào những phút cuối, với kỳ vọng Trung Quốc và Mỹ có thể ký thỏa thuận thương mại và Bắc Kinh sẽ tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,05% lên 2.939,62 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,3% lên 3.880,84 điểm.

Dữ liệu vào cuối tuần trước cho thấy, tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong gần 30 năm, qua đó, củng cố các hy vọng Bắc Kinh sẽ đưa thêm các gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế trong thời gian tới.

Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, trong bối cảnh lo ngại xung quanh các cuộc biểu tình, trong khi các nhà đầu tư cũng chờ đợi thêm chi tiết về thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,02% lên 26.725,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,03% lên 10.543,41 điểm.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,2% lên 2.064,84 điểm, khi các nhà đầu tư tập trung theo dõi vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua.

Kết thúc phiên 21/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 56,22 điểm (+0,25%), lên 22.548,90 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,48 điểm (+0,05%), lên 2.939,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 6,10 điểm (+0,02%), lên 26.725,68 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng hồi phục nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.270 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 1,9 USD xuống 1.489,6 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã hồi phục nhẹ và lên trên 1.492 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,50 – 41,79 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.153 đồng, giảm 1 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.270 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Muôn dạng hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới

Trục lợi bảo hiểm, đặc biệt là ở bảo hiểm xe cơ giới, không còn là câu chuyện mới, nhưng hành vi này đang ngày càng tinh vi, phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đau đầu..>> Chi tiết

5 sự thật “mất lòng” trên TTCK Việt Nam

Nhằm kiểm soát rủi ro trong đầu tư chứng khoán, trước tiên, nhà đầu tư cần nhận diện được bản chất sâu bên trong các vấn đề mang tính tổng quan và bao quát, cụ thể là những sự thật ở tầng kinh tế vĩ mô, sau đó là hiện trạng của thị trường chứng khoán (TTCK)..>> Chi tiết

Chiến lược “mua thấp, bán cao“

Các góc nhìn đang đồng thuận về sự yếu ớt của các chỉ số chung, nên khả năng về một nhịp điều chỉnh tiếp theo là điều có thể dễ xảy ra trong tuần này..>> Chi tiết

“Nóng, lạnh” ngành nhiệt điện và thủy điện

Trong khi các doanh nghiệp nhiệt điện hoạt động với công suất cao, ghi nhận kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm tăng trưởng, thì khối doanh nghiệp thủy điện gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino..>> Chi tiết

Giới đầu tư “bình tĩnh” trước biến động vĩ mô

Năm 2019, thế giới chứng kiến nhiều biến động, nhưng chỉ số S&P 500 vẫn đang dao động quanh mức 2% so với mức cao nhất mọi thời đại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan