VSH: Khuyến nghị nắm giữ
CTCK FPT (FPTS)
Sản lượng được cải thiện, đẩy doanh thu tăng cao lượng 6 tháng đầu năm của VSH tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ và đạt gần 60% kế hoạch. Điều kiện thủy văn tốt trong năm giúp VSH có khả năng hoàn thành kế hoạch sản lượng cao.
Diễn biến đàm phán giá điện đã có cải thiện nhất định nhưng vẫn chưa có kết quả chính thức. Đàm phán giá điện giữa EVN và VSH vào tháng 5/2014 đã đi đến việc thống nhất về mức giá cho giai đoạn 2010-2013 và mức giá mới cho năm 2014.
Tuy nhiên, giá chính thức cũng như thời điểm phê duyệt vẫn chưa được xác định. Trong trường hợp không có cải thiện thêm về mức giá bán, khả năng VSH khó giữ được chính sách cổ tức 10% cho các nhà đầu tư.
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2014: Ước tính năm 2014, sản lượng đạt kế hoạch đề ra, bằng mức bình quân sản lượng các năm trước. EVN vẫn thanh toán với mức giá tạm tính cho năm 2013, trong khi đó kế hoạch doanh thu và sản lượng dựa trên mức giá tạm tính, khiến khả năng hoàn thành kế hoạch năm là khó khả thi. Doanh thu tài chính giảm mạnh khiến lợi nhuận sau thuế không cải thiện nhiều so với năm trước, ước đạt gần 150 tỷ VND, tương đương với 726 đồng EPS.
Các chỉ số tài chính và hiệu quả đầu tư giảm khi tiến độ dự án Thượng Kon Tum bị chững lại: Thanh khoản ngắn hạn và các chỉ số hiệu quả hoạt động trên tổng tài sản và tổng nguồn vốn của VSH giảm khi trên 50% tổng tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào dự án dài hạn đang bị đình trệ.
Dự án Thượng Kon Tum – khó khăn trong vấn đề xử lý hợp đồng: Gói thầu đường hầm dẫn nước bị chững lại do nhà thầu chưa đủ năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và trình độ công nghệ để thực hiện, trong khi ban quản lý dự án chưa giải quyết triệt để khi vấn đề mới phát sinh. Vấn đề xử lý hợp đồng gặp nhiều khó khăn với nhà thầu Trung Quốc gây chậm tiến độ cho dự án cũng như thiệt hại về kinh tế cho VSH.
Khuyến nghị: VSH có chất lượng máy móc tốt trong khi thiết bị sản xuất đã khấu hao gần hết giúp giá thành sản xuất điện thấp nhất trong các doanh nghiệp niêm yết trong ngành. Với mức sản lượng tương đối ổn định qua các năm, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, tuy nhiên, do hợp đồng mua bán với EVN chưa được ký kết trong nhiều năm gây rủi ro lớn về giá điện cho doanh nghiệp này. Dự án Thượng Kon Tum đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ, mức hiệu quả của dự án cũng như tiềm năng tăng trưởng của VSH.
Dựa trên phương pháp định giá dòng tiền (FCFF) chúng tôi đưa ra mức giá 14.300 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 3% so với mức giá trên thị trường. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với mã cổ phiếu này.
>> Tải báo cáo
CMI: Kế hoạch lợi nhuận năm khả thi
CTCK MB (MBS)
Năm 2014, CMI đưa ra kế hoạch doanh thu 153 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng, gấp 3 lần so với thực hiện năm 2013. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá kế hoạch lợi nhuận này của doanh nghiệp là khả thi.
Lợi nhuận chủ yếu của CMI năm 2014 sẽ chủ yếu đến từ khai thác mỏ quặng sắt tại Xã Trần Hưng, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái. Mỏ này chỉ thực sự bắt đầu khai thác tối đa công suất từ tháng 8/2013 do đó lợi nhuận phần lớn phản ánh vào quý IV/2013.
Bước sang năm 2014 thì mỏ này liên tục khai thác tối đa công suất ngay từ đầu năm và sản phẩm đã được đối tác bao tiêu toàn bộ. Chúng tôi đánh giá yếu tố trên sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho lợi nhuận năm 2014 của CMI.
Doanh thu từ khai thác đá và sản xuất vật liệu đá xây dựng tại mỏ đá ở Hà Tĩnh, phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp Formosa vẫn tiếp tục duy trì ổn định, sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết.
Kể từ quý III/2014 CMI sẽ bắt đầu khai thác mỏ quặng sắt Làng Hồ tại xã Hương Hóa, Tỉnh Quảng Trị, việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ mỏ này có thể bắt đầu vào cuối quý III đầu quý IV.
CMI hiện đang sở hữu một số mỏ khá tiềm năng như mỏ đá trắng tại Qùy Hợp Nghệ An, mỏ quặng sắt tại Lào, và mỏ quặng sắt tại Quảng Trị (dự kiến cho doanh thu từ quý III/2014).
VDSC: Cổ tức năm 2014 của Vinatex sẽ khiêm tốn
CTCK Maritime Bank (MSBS)
Lợi thế khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại quốc tế nhưng cần có lộ trình để Dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi hoàn toàn. Là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, do vậy việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại toàn cầu sẽ mang lại lợi thế không nhỏ cho ngành Dệt may Việt Nam nói chung và Vinatex nói riêng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng các Hiệp định thương mại không thể thay đổi nhanh chóng toàn bộ ngành Dệt may Việt Nam. Sẽ cần có lộ trình để Dệt may Việt Nam cũng như Vinatex tự hoàn thiện nhằm đáp ứng được mọi tiêu chuẩn quốc tế.
ODM là kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Vinatex. Ông Lê Tiến Trường - Phó tổng giám đốc thương trực cho biết, ODM sẽ giúp Vinatex tìm kiếm thị trường đầu ra phù hợp, từ đó, Vinatex sẽ quay lại đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư các nhà máy để đáp ứng yêu cầu đầu ra của khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Kết quả kinh doanh sụt giảm do giảm tỷ trọng đầu tư tại một số công ty thành viên. Doanh thu và lợi nhuận của Vinatex sụt giảm kể từ năm 2012 do việc giảm tỷ lệ sở hữu tại một số đơn vị thành viên đặc biệt là Tổng CTCP Phong Phú khiến nguồn thu từ đó có chiều hướng đi xuống. Kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc hơn trong tương lai khi Vinatex tái cấu trúc, giảm đầu tư ngoài ngành và tăng tỷ lệ sở hữu tại một số thành viên hoạt động có hiệu quả.
Cổ tức sau cổ phần hóa khoảng 5% năm 2014, tăng lên 10% năm 2016. Với nhiều kế hoạch đầu tư mạnh nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng và tăng cường cho phương thức sản xuất ODM, Vinatex sẽ dự kiến chi trả cổ tức năm 2014 ở mức khiêm tốn 5%/mệnh giá.
Vinatex dự kiến sẽ niêm yết trong vòng 03 năm tới. Không vội vàng với những chiến lược dài hạn đã đề ra, Vinatex dự kiến sẽ niêm yết trong vòng 03 năm tới. Thời điểm chính xác chưa được xác định.
>> Tải báo cáo