Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Khối ngoại và quốc tế thận trọng, các chỉ số vẫn tăng

(ĐTCK) VN-Index lên sát ngưỡng 950 điểm; Lợi nhuận ngân hàng nhỏ đã thực chất hơn; Kết quả kinh doanh dưới kỳ vọng níu giá cổ phiếu; Lộ diện doanh nghiệp đặt kế hoạch quá thấp; 7 tháng, gần 40.000 doanh nghiệp “rời cuộc chơi“; chứng khoán châu Á đồng loạt điều chỉnh nhẹ; Nhiều nhà đầu tư sừng sỏ sa lầy tại Ấn Độ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng hơn 14 điểm

Sau phiên sáng biến tích cực khi các mã vốn hóa nhỏ cùng bluechip hút lực mua đã kéo VN-Index lên sát ngưỡng 945 điểm khi tạm nghỉ.

Bước sang phiên chiều, VN-Index nhanh chóng vọt lên và tiến sát 950 điểm trước khi bướt vào đợt ATC.

Trong đợt ATC, tưởng chừng như chỉ số sẽ dễ đang vượt qua ngưỡng cản 950 điểm, nhưng VN-Index đã khiến nhiều nhà đầu tư nuối tiếc khi đóng cửa chưa thể chinh phục ngưỡng cản này.

Diễn biến tích cực và "mới mẻ" là việc các bluechip, một số cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng vọt. Đặc biệt là một số mã thuộc nhóm ngân hàng.

Trong đó, VCB +1,4% lên 57.300 đồng; TCB +0,6% lên 26.100 đồng; CTG +1,9% lên 23.850 đồng; BID +6% lên 26.300 đồng; VPB +3,4% lên 27.300 đồng; MBB +2,2% lên 23.500 đồng; HDB +5,4% lên 35.200 đồng; STB +2,7% lên 11.500 đồng; EIB +0,7% lên 14.100 đồng.

Một số mã công ty chứng khoán cũng tăng khá với SSI +2,5% lên 28.600 đồng; VND +2,3% lên 18.000 đồng; HCM +3,5% lên 55.900 đồng; VCI +5,2% lên 57.000 đồng; VDS +5,8% lên 8.200 đồng; CTS +3,1% lên 11.700 đồng; FTS +6,2% lên 13.800 đồng…

Đóng góp lớn vào đà tăng của VN-Index không thể không kể đến VHM +4,3% lên 110.500 đồng. Đáng tiếc VIC đóng cửa ở tham chiếu 106.400 đồng, trong khi VRE lại +1,5% lên 39.800 đồng.

Ngoài ra là GAS +2,5%; VJC +5,1% cùng các bluechip trong rổ VN30 như PNJ +3,6%; BMP +3,6%, PLX +2,3%; CTD +1,8%; MWG +1,9%...và 2 mã mang sắc tím là HSG và GMD.

Ngược lại, mất điểm và cũng chỉ giảm nhẹ là VNM -0,18%; SAB -0,1%; HPG 0,7%; NVL -0,7%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đáng chú ý với FLC tăng kịch trầnlên 6.520 đồng, khớp lệnh hơn 29,3 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu có liên quan như HAI, AMD, ROS lại bị bán mạnh. HAI giảm sàn 3.700 đồng; AMD -6,3% xuống 3.720 đồng và ROS đứng tham chiếu 42.500 đồng.

HAG tăng trần lên 7.580 đồng, khớp 7 triệu đơn vị; HNG +5,5% lên 17.250 đồng, khớp 3,7 triệu đơn vị.

Còn lại cũng đều đi lên như IDI, HQC, ITA, GTN, HHS, LDG, SCR, DIG, TTF (tăng trần)…

Ngược lại, giảm điểm QCG, DLG, DAG, DAH, EVG, FIT và TLD (giảm sàn).

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 359.310 đơn vị, nhưng giá trị là bán ròng 41,7 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại  mua ròng 411.527 đơn vị, giá trị mua ròng 2,68 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 687.444 đơn vị, giá trị bán ròng 12,02 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/7: VN-Index tăng 14,21 điểm (+1,52%), lên 949,73 điểm.; HNX-Index tăng 1,05 điểm (+1%), lên 106,76 điểm; UpCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,62%), lên 50,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4.459 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall nhuốm sắc đỏ trong ngày cuối tuần trước, khi báo cáo lợi nhuận ảm đạm từ các công ty công nghệ lớn.

Theo đó, cổ phiếu Intel mất 8,6% sau khi hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu không đạt như dự báo trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ AMD. Cổ phiếu AMD tăng 3,2%.

Twitter theo chân Facebook phiên trước, khi mất tới 20,5% sau khi công bố số người dùng hàng tháng sụt giảm, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng của các nhà phân tích.

Kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Intel và Twitter đã lấn át cả dữ liệu từ Bộ Thương mại cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 4,1% trong quý II, tốc độ nhanh nhất trong gần 4 năm.

Chỉ số công nghệ mất 2% và giảm mạnh nhất trong số các lĩnh vực chính thuộc S&P 500. Cổ phiếu của gã khổng lồ Apple dự kiến sẽ công bố lợi nhuận vào ngày thứ Ba tới cũng giảm 1,7%.

Cổ phiếu Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) vốn tăng vọt sau khi cả 2 công ty báo cáo kết quả kinh doanh mạnh mẽ gần đây, cũng lần lượt giảm 1,8% và 2,5%.

Trong khi đó, cổ phiếu Amazon đã có thời điểm tăng 4% lên mức cao kỷ lục 1.880,05 USD/cổ phiếu, sau khi dự báo doanh số tăng cao và công bố lợi nhuận cao gấp đôi so với dự báo từ các nhà phân tích. Cổ phiếu Amazon kết phiên tiến 0,5%.

Tuần qua, Nasdaq Composite giảm 1,06%, trong khi S&P 500 tăng 0,61%.

Dow Jones, vốn được hỗ trợ bởi những diễn biến đầy hứa hẹn trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU hồi đầu tuần này, đã tăng 1,57%. Cả Dow Jones và S&P 500 đều tăng điểm 4 tuần liên tiếp.

Kết thúc phiên 27/7, chỉ số Dow Jones giảm 76,01 điểm (-0,30%), xuống 25.451,06 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,62 điểm (-0,66%), xuống 2.818,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 114,77 điểm (-1,46%), xuống 7.737,42 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước những thay đổi có thể xảy ra trong tuần này khi Ngân hàng trung ưng có cuộc họp và cân nhắc thay đổi chính sách tiền tệ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,74% xuống 22.544,84 điểm. Topix giảm 0,43% xuống 1.768,15 điểm.

Tâm lý thận trọng thể hiện rõ trước cuộc họp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 2 ngày đầu tuần.

Reuters và các phương tiện truyền thông khác đã nhận định trước đó rằng, cuộc họp của BOJ sẽ tranh luận về những thay đổi chính sách tiền tệ, với điều chỉnh tiềm năng là lãi suất.

“Nếu BOJ thay đổi chính sách, có thể đồng yên sẽ tăng, điều này có khả năng ảnh hưởng đến cổ phiếu một cách tiêu cực. Đó là những gì các nhà đầu tư đang lo lắng”. Mitsuo Shimizu, nhà chiến lược cổ phiếu Aizawa Securities cho biết.

Hôm nay, trong số 33 chỉ số phụ của thị trường, thì 21 kết thúc ngày giao dịch trong sắc đỏ.

Nhưng ngành ngân hàng đi ngược, khi đã tăng hơn 1,6% với hy vọng rằng những điều chỉnh có thể của BOJ sẽ đem lại lợi ích, với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ và Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui kết thúc tăng 1,6%, trong khi Mizuho Financial Group tăng 1,3%.

Nhóm cổ phiếu thua lỗ lớn nhất là các nhà sản xuất dầu và than cùng các công ty điện và khí đốt, lần lượt giảm 1,5% và 1,4%. Cổ phiếu của các nhà sản xuất dược phẩm cũng giảm 1,4%.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tại Nhật đang trong giai đoạn cao điểm ở tuần này với hơn 1.000 công ty sẽ có báo cáo.

Hôm nay, Kansai Electric Power Co đóng giảm 3,6% sau khi công ty báo cáo lợi nhuận quý I năm tài chính (từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6 hàng năm).

Ngược lại, cổ phiếu của Ricoh Co và Alps Electric Co lần lượt đóng cửa tăng 8,8% và 4,7% sau khi công bố lợi nhuận lạc quan.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ vụ bê bối vắc-xin kém chất lượng, khiến cơn giận dữ của công chúng gia tăng, qua đó kích hoạt lệnh báo khá lớn từ nhóm cổ phiếu y tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 2.869,05 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,2% xuống 3.515,08 điểm.

Vượt qua đà giảm chung của thị trường, nhóm các cổ phiếu cơ sở hạ tầng tăng, khi kỳ vọng lớn của nhà đầu tư mong đợi các công ty này hưởng lợi từ việc gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch của Bắc Kinh

Các công ty chăm sóc sức khỏe lùi sâu, với chỉ số theo dõi các cổ phiếu y tế lớn giảm 2,9%, khi vụ bê bối vắc-xin tiếp tục khiến nhà đầu tư bán mạnh nhóm cổ phiếu này.

“Sau vụ bê bối vắc-xin, một cuộc khủng hoảng niềm tin vào các công ty chăm sóc sức khỏe có thể lan sang nhiều cổ phiếu có định giá cao hơn. Các nhà đầu tư có xu hướng cắt giảm vị thế của mình trong các công ty đó để kiểm soát các khoản lỗ có thể xuất hiện”. Yan Kaiwen, nhà phân tích của China Fortune Securities cho biết.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Jinxi Axle Co Ltd tăng 10,1%, Sichuan Western Resources Holding Co Ltd tăng 10,09% và Ningbo Heat Power Co Ltd tăng 10,06%

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Nanjing Xinjiekou Department Store Co Ltd giảm 9,98%; Shandong Lukang Pharmaceutical Co Ltd giảm 9,93% và Chongqing Road và Bridge Co Ltd giảm 9,92%

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, cũng bởi tâm lý tiêu cực từ vụ bê bối vắc-xin kém chất lượng đang diễn ra.

Đóng cửa, Hang Seng-Indexx giảm 0,25% xuống 28.733,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises gần như không đổi ở mức 11.046,32 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi các công ty chăm sóc sức khỏe giảm 2,3%. Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng  tăng 0,04%, ngành CNTT giảm 1,51%, tài chính giảm 0,02% và bất động sản giảm 0,32%.

Cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay là China Merchants Port Holdings Co Ltd tăng 1,62%, trong khi giảm sâu nhất là Country Garden Holdings Co Ltd giảm 7,77%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có CRRC Corp Ltd tăng 5,5%; CTCP Xi măng Anhui Conch tăng 3,36% và China Telecom Corp Ltd, tăng 2,25%.

Nhóm cổ phiếu H giảm nhiều nhất là Byd Co Ltd giảm 3,33%, Bảo hiểm P & C ZhongAn Online giảm 3,3% và China Vanke Co Ltd giảm 2,6%.

Kết thúc phiên 30/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 167,91 điểm (-0,74%), xuống 22.544,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 71,15 điểm (-0,25%), xuống 28.733,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,54 điểm (-0,16%), xuống 2.869,05 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.300 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,71 - 36,91 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.659 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.220 - 23.300 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lợi nhuận ngân hàng nhỏ đã thực chất hơn

Nửa đầu năm nay, nhiều ngân hàng quy mô nhỏ và vừa có sự cải thiện tích cực về chỉ tiêu lợi nhuận. Đáng nói là, những con số này được giới phân tích đánh giá đã đúng với thực lực của các ngân hàng..>> Chi tiết

Kết quả kinh doanh dưới kỳ vọng níu giá cổ phiếu

Tháng 7 là cao điểm của mùa công bố kết quả kinh doanh quý II/2018 - yếu tố được các chuyên gia phân tích kỳ vọng sẽ củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư sau giai đoạn thị trường điều chỉnh sâu vừa qua..>> Chi tiết

Lộ diện doanh nghiệp đặt kế hoạch quá thấp

Dù mới kết thúc một nửa niên độ tài chính, thị trường đã ghi nhận không ít doanh nghiệp sớm hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm, thậm chí còn vượt xa kế hoạch..>> Chi tiết

7 tháng, gần 40.000 doanh nghiệp “rời cuộc chơi“: Cuộc sàng lọc nghiệt ngã

Con số 39.916 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 7 tháng từ đầu năm 2018, tăng 45,6% so với cùng kỳ 2017, mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, mức độ cạnh tranh gay gắt và sự sàng lọc nghiệt ngã trên thương trường hiện nay..>> Chi tiết

Nhiều nhà đầu tư sừng sỏ sa lầy tại Ấn Độ

Ireo, quỹ đầu tư mạo hiểm với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đầu tư sừng sỏ đang sa lầy với khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD tại thị trường bất động sản Ấn Độ. Trong đó, những nhà đầu tư góp vốn vào Ireo cho rằng, mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo..>> Chi tiết

Tin bài liên quan