* Phiên giao dịch ngày 21/2: Trong phiên sáng, dù lực bán diễn ra mạnh, nhưng chủ yếu ở các mã vừa và nhỏ, trong khi nhóm cổ phiếu lớn thu hút mạnh dòng tiền, giúp VN-Index bứt phá mạnh, lên vùng đỉnh cũ 1.130 điểm.
Tuy nhiên, dường như đây đang là vùng kháng cự mạnh với chỉ số này, nên lực chốt lời ở các mã lớn sau đó gia tăng, khiến VN-Index thoái lui.
Trong phiên chiều, chỉ số một lần nữa muốn thử thách lại vùng đỉnh cũ, nhưng cũng giống phiên sáng, áp lực chốt lời gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu lớn, nhất là trong nhóm VN30, khiến VN-Index bị đẩy ngược lại khả mạnh.
Tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản tăng khá tốt và mức giá đóng cửa của VN-Index đã vượt mức giá đóng cửa cao nhất của đợt tăng trước Tết.
Đóng cửa, VN-Index tăng 11,68 điểm (+1,06%), lên 1.114,53 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,06 điểm (-0,05%), xuống 126,18 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,31%), lên 59,74 điểm.
Về phần các Dự, hầu hết các công ty chứng khoán như BVSC, BSC, FPT, PHS đều nhận định khá chính xác khi cho rằng chỉ số sẽ rung lắc, và đang trong quá trình chinh phục ngưỡng 1.130 điểm trong tuần qua dưới dự dẫn dắt của các nhóm cổ phiếu lớn như tài chính, dầu khí.
Duy chỉ có KBSV đưa ra những nhận định khá thận trọng khi cho rằng, với sự tập trung cao độ của dòng tiền vào một nhóm nhỏ cổ phiếu vốn hóa lớn, gây tác động rất mạnh mẽ đối với các chỉ số chính nên rủi ro toàn phần của thị trường vẫn tiếp tục trong trạng thái cao.
* Sang phiên 27/2. Trong phiên sáng, VN-Index sớm bật tăng hướng lên mốc 1.130 điểm khi các bluechips đồng loạt tăng. Tuy nhiên, áp lực bán lớn tại ngưỡng cản mạnh này khiến VN-Index liên trục giằng co mạnh.
Bước vào phiên chiều, diễn biến này một lần nữa lặp lại, song có điểm khác là lực bán ra đã mạnh hơn hẳn, trong khi sức cầu có phần dè dặt.
Điều này khiến VN-Index một lần nữa lùi khá sâu dưới mốc tham chiếu khi số mã giảm chiếm hơn gấp đôi so với số mã tăng. Tuy nhiên, với sự ổn định của nhóm dẫn dắt là ngân hàng và dầu khí, VN-Index đã kịp hồi phục cuối phiên.
Đóng cửa, VN-Index tăng 5,08 điểm (+0,46%) lên 1.119,61 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm (+0,88%) lên 127,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,55%) lên 60,07 điểm.
Về phần các Dự, BSC và FPTS đều cho rằng nhà đầu tư ngắn hạn nên chốt lời dần, do các phần lớn các cổ phiếu trên thị trường đều đang đối mặt với áp lực chốt lời. Trong khi đó, PHS và KBSE lại có khuyến nghị nhà đầu tư nên quan sát thêm và tiếp tục đứng ngoài thị trường.
SHS trong phiên này nhận định khá đúng khi vẫn cho rằng VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang trong biên độ 1.100-1130 điểm.
* Sang phiên 28/2: Trong phiên sáng, VN-Index mất gần 10 điểm ngay khi mở cửa do chịu tác động từ đà giảm của thị trường chứng khoán thế giới và áp lực chốt lời sau thời gian tăng mạnh.
Tuy nhiên, với sự trở lại mạnh mẽ của nhóm ngân hàng và một số mã lớn khác, VN-Index đã lật ngược tình thế, leo thẳng lên đỉnh cũ, sát 1.130 điểm trước khi bị đẩy ngược nhẹ trở lại khi đóng cửa phiên.
Bước vào phiên chiều, VN-Index một lần nữa muốn thử thách ngưỡng 1.130 điểm, nhưng cũng giống như những lần trước đó, áp lực bán chực chờ đã khiến VN-Index bị đẩy lùi mạnh.
Nếu không có sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, dầu khí và một số mã lớn như VIC, NVL, HPG, VN-Index đã đóng cửa trong sắc đỏ.
Về phần các Dự, BVSC nhận xét khá chính xác khi cho rằng thị trường cũng sẽ có diễn biến phân hóa mạnh với áp lực chốt lời gia tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Về phần chỉ số, BSC cùng SHS cũng đưa ra nhận định đúng khi cho rằng, chỉ số sẽ tiếp tục rung lắc khi tiến sát vùng đỉnh 1.130 điểm.
KBSC vẫn cho rằng rủi ro toàn phần của thị trường vẫn tiếp tục trong trạng thái cao, có thể gây những biến động bất thường khó dự báo. Và đề xuất ngừng các giao dịch mua để tránh rủi ro T+ đến khi thị trường phát đi các tín hiệu rõ nét hơn và sẵn sàng bán khi nhóm Ngân hàng đảo chiều giảm mạnh trên 2% (với CTG, VCB).
* Sang phiên 1/3: Ngay khi thị trường mở cửa, VN-Index đã giảm điểm do áp lực chốt lời xuất hiện sớm.
Tuy nhiên, chỉ số cũng nhanh chóng hồi phục khi lực cầu gia tăng và động lực chính vẫn là nhóm ngân hàng. Thậm chí, VN-Index trong phiên sáng có thời điểm đã gần tiếp cận mốc 1.130 điểm.
Tuy nhiên, chỉ một mình nhóm ngân hàng là chưa đủ để nâng đỡ thị trường trước mức 1.130 điểm - mốc cản rất mạnh từ tháng 1 khiến VN-Index nhiều phen chao đảo.
Điều này một lần nữa thể hiện trong phiên chiều khi ngay sau giờ nghỉ, áp lực bán ồ ạt khiến VN-Index rơi thẳng về mốc 1.110 điểm, tức giảm gần 15 điểm so mới mức chốt phiên sáng. Điểm tích cực là sức cầu thị trường vẫn rất tốt, giúp VN-Index hãm bớt đáng kể đà rơi.
Đóng cửa, VN-Index giảm 5,75 điểm (-0,51%) về 1.115,79 điểm; HNX-Index giảm 0,95 điểm (-0,74%) về 127,1 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,45%) về 59,82 điểm.
Về phần các Dự, với việc VN-Index liên tục gặp khó ở mức 1.130 điểm thì hầu hết các công ty chứng khoán đều bảo lưu quan điểm chỉ số sẽ vẫn giằng co và không dễ vượt qua ngưỡng này.
BSC, FPTS, SHS vẫn khuyến nghị cân nhắc chốt lãi các mã đã tăn, KBSC cho rằng nên ngừng các giao dịch mua để tránh rủi ro T+.
* Phiên giao dịch cuối tuần (2/3): Ngay khi mở cửa, VN-Index đã mất hơn 12 điểm do áp lực bán mạnh sau phiên điều chỉnh chiều hôm trước, cùng đà lao dốc của chứng khoán thế giới.
Tưởng chừng chứng khoán Việt Nam sẽ có phiên lao dốc, thì thị trường nhận được sự hỗ trợ khi VN-Index lùi về ngưỡng 1.105 điểm.
Ở ngưỡng này, lực cầu mạnh dạn giải ngân, giúp đà giảm của nhóm ngân hàng hãm lại, trong khi các mã lớn như VNM, MSN tăng khá, GAS cũng đảo chiều tăng trở lại, giúp đà giảm của VN-Index hãm lại.
Trong phiên chiều, diễn biến chứng khoán châu Á vẫn không có nhiều thay đổi khi cả Nikkei 225 và Hang Seng đều giảm mạnh, nhưng chứng khoán trong nước lại ngược lại.
Ngay khi bước vào phiên chiều, lực cầu tiếp tục được tung vào, kéo nhiều mã ngân hàng đảo chiều tăng giá, qua đó giúp VN-Index bứt qua tham chiếu lên sát ngưỡng 1.120 điểm.
ở ngưỡng này, lực cung một lần nữa gia tăng, đẩy chỉ số lùi lại sát ngưỡng tham chiếu, nhưng bất ngờ VN-Index quay đầu tăng vọt trở lại nhờ sự hỗ trợ đến từ nhóm bất động sản.
Đóng cửa, VN-Index tăng 5,42 điểm (+0,49%), lên 1.121,21 điểm; HNX-Index tăng 1,15 điểm (+0,91%), lên 128,25 điểm; UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,58%), lên 60,17 điểm.
Về phần các Dự, vẫn là những nhận định khá đúng về diễn biến chỉ số sẽ gặp khó khăn và giằng co liên tục đến từ các công ty chứng khoán như BVSC, BSC, SHS, FPTS và PHS.
Trong đí, FPTS vẫn đánh giá các hoạt động lướt sóng ngắn hạn vẫn chưa có nhiều cơ hội bởi thị trường đang dao động trong biên độ rất hẹp sau khi trải qua nhịp tăng ngắn vừa qua.
PHS thì cho rằng lực giằng co có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trong một vài phiên tới, do đó nhà đầu tư hạn chế các hoạt động T+ trong thời điểm hiện tại nhằm tránh rủi ro.