Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/1

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/1

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/1 của các công ty chứng khoán.

VHM nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 92

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes vừa hình thành mô hình 2 đáy và đang tiến tới tra lại ngưỡng vòng cổ 92.

Thanh khoản cổ phiếu đang có dấu hiệu hồi phục và trở về ngưỡng trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng giá ngắn hạn đang hình thành.

Chỉ báo và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã cắt lại dải mây Ichimokum, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đang hình thành.

Như vậy, VHM nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 92 trong các phiên giao dịch tới. Nếu thanh khoản tiếp tục đồng thuận với đà tăng, cổ phiếu có thể trở lại mốc 95.

Khuyến nghị mua cổ phiếu NLG

CTCK Tân Việt (TVSI)

Quý IV/2019, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG – sàn HOSE) bàn giao dự án Flora Novia và giai đoạn 1 của dự an Mizuki Park. Ước tính doanh thu đạt được trong quý IV là 1.069 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 12, NLG đã mở bán thành công 1700 căn hộ thuộc giai đoạn 1 dự án Akari City. Giai đoạn 1 dự án Waterpoint cũng đã được mở bán thành công vào quý IV/2019 với tỉ lệ giữ chỗ 100%. 2 dự án này sẽ được ghi nhận doanh thu vào năm 2020 - 2021.

Bên cạnh đó, các dự án của NLG tại Long An, Đồng Nai được hưởng lợi khi thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM ngày càng trở nên sôi động do nguồn cung nội thành khan hiếm.

Quỹ đất lớn: Sau khi mua lại 3 dự án ở Đồng Nai và Hải Phòng, hiện tại NLG sở hữu 681 ha đất. Về quỹ đất phát triển nhà ở NLG chỉ đứng sau VHM.

Ngoài ra, với việc hợp tác thông qua chuyển nhượng một phần dự án cho các đối tác Nhật Bản, NLG sẽ tận dụng được nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và phát triển dự án của đối tác đồng thời có thể chia sẻ một phần rủi ro.

Cập nhật phương pháp RNAV, chúng tôi tăng giá mục tiêu của thêm 5,5% lên mức 37.550 VND/CP, cao hơn 39% so với giá tham chiếu tại ngày 06/01/2020, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu NLG.

>> Tải báo cáo

Kế hoạch tăng trưởng của CTG là tương đối thấp

CTCK MB (MBS)

Lợi nhuận trước thuế 2019 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG – sàn HOSE) ước đạt 11.500 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng từ thu nhập ngoài lãi (28%) và tiết giảm mạnh chi phí hoạt động từ 49% năm 2018 còn 37% năm 2019 thông qua cắt giảm lương nhân viên.

Tăng trưởng tín dụng đạt 7,2%. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 43% so với năm 2018; tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu hoạt động.

Trong năm 2019, CTG thu được 1.000 tỷ từ các khách hàng có nợ ở VAMC. Nợ xấu nhóm 5 kiểm soát giảm xuống so với đầu năm. Nợ xấu ngân hàng giảm từ 1,59% năm 2018 xuống còn 1,2%, tỷ lệ bao nợ xấu tăng từ 93% lên 128%.

Cơ cấu cho vay của ngân hàng đã có sự chuyển dịch rất tích cực. Cơ cấu tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn là 39% tổng danh mục tín dụng; SMEs 23%; FDI 5%; cá nhân, hộ gia đình chiếm 33%.

Kế hoạch lợi nhuận năm 2020 sẽ tăng 10% so với năm 2019. Tổng tài sản và tín dụng tăng lần lượt là 6-8% và 8-10%. Chúng tôi nhận thấy rằng kế hoạch tăng trưởng của CTG là tương đối thấp do ngân hàng đang phải tái cấu trúc danh mục tài sản của mình cũng như tỷ lệ LDR đã vượt 85%, làm ngân hàng phải giải ngân vào thị trường liên ngân hàng vốn có lãi suất thấp hơn.

Trong dài hạn danh mục cho vay sẽ đa dạng hóa sang lĩnh vực bán lẻ có NIM cao hơn. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ dự kiến sẽ tăng từ 56% năm 2019 lên 58% năm 2020 và 60-62% năm 2021.

Đại diện CTG cho biết ngân hàng hiện không có kế hoạch tiếp tục bán nợ sang VAMC trong những năm tới và sẽ cố gắng xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC, không chỉ bằng việc trích lập dự phòng mà còn bằng thu hồi.

Đối với kế hoạch tăng vốn, CTG dự kiến sẽ không phát hành thêm cho các nhà đầu tư nước ngoài mà thay vào đó sẽ tăng vốn điều lệ dựa trên lợi nhuận để lại của ngân hàng, bao gồm năm 2017, 2018 và các năm trong tương lai. Sau khi tăng vốn, CTG sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn về vốn của thông tư 41.

Về 12 dự án của bộ Công Thương, CTG không công bố số liệu tín dụng cụ thể, tuy nhiên theo tính toán của chúng tôi theo BCTC gần nhất của 12 đơn vị dự án, tổng dư nợ CTG tại 12 dự án này khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng. CTG sẽ kết hợp các cơ quan chức năng để tái cấu trúc các dự án này. Theo đánh giá của chúng tôi, số dư nợ này đang được trích lập trong khoảng nợ nhóm 2 và nhóm 3 của ngân hàng.

Tin bài liên quan