Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Áp lực margin

(ĐTCK) VN-Index thủng mốc 1.150 điểm; Nhiều ngân hàng, fintech đã vượt qua... nỗi sợ hãi ban đầu!; Công ty chứng khoán trước áp lực vốn và margin; Giữ tiền mặt, tranh thủ các nhịp điều chỉnh để giải ngân; Doanh nghiệp ngành điện tăng tốc; Chứng khoán Châu Á trái chiều; Thuế sở hữu nhà đất ở Anh được tính thế nào?....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục điều chỉnh

Trong phiên sáng, VN-Index suýt chút nữa mất mốc 1.140 điểm ngay đầu phiên do. Sau đó, nhờ lực cầu túc tắc diễn ra ở một số bluechip, VN-Index đã hãm bớt đã giảm.

Trong phiên chiều, VN-Index bất ngờ hồi phục và vượt qua tham chiếu với sự đảo chiều ngoạn mục của VIC, cùng đà tăng vững tại SAB, MSN, HDB, MBB.

 Tuy nhiên, nỗ lực “đào thoát” bất thành khi một mình VIC không thể gánh được đà bán mạnh diễn ra ở các mã lớn khác như VNM, VCB, BID, NVL, ROS... VN-Index đã bị đẩy lùi mạnh trở lại xuống dưới ngưỡng 1.150 điểm khi đóng cửa

VIC đã đảo chiều ngoạn mục khi đóng cửa tăng 0,86%, lên 128.700, dù phiên sáng có lúc giảm 2,43%, xuống 124.500 đồng.

SAB cũng duy trì đà tăng tốt và đóng cửa ở mức 229.500 đồng, tăng 0,75%; MSN tăng 1,76%, lên 104.300 đồng; PLX cũng tăng 0,26%, lên 76.700 đồng.

Tuy nhiên, VNM giảm 2,91%, xuống 190.000 đồng; VCB giảm 2,95%, xuống 65.900 đồng; BID giảm 4,76% xuống 40.000 đồng. Ngoài ra, sắc đỏ còn xuất hiện tại GAS, CTG, VRE, VPB.

Dù các mã ngân hàng lớn bị bán mạnh, một số mã khác lại đi ngược thị trường. Trong đó, MBB tăng 1,51% lên 33.600 đồng; HDB tăng 2% lên 51.000 đồng; STB tăng 0,32% lên 15.650 đồng và EIB tăng 1,68% lên 15.100 đồng.

Sắc đỏ nhóm bluechip còn có với HPG giảm 1,8%, xuống 60.100 đồng, BVH giảm 0,77% xuống 103.400 đồng, NVL giảm 2,15%, xuống 72.900 đồng, ROS giảm 6,36%, xuống 100.200 đồng, BHN giảm 3,25%, xuống 116.000 đồng, FPT giảm 1,45%, xuống 61.100 đồng…

2 cổ phiếu của bầu Đức hôm nay khởi sắc, khi HAG được khớp tới 6,15 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 4%, lên 5.700 đồng, HNG thậm chí còn đóng cửa ở mức trần 8.820 đồng

Tăng mạnh còn phải kể đến cặp đôi TCH và HHS, trong đó TCH được khớp hơn 2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,43%, lên 23.800 đồng, còn HHC đóng cửa ở mức trần 3.940 đồng.

FLC cũng đảo chiều tăng nhẹ trở lại và sắc xanh cũng xuất hiện tại DLG, TSC, HAR, trong khi sắc đỏ lại án ngữ tại ITA, QCG, HAI, FIT, SCR, VHG thậm chí còn ở mức sàn.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 2,31 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 57,58 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,5 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 155,41 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 8.588 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 8,4 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/4: VN-Index giảm 8,65 điểm (-0,75%), xuống 1.148,49 điểm; HNX-Index giảm 0,03 điểm (-0,02%), xuống 133,31 điểm; UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,48%), xuống 59,03 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9,241 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Mở cửa với sắc xanh, nhưng phố Wall sau đó đã quay đầu điều chỉnh do ảnh hưởng từ đà giảm của nhóm cổ phiếu sau kết quả kinh doanh quý I/2018 đáng thất vọng của một số tập đoàn vừa công bố.

Đây cũng là những tập đoàn mở đầu cho mùa công bố kết quả kinh doanh quý I/2018 của các doanh nghiệp niêm yết trên phố Wall. Ngoài ra, cuộc xung đột tại Syria cũng khiến giới đầu tư lo lắng.

Cụ thể, cổ phiếu của JPMorgan Chase giảm 2,7% sau khi ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét về tài sản công bố lợi nhuận giảm nhẹ so với kỳ vọng. Đây là cổ phiếu lớn nhất của S&P 500.

Một cổ phiếu ngân hàng khác là Wells Fargo giảm 3,4% sau khi ngân hàng này cho biết, có thể phải trả một khoản phạt 1 tỷ USD để giải quyết các cuộc điều tra. Tương tự, cổ phiếu của Citigroup cũng mất 1,6%.

Giới đầu tư cũng lo lắng về cuộc chiến tại Syria khi trong ngày thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đã có bằng chứng cho thấy Syria tiến hành cuộc tấn công vũ khí hóa học ở thị trấn Douma (lo lắng này đã thành hiện thực khi rạng sáng ngày thứ Bảy theo giờ Syria, Mỹ, Anh và Pháp đã tấn công tên lửa vào Syria).

Sau khi điều chỉnh tuần trước do lo ngại cuộc chiến thượng mại, phố Wall đã lấy lại đà tăng trong tuần qua nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ, dù điều chỉnh phiên cuối tuần.

Cụ thể, trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 1,79%, chỉ số S&P 500 tăng 1,99%, chỉ số Nasdaq tăng 2,77%.

Kết thúc phiên 13/4, chỉ số Dow Jones giảm 122,91 điểm (-0,50%), xuống 24.360,14 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,69 điểm (-0,29%), xuống 2.656,30 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 33,60 điểm (-0,47%), xuống 7.106,65 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ khi cuộc không kích của Mỹ vào Syria đã được khẳng định là sự kiện một lần, tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư tiếp tục trở nên thận trọng với cuộc chiến thương mại toàn cầu đã khiến dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu phòng thủ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,26% lên 21.835,53 điểm. trong khi Topix tăng 0,4% lên 1.736,22 điểm.

Các cổ phiếu có tính bền vững đã hút người mua với nhóm cổ phiếu của các nhà sản xuất thuốc tăng 2,1%, các nhà bán lẻ tăng 1,1%, các công ty lương thực tăng 1%.

Mặt khác, các công ty kim loại màu giảm 0,3%, các nhà sản xuất thép giảm 0,1%. 

Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong 3 tuần do lo ngại rằng tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước này vào cuối năm nay.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 1,5% xuống 3.110,65 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 1,6% xuống 3.808,86 đoeẻm.

Các ngành lớn dẫn đầu sự giảm sút là nhóm bất động sản và ngân hàng.

Dữ liệu GDP quý I/2018 của Trung Quốc dự kiến tăng 6,7%, giảm nhẹ so với quý gần nhất là 6,8% trong quý IV/2017.

Trong nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm giảm rủi ro trong hệ thống tài chính thì Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố các quy tắc mới để hạn chế việc phát hành các khoản cho vay ngắn hạn của các công ty môi giới chứng khoán.

Theo các dữ liệu được công bố vào cuối tuần trước sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa cho thấy các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay nhiều hơn vào tháng 3 so với tháng 2.

Chứng khoán Hồng Kông bị ảnh hưởng nặng từ thông tin thắt chặt các yêu cầu về quy định cho vay của Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng-Index giảm 1,6%, xuống 30.315,59 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises  giảm 2,1%, xuống 12.008,13 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,3%, ngành CNTT giảm 1,1%, tài chính giảm 1,88% và bất động sản giảm 2,02%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là BOC Hong Kong Holdings Ltd tăng 1,73%, trong giảm mạnh nhất là China Shenhua Energy Co Ltd mất 4,12%.

Nhóm cổ phiếu H tăng điểm lớn nhất Quảng Đông Investment Ltd tăng 2,81%, CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 0,48% và Air China Ltd tăng 0,4%.

Nhóm cổ phiếu H giảm điểm nhiều nhất gồm Xi măng Anhui Conch giảm 5,06%, China Vanke Co Ltd giảm 4,3% và China Merchants Bank Co Ltd giảm 4,3%.

Kết thúc phiên 16/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 56,79 điểm (+0,26%), lên 21.835,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 492,79 điểm (-1,60%), xuống 30.315,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 48,4 điểm (-1,53%), xuống 3.110,65 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,83 - 37,05 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đến 90.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.487 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khá

Nhiều ngân hàng, fintech đã vượt qua... nỗi sợ hãi ban đầu!

Ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam qua nhiều con đường, song trước mắt, các công ty công nghệ tài chính (fintech) ngoại như Alipay, Wechat Pay… chưa phải là đối thủ đáng gờm của các ngân hàng, fintech trong nước..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán trước áp lực vốn và margin

Nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước sức ép phải tăng nguồn vốn tự có và vốn vay để đảm bảo nhu cầu cho vay giao dịch ký quỹ (margin), duy trì vị thế cạnh tranh. Dự kiến, khối công ty chứng khoán lớn sẽ có cuộc chạy đua tăng vốn trong thời gian tới..>> Chi tiết

Giữ tiền mặt, tranh thủ các nhịp điều chỉnh để giải ngân

Ông Trịnh Duy Viết, Trưởng Bộ phận phân tích, Công ty Chứng khoán Đông Á cho rằng, trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên cân bằng tỷ trọng tiền và cổ phiếu, tranh thủ các nhịp điều chỉnh để giải ngân..>> Chi tiết

Doanh nghiệp ngành điện tăng tốc

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năm 2018 dự kiến ở mức 2 con số là yếu tố giúp các doanh nghiệp ngành điện có triển vọng đạt lợi nhuận khả quan. Ước tính kết quả kinh doanh trong quý đầu năm của một số doanh nghiệp cho thấy điều đó..>> Chi tiết

Chọn lĩnh vực để nói “không” và “có” khi thu hút FDI

Là một điển hình thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn vừa qua, song đến nay, cần thiết phải thay đổi, thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả thu hút FDI..>> Chi tiết

Thuế sở hữu nhà đất ở Anh được tính thế nào?

Chính phủ Anh tính theo phương pháp luỹ tiến, tuỳ theo giá trị của ngôi nhà với mức thuế từ 2 đến 12%..>> Chi tiết

Tin bài liên quan